Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội: Trình Bày Suy Nghĩ Của Sự Hy Sinh

+500k Đăng ký Đăng nhập +Gửi bài tập +Viết
  • Trang chủ
  • Giải bài tập Online
  • Đấu trường tri thức
  • Dịch thuật
  • Flashcard - Học & Chơi
  • Cộng đồng
  • Trắc nghiệm tri thức
  • Khảo sát ý kiến
  • Hỏi đáp tổng hợp
  • Đố vui
  • Đuổi hình bắt chữ
  • Quà tặng và trang trí
  • Truyện
  • Thơ văn danh ngôn
  • Xem lịch
  • Ca dao tục ngữ
  • Xem ảnh
  • Bản tin hướng nghiệp
  • Chia sẻ hàng ngày
  • Bảng xếp hạng
  • Bảng Huy hiệu
  • LIVE trực tuyến
  • Đề thi, kiểm tra, tài liệu học tập

Bài tập / Bài đang cần trả lời

Cấp học Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Giáo dục thể chất Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng và An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Giáo dục kinh tế và pháp luật Hoạt động trải nghiệm Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Tự nhiên & xã hội Bằng lái xe Tổng hợp Thanh Trang Ngữ văn - Lớp 1102/09/2021 09:58:04Đoạn văn nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ của sự hy sinhĐoạn văn NLXH: trình bày suy nghĩ của sự hy sinh7 trả lời + Trả lời Hỏi chi tiết Trợ lý ảoHỏi gia sư +500k 3.156lazi logo×

Đăng nhập

Đăng nhập fb Đăng nhập với facebook gg Đăng nhập với google Đăng ký | Quên mật khẩu?

Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).

7 trả lời

Thưởng th.11.2024

Xếp hạng

Đấu trường tri thức +500K

32 Lê Vũ02/09/2021 09:58:32+5đ tặng

Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. hi sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,… để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình.

Đức hi sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phải hi sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hi sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể,… để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hi sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển.

Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bằng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được no đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hi sinh của cha mẹ, anh chị,… thật cao cả biết bao. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hi sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. hi sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hi sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hi sinh vì người khác, không được ích kỉ, vô tâm.

Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sự hi sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hi sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời(?) Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ Đăng nhập bằng Google Đăng nhập bằng Facebook Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập 42 Hiển02/09/2021 09:58:40+4đ tặngHi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh của mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3 4 5 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi23 thảo02/09/2021 09:58:46+3đ tặng

Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại bao ngàn đời này như lòng biết ơn, sống nhân nghĩa, thủy chung, đoàn kết dân tộc, quyết chiến quyết thắng, tinh thần yêu nước sâu sắc,.. Trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Khi nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ nối tiếp nhau đều dùng có làm công cụ để dạy dỗ, rèn luyện con cái thành tài. Để trong tương lai, các thế hệ trẻ sau này sẽ được tốt đẹp, sẽ được học thêm nhiều điều hay lẽ phải để giúp xã hội ngày càng phát triển, phồn vinh, để sánh vai được với các cường quốc năm châu như lời Bác đã nói.

Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ.

Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải…

Hi sinh còn là sự tự nguyện đánh đổi. Đánh đổi những nhu cầu cá nhân, đánh đổi hạnh phúc riêng, đánh đổi lợi ích riêng để cho người khác có được những điều tốt đẹp hơn. Và chắc chắn một điều rằng, khi một người tự nguyện hi sinh, họ luôn cảm thấy vui vẻ, thấy tự hào vì những việc làm của mình, bởi họ biết rằng cho đi thì sẽ nhận lại hoặc cho đi sẽ không nhận lại được gì nhưng họ chấp nhận điều đó… Bởi lẽ khi họ tự nguyện hi sinh là họ đã hiểu được vấn đề đó nó sẽ như thế nào rồi. Chính vì thế mà đức hi sinh thật sự cao cả, cao đẹp, cao thượng, và rất đáng để chúng ta trân trọng nó bằng cả trái tim nhỏ bé của mỗi cá nhân con người dân tộc Việt Nam. Hi sinh ở đây là hi sinh cái mình mang có để mang đến niềm vui đến lợi ích cho người khác, chứ không phải hi sinh cái của người khác để trục lợi về bản thân của mình.

Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp mà mỗi cá nhân chúng ta ai cũng cần phải có, thế nên chúng ta phải hi sinh dù là những chuyện nhỏ nhặt, đời thường. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ nhận ra người có đức tính này luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ rơi vào con đường tăm tối.

Theo suốt bề dày 4000 năm lịch sử, đã có rất nhiều vị anh hùng đã hy sinh, để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu, khắc ghi suốt đời.

Đầu tiên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, không thể không kể đến có chính là Bác Hồ vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Bác đã hy sinh trọn vẹn cả 79 mùa xuân của mình để tìm con đường cứu nước, thắp sáng tương lai lên cho dân tộc Việt Nam. Một sự hi sinh thật là vô cùng ý nghĩa mà khó ai có thể làm được như Bác. Bao nhiêu năm bôn ba nơi đất khách quê người, hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình chỉ vì một mục đích duy nhất là mong đất nước sớm được hòa bình, sớm được thống nhất, sớm được tự do, không còn xiềng xích nô lệ. Quả thật, Bác là một tấm gương sáng trong bài học về sự hy sinh.

Nhắc đến chiến tranh, chắc chắn phải nhắc đến sự hi sinh của những người anh hùng đã dám quả cảm, bỏ lại mẹ già, vợ trẻ, con thơ phía sau mà đi lên đường chiến đấu, chung tay bảo vệ hòa bình cho đất nước Việt Nam. Đi là đi như vậy chứ không hề biết khi nào mới về, thế nên không ai hẹn ngày trở về cả, tất cả đều đồng lòng dốc tâm hết sức phụng sự cho sự nghiệp lớn lao của Tổ quốc với một câu thề son sắc “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Qua đó chúng ta thấy được tinh thần hi sinh cao cả, quyết tâm chiến đấu vì bảo vệ hòa bình, bảo vệ sự tự do của đất nước của thế hệ cha ông đi trước thật to lớn, vĩ đại và đáng ngợi ca biết bao.

Đó là những con người có nhiệm vụ ở tiền tuyến để ngày đêm túc trực, canh gác, ngày đêm chinh chiến nơi sa trường, còn ở hậu phương, những bà mẹ già ngồi đợi con, những người vợ đợi chồng, những đứa con đợi cha, chỉ biết chờ đợi trong vô vọng bởi lẽ nơi chiến trường khốc liệt ấy, không biết họ có thể trở về được nữa hay không.

Những tưởng chỉ có sự hy sinh của các chiến sĩ nơi sa trường mới lớn lao, mới vất vả nhưng không, sự hy sinh của các bà mẹ, các người vợ cũng lớn lao, vất vả không kém. Người hậu phương lo cho người tiền tuyến, dù mệt mỏi đi chăng nữa cũng luôn chung tay tiếp sức thêm cho các người lính đang ngày đêm dốc hết tâm huyết, dốc hết cả tính mạng của mình để bảo vệ sự bình yên cho bờ cõi nước nhà.

Ta cũng không quên khi nghị luận xã hội về đức hi sinh, là hình ảnh về một bà mẹ Việt Nam anh hùng kể lại rằng: “Thuở ấy, mẹ tiễn chồng ra chiến trận, rồi ông hi sinh, mẹ một mình nuôi 8 đứa con thơ, rồi khi lớn lên chúng nó cũng ra chiến trường hết. Mẹ xót xa lắm nhưng Tổ quốc đang cần, mẹ phải cho chúng đi để cứu Tổ quốc, thế rồi chúng nó cũng không về nữa,…”. Qua lời kể ngắn ngủi trên, ta mới cảm nhận sự hy sinh vất vả của các mẹ, nuôi con khôn lớn chỉ để mong con được vui vẻ, an yên, chăm sóc lại mình lúc tuổi xế chiều. Ấy vậy mà vì các con đi chinh chiến xa nhà, lại được nghe báo tin buồn, kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh. Ôi thật đớn đau…!

Trong lịch sử nước ta, không thể quên được hình ảnh Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê, đã quên thân mình, hy sinh đã tính mạng của mình để “tráo vai với chúa”, khoác lên mình áo bào để đánh lạc hướng bọn quân xâm lăng. Ông cứu nguy cho Lê Lợi cũng chính là cứu luôn cả dân tộc Việt Nam. Vì thế, làm sao chúng ta có thể quên được công lao to lớn ấy của Lê Lai được đúng không..?

Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, hòa bình lặp lại, đất nước ta được thống nhất vẹn nguyên, nhưng không phải vì thế mà đức tính hi sinh dần bị mai một. Nó được thể hiện qua hình ảnh của các chiến sĩ ngoài biển đảo xa xôi, các chiến sĩ nơi biên cương Tổ quốc Việt Nam hay những chiến sĩ, bộ đội, công an trong đất liền vẫn còn đang ngày đêm thay phiên nhau túc trực, canh gác. Họ đã phải hi sinh thay đổi giờ giấc sinh hoạt hằng ngày, phải hi sinh đã sức khỏe, cả giấc ngủ, những cuộc vui, những lần tụ họp quay quần bên gia đình trong các dịp lễ để hoàn thành nhiệm vụ với Tổ quốc, với nhân dân, với lời hứa họ đã thề nguyện khi bước vào con đường sự nghiệp bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc biên cương và bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà.

Đức hy sinh không chỉ trong chiến tranh mới có, mà nó còn xuất hiện trong đời thường nữa. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta sẽ thấy rõ nét nhất cho đức tính hi sinh đó là cha mẹ. Mẹ hi sinh tuổi thanh xuân, để chăm sóc nuôi dạy con cái, cho con cái được tình yêu thương để được phát triển toàn diện. Cha hi sinh tuổi tác để ngày đêm làm việc, mong sao cho con luôn được đủ đầy hạnh phúc, có đủ cơm ăn áo mặc, được cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa.

Cha mẹ hi sinh những thời gian quý báu của mình để cố gắng chăm sóc và dạy dỗ con cái nên người. Cha mẹ hi sinh giấc ngủ để thức trắng đêm lo cho chúng ta mỗi khi ta còn nhỏ, hay là thức trắng đêm lo cho ta mỗi khi ta bị bệnh. Tất cả những thứ tốt đẹp, từ điều nhỏ nhặt đến điều lớn lao, cha mẹ đều muốn dành cho con, không giữ lại cho mình điều gì. Một sự hi sinh thật vĩ đại và to lớn, không gì có thể sánh nổi được.

Bên cạnh cái tốt dĩ nhiên vẫn còn tồn tại cái xấu. Bên cạnh đức tính tốt đẹp là đức hi sinh thì vẫn còn đó một lối sống ích kỷ, nhỏ nhen, sống theo chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà không nghĩ cho người khác. Họ không công nhận sự hi sinh của người khác, sống thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm. Có một số người còn tệ hại hơn, đó chính là sỉ nhục, giẫm đạp, tước đoạt công lao của người khác nữa, những hành động như thế đáng lên án và phải tìm phương pháp tốt nhất để loại bỏ đi những thành phần trong xã hội đang phát triển lên từng ngày như dân tộc Việt Nam ta.

Đức tính hy sinh được xem là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Đức tính tốt đẹp này đã rèn luyện cho chúng ta sự can đảm, biết vượt qua mọi khó khăn, gian lao, trắc trở trong cuộc sống. Người có đức tính hi sinh luôn là người được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Người có lòng hi sinh sẽ luôn được người đời ghi nhớ, tôn trọng, kính trọng không chỉ mỗi bản thân mình mà gia đình còn được thơm lây. Những anh hùng, những người mẹ anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ luôn được vinh danh trong sách sử đê thế hệ sau luôn ghi nhớ. Họ còn được yêu thương bởi chính họ đã góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Đức hi sinh là sợi dây kết nối những trái tim không chung nhịp đập đến được với nhau. Cùng nhau chia sẻ, cùng nhau thấu hiểu những nỗi lòng riêng không biết giải bày cùng ai. Đức hi sinh là tình yêu thương giữa con người với con người, thế nên nó có sức mạnh vô biên mà không ai có thể phá tan được những trái tim đã kết nối với nhau bởi sợi dây mang tên Đức hi sinh. Nghị luận xã hội về đức hi sinh, ta nhận ra đức tính ấy còn giúp ta biết yêu thương, biết hành động vì người, giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, sinh động hơn. Tâm hồn của con người cũng sẽ vui vẻ hơn, yêu đời hơn và đặc biệt là giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn, sống đẹp hơn và sống có ích cho xã hội bao la rộng lớn này.

