Đoạn Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi (7 Mẫu)
Có thể bạn quan tâm
Bút bi là một đồ dùng học tập quen thuộc và cần thiết của mỗi học sinh. Vì vậy, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 8: Đoạn văn thuyết minh về cây bút bi.
Nội dung sẽ bao gồm 10 đoạn văn mẫu lớp 8. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết được đăng tải ngay sau đây.
Đoạn văn thuyết minh về cây bút bi
- Gợi ý viết đoạn văn ngắn thuyết minh bút bi
- Đoạn văn về chiếc bút bi ngắn gọn
- Đoạn văn về chiếc bút bi chi tiết
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 1
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 2
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 3
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 4
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 5
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 6
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 7
- Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 8
Gợi ý viết đoạn văn ngắn thuyết minh bút bi
- Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu về đối tượng được thuyết minh là chiếc bút bi.
- Bàn luận vấn đề: Trình bày nguồn gốc, cấu tạo, công dụng, ưu và nhược điểm của bút bi….
- Kết thúc vấn đề: Khẳng định vai trò của chiếc bút bi với cuộc sống.
Đoạn văn về chiếc bút bi ngắn gọn
Vào năm 1888, John J. Loud (Mỹ) đã được nhận bằng sáng chế cho chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới. Nhưng phải đến năm 1930, Lazo Biro (Hungary) mới phát minh ra một chiếc bút bi được đưa vào sử dụng phổ biến. Bút bi gồm có ba bộ phận chính là vỏ bút, ruột bút và các bộ phận đi kèm. Hiện nay, trên thị trường có ba loại bút bi là bút bấm, bút vặn và bút nắp. Công dụng chính của một chiếc bút bi là dùng để ghi chép. Bút bi có những ưu, nhược điểm nhất định. Dù vậy, bút bi vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống.
Đoạn văn về chiếc bút bi chi tiết
Bút bi là một đồ dùng học tập vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên. Vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 John J. Loud (Mỹ) - người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết “trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác” là người đã được nhận bằng sáng chế cho chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới. Nhưng phát minh này lại không được đưa vào sản xuất phổ biến. Đến năm 1930, khi Lazo Biro (Hungary) được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Biro bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Năm 1944, ông được nhận bằng sáng chế vào ngày 10 tháng 6, với mẫu “Biro Pens of Argentina”. Một chiếc bút bi có cấu tạo với ba phần: vỏ bút, ruột bút và các bộ phận đi kèm. Phần bên ngoài là vỏ bút có hình ống trụ, dài 14 - 15cm, làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất. Phần bên trong gọi là ruột bút, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Cuối cùng là các bộ phận đi kèm bao gồm lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ. Mực bút bi thường là một loại bột nhão chứa khoảng 25 đến 40 phần trăm thuốc nhuộm. Những chiếc bút bi có thể được phân loại dựa trên rất nhiều cơ sở khác nhau. Dựa vào cấu tạo, ta có thể phân ra hai loại bút chính là bút bấm vào bút nắp. Nhiệm vụ chính của một chiếc bút bi là dùng để ghi chép - những kiến thức hoặc vấn đề quan trọng trong học tập, công việc hay cuộc sống. Nó là đồ vật không thể thiếu trong hộp bút của học sinh. Chiếc bút bi được coi là người bạn thân thiết của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 1
