Doanh Nghiệp Làm Gì để Thích Nghi Và Tồn Tại?
Có thể bạn quan tâm
- Đầu tư - Kinh doanh
- Tài chính Doanh nghiệp
Khó khăn lớn, nhưng cơ hội cũng không nhỏ
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 11 tháng đầu năm 2013, cả nước có 71.018 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 359.470 tỷ đồng, tăng 9,5% về số doanh nghiệp và giảm 15,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 11 tháng đầu năm là 12.709 doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong 11 tháng năm 2013 cũng chứng kiến cả nước có đến 54.932 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động (trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể là 8.857 doanh nghiệp, số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 46.075 doanh nghiệp) tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn vào bức tranh trên, có thể thấy tình hình kinh tế vẫn đang còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động của doanh nghiệp, điều này cũng phù hợp với đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo.
Theo ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế thế giới mặc dù đang dần hồi phục, nhưng chậm chạp. Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình chuyển đổi với rủi ro cao và những bất ổn: Khủng hoảng khu vực đồng Euro chưa kết thúc; Áp lực tài khóa và trần nợ công ở Mỹ; Các cú sốc về giá dầu, lương thực; Sự bất ổn tài chính còn rất lớn...
Đối với nền kinh tế trong nước, dẫn chứng từ đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, kinh tế Việt Nam vẫn đang trì trệ và tăng trưởng ở mức thấp. Đặc biệt, niềm tin của khu vực tư nhân được cảnh báo đang bị giảm sút. Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012 (PCI) cho thấy, các doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh đầu tư, không mở rộng sản xuất. Đầu tư của tư nhân giảm mạnh từ 15% GDP (giai đoạn 2007-2010) xuống khoảng 11,5% (năm 2013). Chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) phần lớn thời gian của năm 2013 nằm dưới ngưỡng 50, hàm ý sản xuất của ngành chế tạo có chiều hướng thu hẹp. Chi tiêu của hộ gia đình giảm mạnh, chỉ tăng 5,1% trong giai đoạn 2009-2012 so với 8,9% của 4 năm trước đó, điều này phản ánh sức mua đã giảm rất lớn.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị LienVietPostBank đánh giá, kinh tế trong năm 2014 không hẳn đã sáng sủa hơn, thị trường bất động sản cũng không thể phục hồi ngay được như nhiều dự báo. Theo ông Hưởng, kinh tế năm 2014 cố gắng giữ không "đổ bể" đã là thành công rồi, đến năm 2015 tiếp tục giữ ổn định, thì tới năm 2016-2017 mới có cơ hội phát triển.
Tuy những khó khăn, thách thức còn rất lớn, song cơ hội đối với doanh nghiệp không phải là không có. Theo ông Võ Trí Thành, cả thế giới đang quá độ với nhiều rủi ro không lường, tính bất định rất cao. Nhưng, cơ hội của thời kỳ quá độ nằm ở chữ "méo mó". Những doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội, điều chỉnh mình sẽ thành công. Đồng quan điểm với ông Thành, ông Hưởng cho biết, bất định, rủi ro, bất ngờ đôi khi trở thành cơ hội. Đó là cơ hội để doanh nghiệp rút ra từng bài học cho mình và có chiến lược phù hợp hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Thế giới hiện nay đang chuyển dịch với tốc độ nhanh hơn rất nhiều bởi quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng. Tốc độ không chỉ là thông tin được xử lý nhanh hơn, mà còn bao gồm cả sự thay đổi của người tiêu dùng đối với mẫu mã hàng hóa, chất lượng dịch vụ diễn ra nhanh chóng. "Do đó, doanh nghiệp phải nhạy bén bắt kịp nhu cầu, thị hiếu thì sẽ thành công", ông Võ Trí Thành nhìn nhận.
Một trong những cơ hội lớn nhất được nhấn mạnh tới đó là sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU sắp được ký kết, hay sự tham gia vào TPP của Việt Nam sẽ mở ra rất nhiều cơ hội, quy mô thị trường ngày càng lớn. Giờ đây, doanh nghiệp không nên tư duy thị trường chỉ nhỏ hẹp trong nước, mà phải mở rộng vươn ra tầm thế giới. Bởi, khi một hiệp định FTA được ký kết, một thị trường dù nhỏ cũng sẽ trở thành thị trường lớn, rào cản thương mại cơ bản được xóa bỏ khiến cho giao thương với các nước dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cũng giúp doanh nghiệp được cả thế giới biết đến nhanh chóng hơn. Quy mô tăng cũng khiến phân khúc thị trường mở rộng và chi tiết hơn. Đó là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm thêm thị phần cho mình.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, quyết tâm thực hiện 3 đột phá chiến lược của Đảng và Nhà nước, đặc biệt về thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng sẽ giúp nền kinh tế dần ổn định và tăng trưởng theo hướng bền vững. Tái cơ cấu nền kinh tế cũng hứa hẹn sẽ cải thiện môi trường kinh doanh, nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn và là cơ hội lớn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải làm gì?