Hi sinh là một trong những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ chúng ta sau này. Hy sinh cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta trong suốt ngàn năm theo bề dày của lịch sử. Mỗi sự hy sinh dù nhỏ bé hay lớn lao cũng đều được trân quý và ghi nhớ, không bao giờ quên. Chúng ta, mỗi cá nhân đều hãy rèn luyện đức tính hy sinh, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt thôi. Nhiêu đó cũng góp phần rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy, làm giàu thêm tình yêu thương trong mỗi con người chúng ta. Nó còn giúp chúng ta hoàn thiện được bản thân mình, gắn kết mọi người lại với nhau, xã hội sẽ được phát triển, ngày càng đi lên, tốt đẹp hơn.

Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi13 Ni Lin02/09/2021 09:58:56+2đ tặng

Đạo đức truyền thống của chúng ta đề cao Đức hi sinh ở người phụ nữ, có mục đích giáo dục Đức hi sinh ở người phụ nữ, và có ý thức đòi hỏi Đức hi sinh ở người phụ nữ, nhưng lại không có những biểu hiện tương tự đối với nam giới. Tại sao vậy?

Điều này đã làm dấy lên không biết bao nhiêu cuộc tranh luận giữa chúng ta, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây khi tư tưởng bình đẳng nam nữ ngày càng được quan tâm và phổ biến trong xã hội. Những cuộc tranh luận diễn ra giữa người nam và người nữ, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cũ và mới, giữa người trẻ với người già… Nhưng hầu hết những cuộc tranh luận đều không đi đến sự thống nhất tổng thể hay những giải pháp cụ thể và toàn diện, bởi chúng ta đã không nhìn nhận từ gốc rễ của vấn đề.

Trước hết, cần phải hiểu thế nào là “Đức hi sinh”.

Chúng ta vẫn thường cho rằng hi sinh là sự mất mát, nhưng đó là một cái nhìn phiến diện, hẹp hòi. Hi sinh là một sự đánh đổi, đánh đổi những lợi ích trước mắt để lấy cái lợi ích lâu dài, đánh đổi cái niềm vui nhỏ bé để được cái ý nghĩa lớn lao, đánh đổi sự thỏa mãn của một bộ phận để đảm bảo sự ổn định của toàn thể… Người ta sẽ cảm thấy hi sinh là sự mất mát chỉ khi không nhìn thấy được cái lợi ích lâu dài, không cảm nhận được những ý nghĩa lớn lao, không ý thức được cái trường tồn của toàn thể.

Một người mẹ dành nhiều thời gian, tâm huyết và tiền bạc để nuôi dưỡng và giáo dục đứa con của mình sẽ được nhìn nhận là gì? Sẽ nhìn nhận đó là sự hi sinh nếu người mẹ đó không cảm nhận được niềm vui khi chứng kiến đứa con mình ngày một trưởng thành, không thấy trước được viễn cảnh đứa bé kia sẽ trở thành một con người hoàn thiện và đẹp đẽ. Sẽ nhìn nhận đó là sự đánh đổi tích cực nếu người mẹ đó hiểu rằng chỉ cần 1/3 thời gian trong 1/3 cuộc đời của mình thôi cũng đã tạo ra được một cuộc đời mới, một con người mới, một nhân cách mới hoàn chỉnh. Và sẽ là hạnh phúc khi người mẹ đó có tình yêu với đứa con của mình, với gia đình của mình, với người chồng của mình, nhìn nhận việc nuôi dạy đứa trẻ cùng chồng như là một sự tận hưởng tình yêu và trải nghiệm cuộc sống.

Đức hi sinh không phải là sự hi sinh. Đức hi sinh là ý thức sẵn sàng hi sinh, khả năng sẵn sàng hi sinh được tích lũy trong tâm thức ở mỗi con người. Nó có thể được tích lũy dưới dạng những cảm xúc thiêng liêng được vun đắp từ nhỏ, hay là sự lựa chọn của những suy nghĩ thấu đáo.

Một con người có Đức hi sinh có khả năng coi việc hi sinh những lợi ích của mình cho một giá trị nào đó xứng đáng như là một điều hết sức tự nhiên, như là một bổn phận hay trách nhiệm, như là chính ý nghĩa sự tồn tại của mình, như là chính niềm vui, là hạnh phúc của mình. Và bởi vì thế, Đức hi sinh không phải là một gánh nặng, một trách nhiệm, mà là một sự cứu rỗi cho cảm xúc, cho nhận thức, cho tâm hồn của họ.

