Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Hình Thức đầu Tư Doanh Nghiệp FDI?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Doanh nghiệp FDI là gì?
  • Các hình thức đầu tư doanh nghiệp FDI vào Việt Nam?
  • Các bước cơ bản thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Sự ra đời của doanh nghiệp FDI có vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế quốc gia đồng thời còn đóng góp vào sự hình thành những mô hình phát triển kinh tế mới.

Trong thời buổi nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập thì việc doanh nghiệp kêu gọi vốn, tìm nhà đầu tư để cùng nhau hợp tác hoặc tìm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để sử dụng vào hoạt động kinh doanh và cùng thu lại lợi nhuận là khá phổ biến. Loại hình doanh nghiệp này trên thị trường được gọi với cái tên là Doanh nghiệp FDI.

Vậy Doanh nghiệp FDI là gì? Các hình thức đầu tư với các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, Luật Hoàng Phi mang đến Khách hàng bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Trước khi định nghĩa Doanh nghiệp FDI là gì? Chúng ta cần phải tìm hiểu về FDI. FDI là từ tiếng Anh, được viết tắt của cụm từ: Foreign Direct Investment. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của tổ chức, cá nhân của quốc gia này vào quốc gia của nước khác bằng cách đầu tư vốn kinh doanh, xây dựng, thiết lập nhà xưởng sản xuất,…

Từ khái niệm FDI chúng ta có thể hiểu Doanh nghiệp FDI là loại hình các doanh nghiệp nhận được vốn đầu tư từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài và sử dụng nguồn vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên thực tế đặt ra là hiện nay các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc phân loại loại hình doanh nghiệp này chưa cụ thể và rõ ràng. Nếu như trước đây trong Luật đầu tư 2005 có phân loại về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong 02 trường hợp:

+ Doanh nghiệp Việt nam được nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập, mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ.

+ Doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư thành lập để thực hiện các hoạt động, dự án kinh doanh.

Thì hiện nay khi Luật đầu tư 2014 hiện hành lại chỉ quy định về Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài một cách khái quát, chung chung chứ không cụ thể như tại Luật đầu tư cũ. Đó là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài có thể là cổ đông hoặc thành viên tham gia vào hoạt động đầu tư.

Các hình thức đầu tư doanh nghiệp FDI vào Việt Nam?

Mặc dù pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc nhận định Doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt nam bao gồm những hình thức đầu tư như thế nào. Song trên thực tế tại Việt Nam các hình thức đầu tư doanh nghiệp nước ngoài khá đa dạng và phổ biến, điều này đã khiến thị trường kinh tế phát triển cạnh tranh và thu hút hơn trước rất nhiều.

Từ sự cạnh tranh sôi nổi đó thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải có sự chuyển mình, thay đổi để đổi mới và cải cách các hoạt động kinh doanh để phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay.

Trong các Hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI mà chúng ta hay thấy tại thị trường có thể kể đến là:

– Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

– Đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc tham gia góp vốn, phần vốn góp của công ty Doanh nghiệp.

>>>>> Tham khảo: Vốn FDI là gì?

Các bước cơ bản thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Tùy theo hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài mà từ đó thủ tục tiến hành thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sẽ thực hiện với thủ tục khác nhau. Trong nội dung bài viết này chúng tôi chỉ hướng dẫn Khách hàng các bước cơ bản thành lập doanh nghiệp FDI theo hình thức đầu tư đó là thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài trước khi thành lập doanh nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và phải tiến hành thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật đầu tư. Hồ sơ để thực hiện thủ tục Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;

– Đề xuất dự án dự định đầu tư tại Việt nam;

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân thì cung cấp bản sao hộ chiếu còn với tổ chức thì cung cấp bản sao giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp được hợp pháp hóa lãnh sự.

– Hợp đồng thuê nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở chính;

– Tài liệu chứng minh tài chính của nhà đầu tư;

– Văn bản ủy quyền của nhà đầu tư cho luật Hoàng Phi thực hiện và nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Sau khi xin được giấy chứng nhận đầu tư thì Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI

Hồ sơ cần đầy đủ những tài liệu về:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp FDI theo mẫu quy định;

– Điều lệ của công ty dự định thành lập;

– Bản sao hợp lệ hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân và giấy chứng nhận thành lập với trường hợp là tổ chức;

– Bản sao giấy chứng nhận đầu tư được cấp từ cơ quan chức năng;

– Tài liệu khác tùy từng trường hợp.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp FDI đặt trụ sở.

Bước 3: Nhận kết quả từ cơ quan chức năng sau khi nhận hồ sơ.

Với những thông tin mà Luật Hoàng Phi vừa cung cấp, chúng tôi hi vọng khách hàng đã tự trả lời cho câu hỏi Doanh nghiệp FDI là gì?cũng như các vấn đề liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt nam. Bài viết có điều gì chưa hiểu Khách hàng vui lòng liên 0981.378.999 để được hỗ trợ sớm nhất.

Từ khóa » định Nghĩa Khách Hàng Fdi