Thứ nhất, cần phải nghiên cứu kỹ thị trường. Một trong những thất bại của nhiều doanh nghiệp Việt Nam là hoạt động không dựa trên điều tra, nghiên cứu thị trường. Do đó, doanh nghiệp không nắm được các đối thủ cạnh tranh của mình sản xuất ra số lượng sản phẩm như thế nào? Sản phẩm của đơn vị sản xuất ra có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không. Theo ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Dream House, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường theo chu kỳ 6 tháng một lần để biết đối thủ của mình làm gì, khách hàng cần gì, mình có lợi thế gì?
Thứ hai, có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý. Những sai lầm trong sử dụng vốn mà doanh nghiệp hay gặp phải đó là: (1) Dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn; (2) Sử dụng vốn vượt quá sức mình; (3) Không quan tâm đến dòng tiền mặt; (4) Không có nguồn tiền dự phòng. Tư duy “kinh doanh mà không biết vay vốn ngân hàng là không biết kinh doanh” cần phải thay đổi, nguồn vốn ngân hàng chỉ là phụ, nguồn vốn chính của doanh nghiệp phải là vốn vay từ các quỹ đầu tư dài hạn, từ phát hành cổ phiếu… Từ đó, buộc các doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và quan trọng là cần nhanh chóng khắc phục và có những biện pháp cần thiết thích nghi tái cấu trúc lại doanh nghiệp.
Thứ ba, phải xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, dựa trên những căn cứ xác đáng. Ông Đặng Đức Thành cũng chỉ ra thất bại của doanh nghiệp Việt Nam là thường xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh một chiều theo cảm tính, nóng vội, dàn trải, không xây dựng lộ trình từ thấp lên cao. Việc xây dựng kế hoạch không chi tiết, không cụ thể, không căn cứ nguồn nhân lực của công ty, không có quá trình tích lũy vốn, quá trình xây dựng thương hiệu, không có tư vấn phản biện... chính là yếu tố khiến doanh nghiệp tự hại mình.
Đề ra chiến lược chưa đủ mà cần phải kiên trì theo đuổi chiến lược, có sự quyết liệt trong việc theo đuổi mục tiêu kinh doanh mình đã chọn. Đó chính là kinh nghiệm được ông Nguyễn Đức Hưởng chia sẻ trong điều hành doanh nghiệp của mình.
Thứ tư, phải xây dựng lợi thế cạnh tranh cho đơn vị, việc này diễn ra trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh cần của doanh nghiệp, phải biết tạo nét khác biệt để có thể thắng đối thủ cạnh tranh.
Thứ năm, cần phải đổi mới. Đổi mới từ tư duy về thị trường, về cách hoạt động, về con người. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải mạnh dạn "đổi", thì cái "mới" mới xuất hiện.
Thứ sáu, phải xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ, đi cùng với đó là có chế độ đãi ngộ tốt. Ông Đặng Đức Thành cho biết, nếu đơn thuần chỉ quan tâm đến trả lương cho cán bộ, công nhân viên, thì doanh nghiệp sẽ không giữ chân được người giỏi, mà phải quan tâm đến đời sống người lao động, tâm tư, nguyện vọng của họ. "Phải biết lo cho họ, thì họ mới lo cho mình", ông Đặng Đức Thành chia sẻ. Doanh nghiệp cũng cần phải mạnh tay thay đổi những người không phù hợp với nhiệm vụ. Với LienVietBank, ông Hưởng cho hay là không giảm biên chế, nhưng luôn thay đổi nhân sự để tìm ra người phù hợp nhất với vị trí công việc.Từ khóa » Tồn Tại Của Doanh Nghiệp
-
Tại Sao Doanh Nghiệp Tồn Tại? Quan điểm Của Ronald Coase
-
Sự Tồn Tại Của Doanh Nghiệp Trong Môi Trường Kinh Doanh Quốc Tế
-
Những Hạn Chế Thường Gặp Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - UOB
-
Doanh Nghiệp Chấm Dứt Tồn Tại Trong Trường Hợp Nào? - Luật LawKey
-
Những Trường Hợp Doanh Nghiệp Chấm Dứt Tồn Tại
-
Doanh Nghiệp Là Gì? Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp? - Luật Hoàng Phi
-
Mục đích Tồn Tại Của Doanh Nghiệp Là Gì: Các ông Lớn, Cổ đông Hay ...
-
Doanh Nghiệp Làm Gì để Tồn Tại Trong Bối Cảnh Hiện Nay?
-
5 Yếu Tố Cốt Lõi Làm Nên Thành Công Trong Kinh Doanh - Chubb
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Có Những Khó Khăn Là Gì Trong Bối Cảnh Hiện Nay?
-
Một Số Vấn đề Về Tổ Chức, Quản Trị Hoạt động Của Doanh Nghiệp
-
THỦ TỤC CHẤM DỨT TỒN TẠI CỦA CÔNG TY BỊ SÁP NHẬP
-
Tập Trung Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt động Của Khu Vực Doanh Nghiệp ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Công Ty Luật Việt An