Doanh Nghiệp FMCG Chuyển Mình để Tìm Lại đà Tăng Trưởng

  • TRANG CHỦ
  • TIÊU ĐIỂM
    • Việt Nam
    • Thế giới
    • Địa phương
  • TÀI CHÍNH
    • Ngân hàng
    • Tiền tệ
    • Bảo hiểm
    • Thuế, ngân sách
  • CHỨNG KHOÁN
    • 24h
    • Cổ phiếu
    • Giao dịch
    • Góc nhìn
  • BẤT ĐỘNG SẢN
    • Tin tức
    • Dự án
    • Toàn cảnh
    • Tiện ích
  • DOANH NGHIỆP
    • Thị trường
    • Tiêu dùng
    • Giao thương
    • Quản trị
    • Thông tin doanh nghiệp
  • HI-TECH
    • Công nghệ
    • Viễn thông
    • Xe hơi
  • COOPERATIVE
    • Hợp tác xã
    • Mô hình
    • Kinh doanh xanh
    • Khoa học Công nghệ
  • START-UP
    • Khởi nghiệp
    • Ý tưởng
    • Hệ sinh thái
  • SỐNG
    • An sinh
    • Việc làm
    • Phong cách
  • Tiêu điểm

  • Việt Nam

Doanh nghiệp FMCG chuyển mình để tìm lại đà tăng trưởng 0 Việt Nam | Thứ ba, 21/12/2021 | 08:04 GMT+7

Đối mặt với tình trạng sụt giảm do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, để tìm lại đà tăng trưởng trong năm 2022 sắp tới đang đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) biết cách vượt khó, tiếp tục chuyển mình. Nhất là cần hiểu rõ khách hàng để thích ứng tốt nhất trong khả năng có thể.

Doanh nghiệp thực phẩm cần chủ động với những thay đổi thị trường Đầu tư vào nông nghiệp cần mối liên kết chặt chẽ hơn

Bà Nguyễn Cao Ngọc Dung, chuyên gia phân tích của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, cho biết qua những dữ liệu thu thập được gần đây thì thấy rằng, ngành hàng FMCG đang đối mặt với sự sụt giảm ở các thị trường Tp.HCM, miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ.

Biết cách vượt khó

Tuy vậy, theo bà Dung, vẫn có những doanh nghiệp (DN) trong ngành hàng này tăng trưởng dương khi biết cách vượt qua những vấn đề khó khăn trong đại dịch Covid-19 như năm 2021. 

HINH-9401-1639994501.jpg

Các doanh nghiệp FMCG cần hiểu rõ khách hàng để đưa ra quyết định chính xác hơn, nhanh chóng thích ứng với thay đổi trong năm 2022 sắp tới.

“Vẫn ghi nhận có những thương hiệu đạt được tăng trưởng rất cao trong giai đoạn này. Có thể đâu đó các DN tìm được cơ hội trong quá trình rủi ro của dịch bệnh”, bà Dung nói.

Chia sẻ tại hội thảo Việt Nam Business Outlook 2022 tổ chức ở Tp.HCM mới đây, vị chuyên gia của Nielsen lưu ý, trong thời gian qua với việc kênh thị trường truyền thống (TT) chịu rất nhiều sự sụt giảm và đó cũng là khó khăn chung của các công ty sản xuất trong ngành hàng FMCG.

Trong khi đó, các DN bám theo kênh phân phối hiện đại (MT) vẫn tỏ rõ khả năng trụ vững tốt hơn so với kênh TT giữa đại dịch này. Tính đến thời điểm tháng 10/2021 cả nước đã có 8.539 cửa hàng trong kênh MT, đang cho thấy có sức tăng trưởng mạnh ở một số chuỗi cửa hàng. 

Ở một số mô hình cửa hàng trọng điểm như kênh siêu thị và đại siêu thị vẫn đang tăng trưởng tốt, đơn cử như Coop mart, Vinmart, Bách Hoá Xanh…

Và một trong những chuỗi cửa hàng tăng trưởng rất mạnh trong thời gian qua phải kể đến chuỗi cửa hàng liên quan đến dược phẩm. Như hệ thống nhà thuốc Pharmacity tăng 151 cửa hàng so với năm 2020. 

Điều này không quá ngạc nhiên, nhưng tăng số lượng cửa hàng như vậy là điều để các DN trong ngành FMCG lưu tâm về những cơ hội mà mình cần nắm bắt nhằm duy trì đà tăng trưởng.

