Doanh Nghiệp FDI Và Những điều Cần Biết - Việt Luật
Có thể bạn quan tâm
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài thì gọi chung là doanh nghiệp FDI và đây không phải là một loại hình mà chỉ là tên gọi . Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng. Vậy cần điều kiện gì để trở thành một doanh nghiệp FDI.
Mục lục
- Doanh nghiệp FDI là gì?
- Điều kiện trở thành doanh nghiệp FDI
- 1. Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài
- 2. Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm
- 3. Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- 4. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment ).
Luật Đầu tư không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 như sau:
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế).
Đặc điểm Doanh nghiệp FDI:
- Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư
- Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư
- FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia
- Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa
- Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế
– Hình thức doanh nghiệp:
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
Điều kiện trở thành doanh nghiệp FDI
1. Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
2. Kinh doanh ngành, nghề không bị cấm
Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
– Kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Kinh doanh pháo nổ;
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
3. Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Theo điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo khoản 1, 2 Điều 39 Luật Đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau;
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
4. Xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp để nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoàn thành xong bước này, doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp FDI và được hưởng các ưu đãi của một doanh nghiệp FDI.
Thư Viên Pháp Luật.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Fdi
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Những điều Kiện Cần Thiết để Trở Thành ...
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? | Luật Hùng Thắng
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Cần điều Kiện Gì để Trở ... - LuatVietnam
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì?
-
Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Doanh Nghiệp FDI Là Gì
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Hình Thức đầu Tư Doanh Nghiệp FDI?
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp FDI
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Đặc điểm Của Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam
-
Chỉ Hơn 1% Doanh Nghiệp FDI đăng Ký Lại Theo Luật DN - Chi Tiết Tin
-
Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Là Gì? Tầm Quan Trọng Của ...
-
Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn đầu Tư Nước Ngoài Năm 2022
-
Doanh Nghiệp FDI Là Gì? Khái Niệm, Quy định Mới Hiện Hành
-
Danh Sách Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam - Luật Sư X