Doanh Nghiệp Gỗ Tìm Giải Pháp Thích ứng Với Chi Phí Logistics Tăng Cao

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp phải tìm cách liên kết, thích ứng để giảm bớt chi phí mới có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Đây là nội dung được các đại biểu tập trung tại Hội thảo “Xu hướng logistics trong tình hình mới - Doanh nghiêp ngành gỗ thích ứng để phát triển” do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 14/4.

Chú thích ảnh
Chi phí logistics vẫn neo ở mức cao đang là gánh nặng đè lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong đó có ngành gỗ. Ảnh minh họa: TTXVN

* Gánh nặng chi phí

Cước vận tải biển quốc tế đã tăng “phi mã” trong hai năm qua và vẫn tiếp tục neo ở mức cao, kèm theo các yếu tố khiến cước vận tải nội địa liên tục tăng trong quý I/2022 là thách thức lớn của tất cả doanh nghiệp hiện nay.

Ông Võ Quốc Lợi, Ủy viên Ban chấp hành HAWA thông tin, trong 2 năm qua, ngành sản xuất, xuất khẩu gỗ đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng cũng là thời gian các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn khi mọi chi phí đồng loạt tăng cao; trong đó phải kể đến chi phí vận hành, chi phí nguyên vật liệu, chi phí xăng dầu, vận chuyển ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị ngành gỗ. Riêng chi phí vận chuyển container năm 2020 đã tăng 165% và năm 2021 tiếp tục tăng thêm 63%.

Trong số các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, Mỹ chiếm trên 60% kim ngạch, nhưng đây cũng là một trong những thị trường có cước vận chuyển đắt đỏ nhất, trung bình trên 10.000 USD/container. Trong khi đó, giá xăng dầu trong nước cũng liên tục tăng kiến chi phí vận chuyển nội địa tăng theo.

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 kéo dài cộng với những biến động về chính trị giữa Nga - Ukraine mới đây đang thúc đẩy giá nguyên liệu gỗ tăng cao. Theo ước tính của các doanh nghiệp, giá gỗ sồi nguyên liệu đã tăng thêm 28%, gỗ tròn tăng 40%, gỗ dương xẻ cũng tăng 40%, nhiều nguyên, phụ liệu khác trong chuỗi giá trị ngành gỗ cũng có chiều hướng gia tăng.

Theo ông Võ Quốc Lợi, dù có cơ hội mở rộng thị phần cho sản phẩm gỗ Việt Nam thông qua các hiệp định thương mại tự do nhưng các yếu tố chi phí đang kéo biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp xuống rất thấp và sự cạnh tranh về nguyên liệu, giá cả ngày càng khốc liệt hơn.

Bà Võ Thị Phương Lan, Trưởng ban Vận tải, VLA phân tích, tình trạng gia tăng cước vận tải biển xuất phát từ nhiều nguyên nhân; trong đó, dịch COVID-19 khiến công suất vận hành một số cảng biển lớn giảm sút, thời gian quay đầu của tàu lâu hơn bình thường. Tình hình này chưa được cải thiện khi hiện tượng kẹt cảng tại các khu vực quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu vẫn tiếp diễn và có xu hướng kéo dài. Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “Zero COVID”, do vậy các cảng lớn vẫn có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào. Điều này làm cho cước vận chuyển quốc tế tiếp tục bất ổn đến hết năm 2023.

Riêng Mỹ, đây không chỉ là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam mà cũng là điểm đến mục tiêu của rất nhiều ngành hàng, quốc gia xuất khẩu khác trong khu vực. Các cảng của Mỹ luôn trong tình trạng nhộn nhịp, nhu cầu đặt tàu, container đến Mỹ luôn cao hơn các thị trường khác cũng đẩy giá vận tải đến khu vực này cao hơn. Trong quý I/2022, giá cước đi bờ Đông đã tăng 232%, cước đi bờ Tây tăng tới 318%.

Trong khi đó, cước vận tải nội địa năm 2022 được dự báo sẽ tăng khi giá xăng dầu liên tục điều chỉnh tăng, cộng với việc TP Hồ Chí Minh áp dụng thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển từ tháng 4/2022.

“Chi phí vận tải (bao gồm vận tải nội địa và quốc tế) đang tăng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cả doanh nghiệp xuất khẩu lẫn doanh nghiệp logistics. Trong trường hợp hoạt động các cảng lớn trên thế giới được cải thiện sớm, từ quý III/2022 giá cước có thể giảm nhẹ so với năm 2021 nhưng rất khó để quay lại mức giá trước năm 2020”, bà Võ Thị Phương Lan nêu nhận định.

* Thích ứng để phát triển

Từ khóa » Gỗ Sồi Có đắt Không