Hoặc như các chuỗi cửa hàng “mẹ và bé” (chuyên bán nhu yếu phẩm cho mẹ và bé), hay các chuỗi liên quan bán lẻ tiện dụng 24/7… vẫn trụ được và có mục tiêu tăng trưởng về mặt số lượng để tạo độ phủ trên thị trường.

Với năm 2022 sắp tới, nhiều ý kiến cho rằng sẽ là một năm vừa cơ hội, vừa thách thức đối với ngành FMCG. Việc chuẩn bị nền tảng là vô cùng quan trọng để DN Việt sẵn sàng bứt phá trong năm tới.

Và một trong những yêu cầu là DN phải hiểu hơn về khách hàng của mình nhằm hoạch định những cách tiếp cận chính xác hơn. Qua các cuộc khảo sát người tiêu dùng gần đây của Nielsen thấy rằng, 85% người tiêu dùng ở châu Á bắt đầu quan tâm đến vấn đề chi phí thay đổi hình thức mua sắm, tiêu dùng.

Tiếp tục chuyển mình, hiểu rõ khách hàng

Câu hỏi đặt ra là các nhà sản xuất cần thay đổi như thế nào, có chiến lược gì để tìm hiểu về 85% nhóm người tiêu dùng tương đối mới mẻ của mình?

Riêng với thị trường Việt Nam, qua khảo sát của Nielsen, đang có mức độ tăng dần số lượng người tiêu dùng trở nên nhạy cảm về mặt giá cả. 

Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất FMCG phải tăng khuyến mãi, kèm 1 tặng 1, thay vì đóng gói sản phẩm nhỏ thì phải đóng gói to hơn nhằm khuyến khích người mua giảm chi phí.

Theo giới chuyên gia, bản thân các DN trong ngành hàng FMCG đang có sự chuyển mình khi người mua nhạy cảm về giá cả cũng như dựa trên tình hình dịch bệnh. Nhất là các nhà sản xuất bắt đầu gia tăng tiếp cận khách hàng bằng việc mở kênh bán hàng trực tuyến (online) hoặc bắt đầu có các dịch vụ trực tuyến. 

Bản thân người mua sắm online quan tâm nhiều hơn đến mua sắm các mặt hàng nội địa với chi phí hợp lý hơn. Đại dịch khiến hoạt động cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, do đó, người tiêu dùng đang ưu tiên cho những sản phẩm hợp tác với các thương hiệu tại địa phương.

Một kết quả thăm dò mới nhất cho thấy 64% người tiêu dùng cho biết họ sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên sau giai đoạn “đỉnh” dịch Covid-19 khi thấy sự tiện lợi đối với họ. Hơn nữa, có đến 63% người tiêu dùng trong thời gian tới mong muốn tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn thay vì đi siêu thị.

Với kênh bán lẻ trong ngành FMCG, nhiều ý kiến nhận định trong năm 2022 sẽ còn đặt ra nhiều thách thức trong việc vận hành, chuỗi cung ứng. Theo đó, việc tối ưu kho bãi, tối ưu tốc độ giao hàng, điều chuyển hàng nội bộ, đảm bảo đóng gói, quy trình giao hàng chặt chẽ, chi phí hợp lý với khách hàng... đòi hỏi mọi thứ cần được thiết lập khoa học trước guồng quay hàng hoá quá lớn.

Nhiều nhà bán lẻ FMCG lớn cho biết, cần phải nhận ra nhóm khách hàng mục tiêu, chia nhỏ thành nhiều nhóm và truyền tải những thông điệp khác biệt, triển khai những chiến dịch khác nhau tới từng nhóm. 

Với khả năng social listening (phương tiện quản lý truyền thông lắng nghe và theo dõi người dùng), các DN trong ngành FMCG có thể đưa ra quyết định chính xác hơn, nhanh chóng thích ứng với thay đổi.

Giới chuyên gia có lời khuyên, các DN sẽ buộc phải nắm được những nguy cơ, am hiểu người tiêu dùng để đón đầu tương lai của ngành hàng FMCG. Nhất là thị trường đang đối mặt với những thay đổi rất phức tạp. Các kênh bán hàng mới như thương mại điện tử đang thay đổi cục diện toàn ngành FMCG. 

Các thương hiệu đang cần phải đối mặt rất nhiều thách thức để chuyển mình trong tương lai. Thị trường FMCG đang đứng ở điểm giao thoa giữa bán lẻ truyền thống và sự hội tụ kênh online – offline (ngoại tuyến), đó là khi bên bán cần hiểu rõ khách hàng để thích ứng với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường trong năm 2022.

