Doanh Nghiệp Dệt May: Nỗi Lo Giá Nguyên Phụ Liệu Tăng Cao

doanh nghiep det may noi lo gia nguyen phu lieu tang cao Doanh nghiệp dệt may: Không để đứt mạch chuỗi cung ứng
doanh nghiep det may noi lo gia nguyen phu lieu tang cao Doanh nghiệp dệt may: Đẩy mạnh thị trường nội địa
doanh nghiep det may noi lo gia nguyen phu lieu tang cao Doanh nghiệp dệt may chờ thời

Giá cả biến động

Theo đánh giá của các DN dệt may, những tháng cuối năm là thời điểm các DN đẩy mạnh sản xuất để hoàn tất các đơn hàng xuất khẩu đã ký kết. Tuy nhiên, đây cũng đang là chu kỳ nước rút tăng giá nguyên phụ liệu trên toàn thế giới. Trong khi đó, phần lớn các DN đang phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nên chi phí cho sản xuất cũng tăng lên, gây nhiều rủi ro. Do đó, các DN phải thực hiện quyết liệt giải pháp tăng năng suất cũng như tiết giảm các chi phí đầu vào để bù vào việc tăng giá nguyên vật liệu.

doanh nghiep det may noi lo gia nguyen phu lieu tang cao
Các DN dệt may đang nỗ lực đa dạng hóa các nguồn nguyên phụ liệu

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, sự biến động của giá bông giai đoạn này đã khiến nhiều DN sản xuất sợi lao đao. Hiện nay, giá bông cũng đang có xu hướng biến động mạnh, tăng hơn 20% so với thời điểm đầu năm 2021, giá hiện tại khoảng 2,3 - 2,35 USD/kg. Trong khi đó, giá sợi cũng tăng khoảng 8-10% khiến lợi nhuận của các DN sản xuất sợi giảm đáng kể. Hiện nhu cầu bông đang tăng cao tại các nước sản xuất sợi, cùng với chi phí vận chuyển tăng với tốc độ phi mã khiến giá bông tăng mạnh trong thời gian qua và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Còn ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, do dịch bệnh, May 10 phải triển khai phương án làm việc “3 tại chỗ” và lên các phương án sản xuất cho các tình huống khác nhau nên hiện chỉ đảm bảo được 30-50% năng suất, nhưng chi phí lại đội lên gấp 4,5 lần. Đặc biệt chi phí đầu vào sản xuất trong giai đoạn này vô cùng lớn. Giá các nguyên phụ liệu đang tăng khoảng 10-15% khiến giá thành mỗi sản phẩm cũng tăng theo. Điều này ảnh hưởng lớn tới các đơn hàng đã ký kết trước đó.

Chủ động ứng phó với tình hình

Theo ông Thân Đức Việt, để ứng phó với tình hình này, May 10 đã chủ động tìm những giải pháp để giảm các chi phí đầu vào trên mỗi thành phẩm. Hiện May 10 đã chủ động nhập khẩu nguyên phụ liệu để không bị gián đoạn sản xuất. Riêng trong tháng 8/2021, do nguồn hàng dồi dào, các đơn vị đang tăng tốc, tích cực các biện pháp để tăng năng suất chất lượng dù có nhiều khó khăn. Một số đơn vị đã thích nghi với điều kiện mới, doanh thu toàn Tổng công ty trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt kết quả khả quan. Để sống chung với đại dịch, ổn định sản xuất, May 10 vẫn áp dụng triệt để theo các kịch bản về công tác phòng, chống dịch tại nơi làm việc và xử lý tình huống trong tình trạng khẩn cấp. Đồng thời chủ động đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu để sẵn sàng cho các kế hoạch sản xuất trong thời gian tới.

Trong thời điểm hiện tại, các DN đang cố gắng để không phải gián đoạn hoạt động sản xuất nhưng lại đối diện với rủi ro lớn khi các chi phí tăng chóng mặt trên thị trường thế giới. Trong khi đó, các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành may mặc ở các tỉnh phía Nam cũng đang bị ảnh hưởng rất lớn do dịch Covid-19. Chính vì vậy, nếu như năm 2020 nhiều DN chuyển hướng từ nhập khẩu sang đa dạng hóa nguồn cung trong nước, thì từ quý III/2021 đến nay các DN lại phải làm điều ngược lại là đa dạng hóa nguồn cung từ nước ngoài. Dự kiến những tháng cuối năm 2021, các DN buộc phải tìm kiếm nguồn cung từ nhiều nước để đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ các đơn hàng đã ký kết.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày (bao gồm bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) trong tháng 8/2021 là 1,89 tỷ USD, giảm 16,6% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng/2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt tới 17,7 tỷ USD, tăng 29,4%, tương ứng tăng hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày nhập khẩu về Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 52%, với 9,2 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 1,7 tỷ USD, tăng 15%; Đài Loan với 1,7 tỷ USD, tăng 32%; Hoa Kỳ với 1,3 tỷ USD, giảm 5,1%...

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may thời gian qua có sự phục hồi mạnh mẽ. Hầu hết các DN đã nhận được đơn hàng, đến quý III và hết năm 2021. Thế nhưng, các DN đang phải chịu nhiều rủi ro trong kế hoạch sản xuất, kinh doanh khi giá nguyên phụ liệu đầu vào có xu hướng tăng cao. Với việc phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, nhất là thị trường Trung Quốc buộc các DN cần tìm ra những giải pháp khác để hạn chế sự phụ thuộc khi giá thế giới biến động. Trong đó, cần đa dạng hóa nguồn nhập khẩu từ nhiều quốc gia cũng như đẩy mạnh nguồn cung trong nước. Đồng thời, xây dựng kế hoạch dài hạn xây dựng vùng nguyên liệu, đa dạng chuỗi cung ứng nguyên liệu để nắm thế chủ động khi có biến cố bị đứt gãy.

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 8/2021 đạt 2,65 tỷ USD, giảm 14,9% (tương ứng giảm 464 triệu USD) so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2021, xuất khẩu hàng dệt may đạt 21,11 tỷ USD, tăng 9,4%, tương ứng tăng gần 1,82 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Tính trong 8 tháng/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 10,52 tỷ USD, tăng 16,4%; tiếp theo là sang EU đạt 2,52 tỷ USD, tăng 6,2%; Nhật Bản đạt 2,08 tỷ USD, giảm 9,4%...

(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Từ khóa » Hình ảnh Nguyên Phụ Liệu Dệt May