Chúng ta, dù ít hay nhiều cũng đều hiểu và tin vào luật nhân quả, rằng ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo. Đều tin rằng cuộc sống này vốn công bằng và không ai chỉ cho đi mà không được nhận lại, hay chỉ biết nhận mà không phải cho đi. Chúng ta cũng biết rằng sự cho đi là tiền đề để xây dựng những mối quan hệ, những tình cảm, những giá trị sống đẹp đẽ… Thế nên, có được ý thức sẵn sàng cho đi đã là một sự may mắn, bởi khi đó con người không phải nuối tiếc khi phải cho đi mà vẫn có cơ hội tận hưởng niềm vui khi nhận lại. Sẽ còn may mắn hơn nếu như con người biết dành sự hi sinh cho những điều xứng đáng, bởi khi đó họ có cơ hội nhận lại gấp nhiều lần. Và, hạnh phúc thay, khi những người cho đi kia nhìn nhận sự cho đi như là một niềm hạnh phúc, khi ấy, cuộc sống của họ sẽ ngập tràn hạnh phúc, và chúng ta nói rằng những con người ấy có Đức hi sinh.

Vậy tại sao lại gọi là “Đức hi sinh” mà không gọi bằng một cái tên khác như “Dám đánh đổi”?Là bởi vì trước kia phụ nữ vốn không được học hành nên nhận thức bị hạn chế, cộng thêm với cuộc sống khó khăn đã giam hãm năng lực cảm nhận của họ nên họ khó có thể hiểu được những điều phức tạp, trừu tượng. Sẽ là khó khăn hơn để giúp một người phụ nữ không được học hành hiểu rằng những gì họ đang cho đi là một sự đánh đổi giữa hiện tại và tương lai, giữa cái cụ thể và cái khái quát, giữa cái bộ phận và cái bao hàm. Họ không được trang bị hoặc không dễ được trang bị những năng lực nhận thức để nhìn ra những điều đó, để hiểu rằng việc nuôi dạy con cái là một bổn phận với xã hội, với giống nòi, rằng việc chăm sóc cho chồng là vun đắp cho gia đình, cho tương lai, rằng việc yêu thương, bao dung và tha thứ với người khác là làm đẹp cho môi trường xã hội mình đang sống… Nên, sẽ phù hợp hơn với họ khi gọi tên đức tính đó là Đức hi sinh.

Nhưng đạo đức truyền thống vốn khôn ngoan và công bằng. Truyền thống khôn ngoan vì đã khéo léo ca ngợi đức hi sinh của người phụ nữ bằng cách gọi tên bổn phận của họ là những thiên chức, bằng cách gợi lên ở người chồng, người con trong gia đình những tình cảm trân trọng và yêu thương, bằng cách vẽ lên hình ảnh người vợ, người mẹ thật đẹp đẽ trong tư tưởng hay văn hóa xã hội, bằng cách xây dựng những ngày lễ quan trọng để ngợi ca những đức tính, những con người này… Những điều ấy là những gì mà cuộc sống, mà xã hội hay gia đình bù đắp cho cảm xúc của người phụ nữ, động viên và thúc đẩy người phụ nữ rèn luyện và bồi đắp Đức hi sinh cho mình. Trong mô hình truyền thống hoàn chỉnh, mọi sự tương tác giữa người với người đều hết sức nhân văn và đẹp đẽ.

Truyền thống công bằng vì truyền thống cũng đòi hỏi ở người nam giới những sự hi sinh tương tự, nhưng được gọi tên bằng những ngôn từ khác đi, đó là sự cao thượng, sự che chở, sự tranh đấu, sự dựng xây, là trách nhiệm dòng tộc, trách nhiệm quốc gia xã tắc… Ẩn bên trong những giá trị đạo đức này vẫn là sự đánh đổi, đánh đổi giữa cái ngắn ngủi trong hiện tại để lấy cái bền vững ở tương lai, đánh đổi nhu cầu của một bộ phận để lấy cái ổn định của toàn thể.

Nhưng người nam giới đã được giáo dục nhiều hơn để hiểu ra bản chất và sự cần thiết của những đức tính ấy, nên có thể gọi tên những đức tính ấy bằng những ngôn từ cụ thể và chính xác hơn, thích hợp với từng bổn phận và trách nhiệm với từng đối tượng và sắc thái hơn.