Thế Vinh

Chia sẻ Facebook (0) Bình luận (0)
thị trường tiêu dùng nhanh
ngành FMCG
xu hướng thị trường
tăng trưởng ngành FMCG
dự báo thị trường
người tiêu dùng

Tin liên quan

Mối lo chính sách thuế kiểu ‘nửa vời’ sẽ càng làm doanh nghiệp bất an

Mối lo chính sách thuế kiểu ‘nửa vời’ sẽ càng làm doanh nghiệp bất an

Hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ: Lấy thế mạnh chăn nuôi làm 'đòn bẩy'

Hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ: Lấy thế mạnh chăn nuôi làm 'đòn bẩy'

Để thương hiệu thời trang Việt không thất thế trên ‘sân nhà’

Để thương hiệu thời trang Việt không thất thế trên ‘sân nhà’

Việt Nam có nguy cơ mắc kẹt trong 'bẫy thu nhập trung bình': Lối thoát nằm ở đâu?

Việt Nam có nguy cơ mắc kẹt trong 'bẫy thu nhập trung bình': Lối thoát nằm ở đâu?

Giải mã nguồn vốn cho dự án đường sắt cao tốc 67 tỷ USD

Giải mã nguồn vốn cho dự án đường sắt cao tốc 67 tỷ USD

Thời điểm vàng để doanh nghiệp 'bung sức' cho thị trường mua sắm

Thời điểm vàng để doanh nghiệp 'bung sức' cho thị trường mua sắm

Ý kiến bạn đọc (0) Mới nhất | Quan tâm nhất Xem thêm Gửi Ý kiến của bạn Gửi 20/1000

24h /

Đọc nhiều nhất

  • 1

    Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh cả chiều mua và bán

  • 2

    Lãi suất huy động tăng trở lại và nỗi lo lãi suất cho vay 'đắt đỏ' hơn

  • 3

    Đặc sản táo muối Đồ Sơn và kỳ vọng hồi sinh sau bão

  • 4

    Thêm 2.600 đồng/kg, cà phê tiếp tục chuỗi ngày tăng giá

  • 5

    Vàng miếng tăng dựng đứng, vượt 86 triệu đồng

Tin khác

Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian và bài toán chống lãng phí

Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian và bài toán chống lãng phí

Chỉ còn hơn 1 tháng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong khi nguồn lực cần phải giải ngân rất lớn, buộc các bộ, ngành, ...

‘Chìa khóa’ tăng năng lực cạnh tranh cho Việt Nam để đón đầu làn sóng đầu tư mới

‘Chìa khóa’ tăng năng lực cạnh tranh cho Việt Nam để đón đầu làn sóng đầu tư mới

Để đón đầu làn sóng đầu tư mới có khả năng diễn ra vào năm 2025 sắp tới, đang rất cần sự nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực ...

Ngành dệt may Việt Nam trước 'cơn sóng ngầm' từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump

Ngành dệt may Việt Nam trước 'cơn sóng ngầm' từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump

Ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục bứt phá trong năm tới. Tuy nhiên, giữa lúc chờ đợi những bước đi mới về chính sách thuế quan ...

Đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay

Facebook Google+ Đăng ký

Hãy dùng email thật của bạn để nhận liên kết kích hoạt

Tôi đồng ý với Quy định của tòa soạn Đăng ký Đăng nhập Qui định Quy định về đăng ký tài khoản và nội dung "Ý kiến của bạn" trên Vnbusiness

Hình đại diện và tên đăng ký ko phản cảm, ko có các thông tin bao gồm: link web, số điện thoại, email hoặc tên riêng..mang tính quảng cáo, thương mại cho cá nhân, tổ chức hoặc mang nội dung gây hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

Các hoạt động của User ko vi phạm pháp luật và các qui định của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Nội dung bình luận ko chia sẻ link, số điện thoại, email hoặc quảng cáo cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Nội dung bình luận không vi phạm đạo đức, pháp luật, thuần phong mỹ tục Việt Nam

Nội dung bình luận không vu cáo, bôi nhọ, miệt thị, xuyên tạc, gây hại cho tổ chức, cá nhân

Nội dung bình luận không chửi bới, thô tục

Khi phạm qui, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời.

Thông báo

Đăng ký thành công. Hãy kiểm tra email và kích hoạt tài khoản

Quên mật khẩu Lấy lại mật khẩu

Từ khóa » Tốc độ Tăng Trưởng Fmcg