Bút bi là một vật dụng rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là lứa tuổi học trò và những nhân viên công sở. Chiếc bút bi có cấu tạo khá đơn giản. Mỗi chiếc bút chủ yếu có ba phần chính gồm vỏ bút, phần ruột bên trong, cuối cùng là bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ bút được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp hoặc bằng kim loại với chức năng bảo vệ ruột bút bên trong. Vỏ bút có dạng hình trụ, thường dài vào khoảng 15cm -17cm, về phía đầu bút nhỏ dần. Bút bi được bán với giá thành khá rẻ, phù hợp với túi tiền của học sinh. Mỗi chiếc thường từ dao động từ 3000 - 4000 đồng, nhiều loại bút nhập khẩu có giá thành cao hơn, chất lượng cũng tốt hơn. Bút được bán rất nhiều tại các quầy tạp hóa, đặc biệt là gần các trường học, hay khu vực có nhiều trung tâm hành chính. Mỗi chiếc bút bi là một công cụ hữu ích và rất tiện dụng cho con người. Với nhiều ưu điểm đặc biệt như dễ sử dụng, rẻ, đẹp, nhỏ gọn, đặc biệt viết nhanh và dễ dàng nên rất được nhiều người sử dụng. Chiếc bút bi ra đời thực sự là một cuộc cách mạng trong văn hóa viết và lưu giữ của con người.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 2
Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 3
Bút bi là vật dụng quen thuộc của mỗi người trong cuộc sống. Bằng sáng chế cho chiếc bút bi đầu tiên được công nhận vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 với tác giả là John J. Loud (Mỹ), nhưng nó không được ứng dụng vào đời sống. Đến năm 1938, một nhà báo người Hungary - Lazo Biro thiết kế ra một loại bút mới được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Chiếc bút bi có chiều dài khoảng 15cm. Thân bút tròn nhỏ, cầm rất vừa tay. Vỏ bút bi thường được làm bằng nhựa. Bút dễ dàng sử dụng cũng như tháo nắp để thay ruột bút. Giá thành của một chiếc bút khoảng từ năm đến sáu nghìn đồng. Bút bi giúp chúng ta ghi chép. Cây bút bi quả là vật dụng rất có ích cho đời sống con người.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 4
Bút bi được sử dụng đặc biệt rộng rãi hiện nay. Cấu tạo của bút bi gồm ba bộ phận chính: Vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều khiển. Vỏ bút thường được làm từ chất liệu nhựa, dài khoảng 13 - 15cm. Trên thân bút có dán nhãn mác in thông tin mã vạch, logo, tên thương hiệu và kích thước đầu ngòi. Ngoài ra thân bút còn được gắn một chiếc đai có tác dụng mở đóng ngòi bút và tiện lợi hơn khi có thể dễ dàng cài vào sách vở. Ruột bút nằm phía trong vỏ bút, cũng được làm từ loại nhựa có tính dẻo, dài khoảng 10cm giúp chứa mực. Những màu mực để lựa chọn rất đa dạng như xanh, đỏ, đen, tím... Đầu ruột bút có gắn ngòi bút làm từ một loại kim loại không gỉ, bên trong có một viên bi nhỏ. Độ thanh hay đậm của nét bút tùy thuộc vào đường kính của viên bi nhỏ xíu này. Để việc sử dụng được thuận tiện hơn, bút được thiết kế một bộ phận bấm giúp điều chỉnh đóng mở ngòi bút gồm lò xo và nút bật. Khi muốn sử dụng bút, ta bấm nhẹ vào nút bật, ngòi bút sẽ nhanh chóng lộ ra. Khi dùng bút xong, ta bấm vào đai bên cạnh thì ngay lập tức ngòi bút sẽ được kéo vào trong. Một số loại bút thay vì lò xo người ta thiết kế có nắp đậy tương tự bút máy để giữ mực khỏi bị khô và bảo vệ ngòi bút khỏi sự va đập.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 5
Bằng sáng chế cho chiếc bút bi đầu tiên được công nhận vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 với tác giả là John J. Loud (Mỹ) nhưng không được đưa vào sử dụng phổ biến. Đến năm 1938, một nhà báo người Hungary - Lazo Biro thiết kế ra một loại bút mới được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Cấu tạo cơ bản của một chiếc bút bi gồm ba phần: vỏ bút, ruột bút và các bộ phận đi kèm. Phần bên ngoài là vỏ bút có hình ống trụ, dài 14 - 15cm, làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất. Phần bên trong gọi là ruột bút, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Cuối cùng là các bộ phận đi kèm bao gồm lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ. Mực bút bi thường là một loại bột nhão chứa khoảng 25 đến 40 phần trăm thuốc nhuộm. Có hai loại bút bi đó là: bút dùng một lần và bút dùng nhiều lần. Đối với bút dùng một lần thì cấu tạo vô cùng đơn giản, vỏ bút được làm bằng nhựa bao quanh ruột bút khi viết hết mực thì chúng ta bỏ đi. Đối với bút sử dụng nhiều lần thì vỏ bút được làm bằng hợp kim vô cùng chắc chắn bao quanh ruột bút, khi hết mực thì chúng ta chỉ cần thay ruột bút là có thể viết tiếp được bình thường mà không cần mua một cây bút mới. Giá của một chiếc bút khoảng tầm từ 3000 - 5000 đồng/một chiếc. Cũng có nhiều loại đắt hơn rất nhiều do được sản xuất cầu kì hơn về hình dáng bên ngoài hoặc chất lượng ở bên trong. Bút bi có tác dụng rất lớn, nó là vật không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên, đặc biệt là những người làm công việc viết lách.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 6
Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của học sinh. Nó được phát minh bởi nhà báo Lazo Biro - người Hungary vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế. Bút bi được tạo thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bảo vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14 - 20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật. Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Đối với bản thân em, bút bi là dụng cụ học tập quan trọng.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 7
Bút bi là một đồ dùng cần thiết với con người, đặc biệt là với học sinh trong quá trình học tập. Ngày 30 tháng 10 năm 1888, John J. Loud (Mỹ) người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết “trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác” đã được nhận bằng sáng chế cho chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, phát minh của ông không được được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Năm 1930, Lazo Biro (Hungary) được sự giúp đỡ của anh trai là một nhà hóa học - George đã thiết kế ra một loại bút mới. Năm 1944, ông được nhận bằng sáng chế vào ngày 10 tháng 6, với mẫu “Biro Pens of Argentina”. Bút bi gồm có ba bộ phận chính là vỏ bút, ruột bút và các bộ phận đi kèm. Hiện nay, trên thị trường có ba loại bút bi là bút bấm, bút vặn và bút nắp. Công dụng chính của một chiếc bút bi là dùng để ghi chép, từ kiến thức hoặc vấn đề quan trọng trong học tập, công việc hay cuộc sống. Bút bi có những ưu nhược điểm: nhỏ gọn, giá thành rẻ, mực ra khá đều và giúp ghi chép nhanh nhưng không sử dụng được nhiều lần. Tóm lại, bút bi có vai trò quan trọng trong đời sống. Có thể khẳng định, bút bi là một phát minh quan trọng của con người.
Đoạn văn ngắn thuyết minh về cây bút bi - Mẫu 8
Bút bi đã trở thành vật dụng không thể thiếu của mỗi học sinh. Nó được phát minh do một nhà báo người Hungary có tên Lazso Biro. Cây bút bi có nhiều giá thành khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, rất phổ biến trong xã hội, được con người sử dụng hằng ngày để học tập và làm việc… Bút bi dài khoảng 20cm, hình trụ thon dài. Chia thành hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút làm bằng nhựa hoặc kim loại, đơn giản hoặc có những họa tiết bắt mắt. Ruột bút bao gồm phần ống mực và đầu bút. Ống mực thuôn dài, làm bằng nhựa dẻo, rỗng bên trong, là nơi để chứa mực. Đầu bút làm bằng kim loại và có gắn một viên bi tròn rất nhỏ (khoảng 0,5 - 1mm) là nơi để mực chảy ra khi ta viết. Bút bi vô cùng phổ biến trong cuộc sống mà ai ai cũng cần dùng đến, giúp chúng ta ghi chép lại kiến thức, những điều cần thiết.
Từ khóa » Thuyết Minh Bút Bi Tự Thuật
-
Thuyết Minh Về Chiếc Bút Bi Có Sử Dụng Biện Pháp Nghệ Thuật Hay Nhất
-
Hãy Hóa Thân Thành Cây Bút Bi Và Thuyết Minh Về Nó
-
Thuyết Minh Chiếc Bút Bi Bằng Phương Pháp Tự Thuật Câu Hỏi 1108728
-
Top 12 Bài Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Siêu Hay
-
TOP 30 Bài Thuyết Minh Về Chiếc Bút Bi Lớp 8 Siêu Hay
-
Hãy Hóa Thân Vào Chiếc Bút Bi Thuyết Minh Về Chính Nó
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Có Sử Dụng Biện Pháp ...
-
Thuyết Minh Về Bút Bi Có Biện Pháp Nghệ Thuật Hay Nhất - TopLoigiai
-
Top 6 Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Có Sử Dụng Biện Pháp Nghệ ...
-
Top 15 Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Bút Bi Hay Nhất - Tikibook
-
Hãy Viết Bài Văn Thuyết Minh Về Cây Bút Bi (tự Thuật) | - Lazi
-
- Thuyết Minh Về Cây Bút ( Vậ N Dụng Phương Pháp Tự Thuật ) - Hoc24
-
Thuyết Minh Về Cây Bút Bi Có Sử Dụng Biện Pháp Tự Thuật ( Lời Của Bút ...
-
Các Bài Thuyết Minh Cây Bút Bi đặc Sắc Nhất - Luxury