Cao thượng là sự đánh đổi những lợi ích của bản thân để đạt được sự tồn tại cho một giá trị nào đó của cái chung, của tập thể. Che chở là sự hi sinh những nhu cầu của bản thân để thỏa mãn những nhu cầu cấp thiết và quan trọng hơn đối với những người khác. Tranh đấu là hi sinh sự an toàn của bản thân để đổi lấy những nền tảng thuận lợi cho xã hội. Dựng xây là sự đánh đổi những nguồn lực của hiện tại để đạt được những thành tựu lâu dài và bền vững trong tương lai.

Bởi thế, “Đức hi sinh” là đức tính cần thiết ở tất cả mọi người, cần được khơi gợi và bồi đắp ở tất cả mọi người. Và để quá trình này được thuận lợi, thì đã đến lúc để bất cứ ai cũng nên được hiểu, được nhìn nhận về nó một cách rõ ràng hơn, tường tận hơn. Như thế, bản thân mỗi người mới có thể tự mình bồi đắp cho mình và không bị những hiện tượng hay xu hướng nhất thời làm cho nản chí.

Đức hi sinh là một giá trị đạo đức, là sự khôn ngoan của tâm hồn. Và vì thế nó luôn mang lại những điều tốt đẹp cho con người, hay cho mối quan hệ giữa người với người. Đức hi sinh chỉ gây ra đau khổ khi người ta không hiểu đúng về nó, không cảm nhận được nó, hay không sử dụng nó đúng cách.

Từ trước đến giờ, con người chỉ đau khổ vì hi sinh cho những gì không xứng đáng để hi sinh, con người chỉ đau khổ vì hi sinh mà không cảm nhận được tình yêu thương và lẽ công bằng trong sự hi sinh đó. Từ trước đến giờ, con người chỉ đau khổ vì sự ngu dốt của mình mà thôi.

Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi21 Hằng Nguyễn02/09/2021 09:58:59+1đ tặng

Dân tộc ta có rất nhiều phẩm chất quý báu và tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là sự hi sinh. Hi sinh. Hai chữ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát, lớn lao nà về mình vì mục đích chung, lí tưởng cao đẹp….

Chính vì thể người đời vẫn luôn ghi nhớ công ơn biết bao vị anh hùng đã ngã xuống vì quê hương, dân tộc. Điển hình hình ảnh Lê Lai một người đã liều mình cứu chúa, xả thân vì nước để Lê Lợi sống sót. Lê Lai không những hi sinh mạng sống cứu nguy Lê Lợi mà còn cứu nguy cả dân tộc Việt Nam. Không những chúng ta phải ghi nhớ công lao của những vị anh hùng mà phải ghi nhớ công lao hàng vạn chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi thanh xuân, đi mãi không về vì lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước,… Hi sinh ở đây không đồng nghĩa phải chết, mất mạng vì người khác. Đôi khi hi sinh thật đơn giản. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, giành điều tốt đẹp nhất cho con cái. Gia đình nghèo anh chị đành phải nghỉ học nhường em mình,.. Và còn nữa ở đâu đó vẫn còn vô vàn những người đã hi sinh, cống hiến thầm lặng cho đất nước, xã hội này ngày 1 trở nên tốt đẹp hơn mà ta không hay biết.

Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng. Vì thế nếu những ai tự xét lại bản thân, thấy mình vẫn tồn tại bản tính xấu, cần phải lập tức thay đổi. Biến điểm trừ thành điểm cộng. Có một câu nói của Charles Dickens mà tôi rất tâm đắc: sự quên mình là bi thương nhưng là thứ bi thương do con người tạo ra”.

Thật đúng vậy, do đó chúng ta hãy biết sống vì người khác, đừng ích kỉ riêng cá nhân, hãy mở rộng trái tim mình, một khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh tức là bạn đã nếm trải được vì ngọt của sự hi sinh là như thế nào rồi đấy.

Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi11 le chien02/09/2021 09:59:10

Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. hi sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,… để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình.

Đức hi sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phải hi sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hi sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể,… để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hi sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển.

Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bằng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được no đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hi sinh của cha mẹ, anh chị,… thật cao cả biết bao. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hi sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. hi sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hi sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hi sinh vì người khác, không được ích kỉ, vô tâm.

Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sự hi sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hi sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!

Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi41 Tâm Như02/09/2021 12:21:29Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có đức tính hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh cũng như mang đến hạnh phúc cho mình từ những hành động hi sinh ấy. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để cho người khác được hạnh phúc hơn, để cho cuộc sống xung quanh được tốt đẹp hơn. Đầu tiên, đức hi sinh có thể được biểu hiện ở cấp độ gia đình. Trong gia đình, bố mẹ sẽ là người có đức tính hi sinh cho con cái, sẵn sàng cho đi mọi thứ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con cái mình có thể học hành và có một tương lai tươi đẹp nhất. Mọi hành động dành cho con cái mình, dù rất nhỏ nhưng đều là đức hi sinh cao cả, là tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con, chẳng cần nghĩ đến mình vì sự ưu tiên đối với con cái là cao nhất. Thứ hai, đức tính hi sinh có thể được thể hiện ở sự hi sinh đối với đất nước, với cuộc sống, với cộng đồng. Dù trong thời bình hay trong thời chiến, những con người có đức hi sinh, sẵn sàng hi sinh thầm lặng vì cuộc sống chung vẫn là những con người vĩ đại nhất. Đó là anh bộ đội ngã xuống vì độc lập dân tộc, là người cảnh sát hi sinh trước phát súng của tội phạm để bảo vệ nạn nhân, là những y bác sĩ hi sinh vì bình yên của thế giới trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Cuối cùng, đức hi sinh còn được thể hiện ở việc hi sinh cho những người không quen biết. Đó chính là xuất phát từ trong lòng tốt, từ trong tâm hồn cao đẹp của những người muốn đem đến hạnh phúc cho những người xung quanh và cho chính bản thân mình. Tóm lại, đức hi sinh chính là phẩm chất cao đẹp cần có ở mỗi người. Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận: 0 Gửi Trả lời nhanh trong 10 phútnhận thưởng Đấu trường tri thức +500K Đoạn văn nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ của sự hy sinhNgữ văn - Lớp 11Ngữ vănLớp 11

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎIHọc tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội
Fanpage: https://www.fb.com/lazi.vn
Group: https://www.fb.com/groups/lazi.vn
Kênh FB: https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB
LaziGo: https://go.lazi.vn/join/lazigo
Discord: https://discord.gg/4vkBe6wJuU
Youtube: https://www.youtube.com/@lazi-vn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@lazi.vn
Bài tập liên quan

Giải thích hiện tượng chuyển nghĩa của các từ sau (Ngữ văn - Lớp 11)

4 trả lời

Đọc đoạn trích. Theo người viết, khi cầu thủ Eriksen (Đan Mạch) đổ gục xuống sân, đồng đội của anh, khán giả trên khán đài theo dõi trận đấu đã làm gì để giúp anh vượt qua lưỡi hái tử thần? (Ngữ văn - Lớp 11)

2 trả lời

Sự mượt mà, tinh thế của tiếng việt được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh thơ nào trong đoạn trích trên (Ngữ văn - Lớp 11)

2 trả lời

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về tâm sự nguyễn khuyến qua bài thu vịnh (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lời

Nêu phương thức biểu đạt của văn bản trên (Ngữ văn - Lớp 11)

3 trả lời

Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày về suy nghĩ của em về người phụ nữ trong xã hội xưa (Ngữ văn - Lớp 11)

4 trả lời

Nếu phương thức biểu đạt của văn bản trên (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lời

Nguyên nhân bài Thương vợ và bài Tự tình là gì (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lời

Ai là người đang tự tình, trong bài thơ tự tình người đó đang tự tình về điều gì (Ngữ văn - Lớp 11)

2 trả lời

Điều tôi biết về duyên phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lờiBài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Nhận xét đặc điểm về từ ngữ của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong những câu sau: (Ngữ văn - Lớp 11)

0 trả lời

Giải thích nhan đề bài thuyền đi của Huy Cận (Ngữ văn - Lớp 11)

2 trả lời

Ngôn ngữ bình dân trong thơ của Hồ Xuân Hương (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lời

Anh chị hãy viết bài văn nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp cổ từ và hình ảnh bài thơ " Chiếc lá đầu tiên " của Hoàng Nhuận Cầm (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lời

Từ truyện ngắn chí phèo, em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương (Ngữ văn - Lớp 11)

4 trả lời

Phân tích nghị luận xã hội về niềm tin là sức mạnh (Ngữ văn - Lớp 11)

