Doanh Nghiệp Cần Lưu ý Những Gì Khi Ký Kết Hợp đồng Thương Mại?

1. Hợp đồng thương mại là gì? Các lợi ích mang lại khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là hợp đồng mang tính thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại là các thương nhân, cá nhân, hoặc tổ chức khác có hoạt động liên quan đến thương mại quy định tại điều 2 Luật thương mại 2005.

- Lợi ích của việc ký kết hợp đồng thương mại:

  • Là hình thức hợp pháp bảo vệ lợi ích, quyền lợi, quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên tham gia trong hợp đồng, từ đó giảm thiểu những tranh chấp, xung đột giúp cho môi trường cạnh tranh thương mại phát triển lành mạnh. Đây cũng là công cụ để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và mở rộng thị trường ra quy mô quốc tế.

- Có 3 nhóm chủ yếu trong Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại :

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa gồm hợp đồng mua bán hàng hóa không có yếu tố quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. 
  • Hợp đồng dịch vụ gồm hợp đồng cung cấp các dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyên ngành như hợp đồng dịch vụ tài chính, đào tạo, du lịch...
  • Hợp đồng thuộc hoạt động đầu tư thương mại đặc thù khác như hợp đồng chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, khu nhà ở,…

2. Chuẩn bị kỹ lưỡng bản dự thảo hợp đồng thương mại

Công việc soạn Dự Thảo hợp đồng tối ưu được những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được, bên cạnh đó dự đoán những yêu cầu và mong muốn của đối tác trước khi đàm phán. Khi donah nghiệp có trong tay bản dự thảo tốt tương đương với việc có trong tay 50% thành công trong việc ký kết hợp đồng thương mại.

Nhiều doanh nghiệp bỏ qua bước quan trọng này, họ chỉ chú trọng đàm phán trước, tuy nhiên điều này tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp và năng lực kinh doanh trong mắt đối tác. Hoặc nếu việc ký kết thành công, doanh nghiệp mới bắt đầu soạn thảo thì sẽ xảy ra nhiều rủi ro, sai sót trong hợp đồng.

Một doanh nghiệp chuyên nghiệp sẽ biết cách soạn thảo một bản dự thảo ngắn gọn súc tích và đầy đủ chi tiết cần thiết cũng như cân nhắc đến sự khác nhau về luật kinh doanh nếu như bên đối tác thuộc quốc gia khác.

3. Những điều khoản, quy định cần chú trọng trong các soạn thỏa, hợp đồng:

a. Điều khoản về hiệu lực hợp đồng:

  • Hiệu lực của văn bản sẽ chính thức hoạt động khi hai bên ký kết vào hộ đồng ( trừ một số loại hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được công chứng, chứng thực theo quy định nhà nước). Vì vậy chỉ khi hợp đồng có hiệu lực thì hai bên mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, từ đó ràng buộc thực hiện các yêu cầu nêu trong hợp đồng.
  • Vấn đề người địa diện ký kết hợp đồng: người này phải có thẩm quyền ký hoặc được ủy quyền bởi người có thẩm quyền. Đối với doanh nghiệp, thông thường người đại diện được xác định ngay từ lúc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Và phải có dấu pháp nhân của tổ chức đó.

b. Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng

Doanh nghiệp cần ghi chuẩn xác là phạt hay bồi thường nếu một trong hai bên vi phạm Hợp đồng. Quy định mức phạt tối đa là 8% giá trị vi phạm đói với trường hợp vi phạm. Do vậy, các bên khi thoả thuận về mức phạt phải căn cứ vào quy định của Luật thương mại để lựa chọn mức phạt trong phạm vi từ 8% trở xuống, nếu ghi nhiều hơn thì vi phạm điều cấm của pháp luật và bị coi là vô hiệu.

Trong hợp đồng thương mại không có điều khoản cụ thể về xử phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, nếu có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì bên xâm phạm quyền lợp có quyền áp dụng cả 2 hình thức là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho bên bị hại.

Tất cả những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc như: biên bản xác nhận, hóa đơn, tài liệu kỹ thuật, xuất xứ, kết quả giám định, xác nhận của nhân chứng, hình ảnh, thông tin liên quan bằng bản gốc... phải thật chuẩn xác và rõ ràng.

Nếu doanh nghiệp muốn phạt vi phạm thì chứng minh được hành vi vi phạm của bên còn lại. Riêng việc đòi bồi thường thì phải chứng minh được tổn thất gây ra và quyền lợi, lợi ích tài chính được hưởng nếu không xảy ra hành vi trên.

c. Điều khoản về giải quyết tranh chấp

Theo quy định của pháp luật, việc lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hay tại Toà án được phân rõ như sau:

  • Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các thương nhân với các tổ chức, cá nhân khác không phải là thương nhân  thì Toà án có thẩm quyền giải quyết, không thể lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp.
  • Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương nhân, các bên có quyền lựa chọn hình thức giải quyết tại Trọng tài hoặc tại Toà án; Nếu hai bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại trọng tài thì phải chọn 1 tổ chức cụ thể. Đặc bieectj, nếu trong hợp đồng khi là trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Trọng tài thì quy định nào không có hiệu lực.
  • Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hoá phạm vi quốc tế thì doanh nghiệp cần xác định áp dụng luật nào để giải quyết tranh chấp:  luật của bên mua hay là luật của bên bán hay là luật quốc tế. Thương nhân Việt nam nên ưu tiên chọn giải quyết theo luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp tránh trường hợp tổn thất, rủi ro do thiếu hiểu biết về pháp luật nước ngoài.

Ngoài những kiến thức bổ trợ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, công ty tư vấn Quang Minh còn cung cấp cho quý doanh nghiệp các dịch vụ cần thiết như dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế, đặc biệc dịch vụ tư vấn thành lập công ty cho những chủ doanh nghiệp tương lai có mong ước khởi nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin hãy liên hệ để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ của chúng tôi.

Từ khóa » Bản Dự Thảo Hợp đồng Là Gì