Doanh Nghiệp Công Nghiệp Là Gì? Quy định Pháp Luật - Phamlaw

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Cùng với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vị trí, vai trò của doanh nghiệp công nghiệp ngày càng được xác định rõ ràng, đầy đủ hơn. Doanh nghiệp công nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân thuộc ngành sản xuất đa dạng và năng động, góp phần làm tăng tổng cung , đáp ứng tổng cầu của xã hội. Vậy doanh nghiệp công nghiệp là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nghiệp công nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật doanh nghiệp 2020

NỘI DUNG TƯ VẤN

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
  • DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN NAY

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế. Sản xuất công nghiệp là sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học, kỹ thuật.

Vậy có thể hiểu, Doanh nghiệp công nghiệp là đơn vị sản xuất hàng hóa và dịch vụ với quy mô lớn, thực hiện một hay một số chức năng như khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến sản phẩm, khai thác (nông, lâm , hải sản) và hoạt động phục vụ có tính chất công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp có thể rất đa dạng sản xuất nhiều mặt hàng kinh doanh tổng hợp nhưng tựu chung gồm hai loại hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính quyết định việc đặt tên và thương hiệu cho doanh nghiệp, xếp doanh nghiệp đó vào một ngành công nghiệp cụ thể. Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác là hoạt động kiêm về hoạt sản xuất nông nghiệp, vận tải thương mại …

DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN NAY

Có thể nói doanh nghiệp công nghiệp đang là “điểm nhấn” quan trọng trong nền kinh tế của các Quốc gia. Đây là nơi tập trung nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thông qua những hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp, có thể thu hút thêm nhiều sự quan tâm đầu tư từ nước ngoài; kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân tại các địa phương.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động bởi dịch Covid-19 vừa là thách thức song cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế để duy trì dịch vụ hỗ trợ, cung ứng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của đa dạng của khách hàng. Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Chuỗi cung ứng trong nước cũng bị gián đoạn bởi các chính sách, quy định về giãn cách, phòng chống dịch. Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ liên tục đối mặt với các vấn đề khách quan lẫn chủ quan, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng trong khi số lượng đơn hàng lại giảm đáng kể. Khó khăn chồng chất khó khăn, các quy định về hạn chế đi lại quốc tế và trong nước cũng làm giảm cơ hội tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Cùng với đó, khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện đầu vào, đồng thời, xu hướng thị trường khó dự đoán… khiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ  không thể lập kế hoạch dài hạn. Trong khi đó, xu hướng làm việc trực tuyến chưa phù hợp và thích nghi với môi trường làm việc và nhân công tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng và ngành sản xuất nói chung, bởi chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất vẫn còn khá mới mẻ.

Nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã tích cực tìm kiếm các giải pháp công nghệ trong nước để phát triển hệ thống vận hành online linh hoạt, giúp cho quá trình phát triển khách hàng và xuất khẩu thuận tiện hơn, việc trao đổi chỉ cần qua trực tuyến, quá trình đánh giá ngắn và nhanh hơn. Cùng với đó, một điểm đáng lưu ý, bối cảnh khó khăn của dịch Covid-19 cũng đã thúc đẩy một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển thêm các sản phẩm mới phục vụ công tác phòng chống dịch. Trải qua những khó khăn do dịch bệnh, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tạo dựng được văn hóa doanh nghiệp, có được sự đồng lòng, quyết tâm của các cán bộ công nhân viên trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và đồng hành cùng chủ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, các gói hỗ trợ của Chính phủ trong việc duy trì chi phí lãi vay và tỷ giá ổn định cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhờ đó duy trì được việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Ngoài ra, việc thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp phát triển nhằm tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực của các ngành sản xuất công nghiệp, tạo dựng và nâng cao năng lực hệ thống doanh nghiệp, góp phần hình thành hệ thống mạng lưới sản xuất, thúc đẩy quan hệ hợp tác liên kết của các doanh nghiệp được hỗ trợ với hệ thống các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp lắp ráp, các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn cả nước.

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, các doanh nghiệp công nghiệp cần đưa ra những giải pháp kịp thời, chính xác trong nâng cao chất lượng lao động, đổi mới công nghệ, tự chủ nguồn nguyên liệu. Về phía nhà nước cần tăng cường quản lý tạo cơ chế chính sách cho doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm thu hút sự quan tâm, thay đổi, và nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.

Hy vọng qua những thông tin trên mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã hiểu thêm về khái niệm doanh nghiệp công nghiệp là gì? Nếu bạn đọc còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn về các loại hình doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 > Xem thêm:

  • Quy định về nhóm công ty theo Luật Doanh nghiệp
  • Những lưu ý trong Điều lệ công ty theo Luật Doanh nghiệp 2014
  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ công bố những thông tin gì?
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mớiChuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất ở theo quy định mới
  • Giải mã "hành trình” tâm lý sát thủ máu lạnh sát hại người hàng loạtGiải mã "hành trình” tâm lý sát thủ máu lạnh sát hại người hàng loạt
  • Phải chịu trách nhiệm gì khi “vô ý làm chết người”?Phải chịu trách nhiệm gì khi “vô ý làm chết người”?
  • Góp vốn kinh doanh bằng tiền mặtGóp vốn kinh doanh bằng tiền mặt
  • Quy định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chếQuy định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
  • Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013
  • Những lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồngNhững lưu ý quan trọng khi soạn thảo hợp đồng
  • Chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào ?Chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào ?
  • Phần vốn góp trong một số trường hợp theo Luật Doanh nghiệp 2020Phần vốn góp trong một số trường hợp theo Luật Doanh nghiệp 2020
  • TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊNTRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Bài viết cùng chủ đề

  • Cách tính ngày nghỉ hàng năm người lao động theo quy định mới
  • Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng
  • Khiếu nại quyết định hành chính về đất đai
  • Quyền được chia lợi nhuận và tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản
  • Điều kiện thành lập công ty tài chính
  • Giải quyết tranh chấp ranh giới các thửa đất liền kề theo luật mới
  • Khái niệm, đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
  • Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại đà nẵng

Từ khóa » Thị Trường Sản Phẩm Công Nghiệp Là Gì