0 trả lời

Quan điểm của bản thân về vấn đề niềm tin là sức mạnh (Ngữ văn - Lớp 11)

0 trả lời

Luận điểm trọng tâm, triển khai luận điểm này thành 1 đoạn văn, có dẫn chứng kèm theo (Ngữ văn - Lớp 11)

0 trả lời

Triển khai luận điểm "niềm tin là sức mạnh" thành 1 đoạn văn 1 đoạn 1 phương diện có dẫn chứng kèm theo (Ngữ văn - Lớp 11)

0 trả lời

Phân tích đặc sắc nội dung, đặc sắc nghệ thuật bài thơ mùa hạ (Ngữ văn - Lớp 11)

1 trả lời Xem thêm Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

(…) Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói ...

Bụi quý K.G. Paustovsky (1) […] “Gõ kiến” là biệt hiệu mà hàng xóm láng giềng đặt cho Samet, ta phải hình dung anh là một người gầy gò, mũi nhọn và dưới vành mũ bao giờ cũng lủng lẳng một mớ tóc giống như mào chim. Trước kia, Samet đăng lính trong ...

Một cơn giận Thạch Lam […] Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng, không muốn làm việc gì. Tôi đang ở vào một ...

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho: - Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó. Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp ...

Điểm khác biệt rõ nhất về vẻ đẹp, cốt cách của Từ Hải giữa hai cảnh: Trông vời trời bể mênh man Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong với Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Chí khí anh hùng (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tóm tắt Truyện Kiều * Gặp gỡ và đính ước Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều gặp ...

Tình yêu – Dòng sông Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện Đời sông như đời người trên sông Đời anh quen với lũ với dông Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy Thuyền êm lướt khi sào ...

Kiều báo ân báo oán (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tóm tắt Truyện Kiều * Gặp gỡ và đính ước Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy Kiều ...

Mã Giám Sinh mua Kiều (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tóm tắt Truyện Kiều * Gặp gỡ và đính ước Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng gia đình trung lưu, sống trong cảnh êm đềm cùng hai em Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân Thúy ...

Sở kiến hành Nguyễn Du Hữu phụ huề tam nhiTương tương toạ đạo bàngTiểu giả tại hoài trungÐại giả trì trúc khuôngKhuông trung hà sở thịnhLê hoắc tạp tì khangNhật án bất đắc thựcY quần hà khuông nhươngKiến nhân bất ngưỡng thịLệ lưu khâm lang langQuần ...

Xem thêm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

Bảng xếp hạng thành viên12-2024 11-2024 Yêu thích1Little Wolf8.019 điểm 2ngân trần6.834 điểm 3Chou5.951 điểm 4Quyên3.512 điểm 5Đặng Hải Đăng3.314 điểm1Ngọc10.573 điểm 2ღ_Hoàng _ღ9.661 điểm 3Vũ Hưng8.029 điểm 4Little Wolf7.707 điểm 5Đặng Mỹ Duyên7.659 điểm1ღ_Dâu _ღ2.484 sao 2BF_Zebzebb2.029 sao 3anh yêu em1.641 sao 4Hoàng Huy1.216 sao 5Jully1.143 sao
Thưởng th.11.2024
Bảng xếp hạng
Trang chủ Giải đáp bài tập Đố vui Ca dao tục ngữ Liên hệ Tải ứng dụng Lazi
Giới thiệu Hỏi đáp tổng hợp Đuổi hình bắt chữ Thi trắc nghiệm Ý tưởng phát triển Lazi
Chính sách bảo mật Trắc nghiệm tri thức Điều ước và lời chúc Kết bạn 4 phương Xem lịch
Điều khoản sử dụng Khảo sát ý kiến Xem ảnh Hội nhóm Bảng xếp hạng
Tuyển dụng Flashcard DOL IELTS Đình Lực Mua ô tô Bảng Huy hiệu
Đấu trường tri thức Thơ văn danh ngôn Từ điển Việt - Anh Đề thi, kiểm tra Xem thêm
Đơn vị chủ quản: Công ty CP Công nghệ LaziMã số doanh nghiệp: 0108765276Địa chỉ: Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà NộiEmail: lazijsc@gmail.com - ĐT: 0387 360 610Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Văn Cao© Copyright 2015 - 2024 Lazi. All rights reserved.×Trợ lý ảo Trợ lý ảo× Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k

Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Hy Sinh