DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẤU TRỪ 30% CHI PHÍ LÃI VAY TRONG ...
Có thể bạn quan tâm
Nghị định số 68/2020/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã chính thức có hiệu lực ngày 24/06/2020.
1. Nâng mức trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30%
Trước đó, tại nghị định số 20/2017/NĐ-CP có quy định tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế. Theo quy định mới, tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ. Như vậy, mức khấu trừ chi phí lãi vay phát sinh không vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần, cao hơn 10% so với quy định cũ.
Bảng so sánh quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ giữa Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và Nghị định số 68/2020/NĐ-CP
Nghị định số 20/2017/NĐ-CP | Nghị định số 68/2020/NĐ-CP | |
Đối tượng áp dụng | Tổng chi phí lãi vay | Chi phí lãi vay thuần = Tổng chi phí lãi vay thuần – lãi tiền gửi – lãi cho vay |
Điều kiện để tổng chi phí lãi vay được trừ | Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ≤20% EBITDA | Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp ≤ 30% EBITDA |
EBITDA = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Chi phí lãi vay + Chi phí khấu hao | ||
Quy định này không áp dụng với | Người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm. | Các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác). |
2. Hiệu lực và hồi tố
Theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, năm 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01/01/2021. Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020 không đủ bù trừ hết thì phần còn lại được bù trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn này, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
Trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp. Căn cứ vào đề nghị của người nộp thuế và các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch.
Việc xác định lại số thuế phải nộp phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018. Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Như vậy, quy định về sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp 2019, đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, năm 2018 thì chỉ áp dụng với số tiền chậm nộp thuế trong hai năm này. Nghị định số 68/2020/NĐ-CP không áp dụng hồi tố thuế lại cho các doanh nghiệp.
**********
Nếu bạn quan tâm đến chủ đề của bài báo này, xin hãy liên hệ với chúng tôi.
Về chúng tôi
Công ty TNHH Tư vấn Kinh doanh Á Châu là Công ty tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn doanh nghiệp, thuế, bảng lương và nghiên cứu thị trường cho các đối tác trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về chúng tôi, xin hãy liên hệ email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc tải tài liệu giới thiệu Công ty chúng tôi tại đây.
Bạn có thể cập nhật được các tin tức mới nhất về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng cách đăng ký nhận bản tin của chúng tôi tại đây.
fShare TweetTừ khóa » Cách Tính Ebitda Trong Giao Dịch Liên Kết
-
Cách Tính EBITDA Và Lãi Vay được Trừ Khi Có Giao Dịch Liên Kết Theo ...
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Cách Tính Chi Phí Lãi Vay Theo Nghị định 132 Với CHỈ 03 BƯỚC
-
Lãi Vay Khi EBITDA âm - Gonnapass
-
Giải Đáp Nghị Định 132 Về Quản Lý Thuế DN Có Giao Dịch Liên Kết
-
Cách Tính EBITDA... - TACA - Training And Coaching Accounting
-
Tính Lãi Vay Giao Dịch Liên Kết - Tư Vấn Bởi
-
Ebitda Là Gì? Cách Tính, Ứng Dụng Và 4 Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Quy định Về Giao Dịch Liên Kết Nghị định 132 - Kế Toán Thiên Ưng
-
Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết
-
Câu Hỏi Thường Gặp Về Chi Phí Lãi Vay được Trừ đối Với Doanh ...
-
[DOC] Các Vướng Mắc Phát Sinh Trong Quá Trình Thực Hiện Nghị định
-
Chuyển Giá “Quan Hệ Liên Kết” Và “Giao Dịch Liên Kết” - Phần 1
-
[PDF] Lời Giới Thiệu Chuỗi ấn Phẩm Về Giao Dịch Liên Kết - Deloitte