Doanh Nghiệp Nhà Nước Giữ Vị Trí Then Chốt Góp Phần Quan Trọng ổn ...
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thủ tướng với doanh nghiệp nhà nước sáng 24-3 - Ảnh: NHẬT BẮC
Chúng ta xác định doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính
Sáng 24-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp nhà nước: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được Đảng, Nhà nước rất quan tâm.
Đánh giá doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vững vai trò quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Tuy nhiên, khu vực này vẫn chưa thể hiện tốt vị thế của mình, chưa phát huy được lợi thế về nắm giữ nguồn lực trong thực hiện sứ mệnh của mình. Vì vậy, việc nhận diện những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp là yêu cầu đặt ra để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước.
Gợi ý các nội dung thảo luận, Thủ tướng đặt vấn đề:
- Vì sao các doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện được vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, hướng dẫn, thu hút, thúc đẩy các thành phần khác phát triển?
- Tại sao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ?
- Tại sao lại có tình trạng như vậy, nguyên nhân là gì, chủ quan và khách quan như thế nào? Do cơ chế chính sách hay tổ chức thực hiện hay do con người?
- Phải chăng là do các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư phát triển ngành nghề chính của mình hay vì nguyên nhân nào khác?
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao; có doanh thu và đóng góp đáng kể vào thu ngân sách nhà nước.
Theo tính toán, tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước hiện là 4 triệu tỉ đồng, mỗi doanh nghiệp có quy mô tài sản bình quân khoảng 4.100 tỉ đồng, cao gấp 10 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Nắm giữ nguồn lực, tạo ra lợi nhuận nhiều hơn nhưng có chỉ số nợ cao nhất
Khối này tạo ra tỉ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân là 10,46%, tỉ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản bình quân là 4,87%, cao hơn khối doanh nghiệp tư nhân; đóng góp 28% thuế và các khoản nộp ngân sách, chi phối các ngành, lĩnh vực quan trọng, chiếm 24,6% tổng vốn đầu tư của Nhà nước và chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tuy vậy, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, ông Dũng cho hay những kết quả mà doanh nghiệp nhà nước đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với nền kinh tế.
Dẫn chứng là giai đoạn vừa qua, khối này chưa có các dự án đầu tư quy mô đủ lớn tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp nhà nước không chỉ có xu hướng giảm dần quy mô và tỉ lệ đóng góp, mà còn có chỉ số nợ cao nhất, chỉ hoạt động hiệu quả được trong một số ngành có lợi thế như khai thác khoáng sản, tài chính ngân hàng, viễn thông.
Trong khi đó, năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế. Các doanh nghiệp này hoạt động thiên hướng nội, về lượng, chưa chú trọng đến chất, đổi mới quản trị còn chậm, cơ chế đãi ngộ, xử lý trách nhiệm vẫn theo quy định như công chức nhà nước nên không tạo được động lực khuyến khích, cán bộ dám chủ động, đổi mới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư đánh giá đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhà nước với kinh tế rất hạn chế - Ảnh: NHẬT BẮC
Đáng chú ý, các dự án đầu tư mới cũng không được chú trọng, thúc đẩy trong thời gian qua nên có rất ít công trình, dự án quy mô lớn được khởi công. Riêng đối với 19 tập đoàn tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước và Viettel, nơi nắm giữ đến gần 90% nguồn lực của khu vực doanh nghiệp nhà nước, chỉ triển khai thực hiện 3 dự án đầu tư nhóm A.
"Việc không tạo ra được năng lực tăng thêm này sẽ dẫn đến trong 5 năm tới, đóng góp của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế sẽ rất hạn chế, khi tỉ trọng đóng góp hiện nay là 29%" - bộ trưởng nói và đánh giá thêm là việc tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp nhà nước vẫn mang tính hình thức, thiếu tầm nhìn chiến lược để phát triển doanh nghiệp, nhất là tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Chỉ ra các nguyên nhân, ông Dũng cho rằng có vấn đề từ hệ thống pháp luật khi các quy định liên quan quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn, tài sản, đất đai, đấu giá, đấu thầu… chưa đồng bộ, phù hợp theo thị trường. Việc củng cố vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước chưa được quan tâm đúng mức khi chủ yếu tập trung đẩy mạnh cổ phần hóa, xử lý tồn tại, yếu kém, tiêu cực của giai đoạn trước.
Trong khi quy định chưa thực sự phân cấp, trao quyền tự chủ, nên các doanh nghiệp nhà nước không được làm hoặc không dám làm những việc đáng ra phải làm bình thường như một doanh nghiệp. Việc chậm trễ ra quyết định đã làm mất đi cơ hội, giảm đi hiệu quả hoạt động. Quy định tiền lương, chế độ đãi ngộ chưa hợp lý, công tác quản lý chưa rõ ràng...
Tăng đầu tư để doanh nghiệp nhà nước có vai trò đầu đàn, dẫn dắt
Chỉ ra những bài học như cần huy động và tập trung nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển, doanh nghiệp nhà nước cần có đầy đủ quyền, nghĩa vụ để hoạt động theo nguyên tắc thị trường, tự chủ kinh doanh, ông Dũng cho rằng thời gian tới cần tăng đầu tư, tăng đổi mới sáng tạo, đổi mới tư duy: doanh nghiệp nhà nước đầu đàn, dẫn dắt cần phải "nghĩ lớn, làm lớn", đầu tư các dự án quy mô lớn, có tính chất lan tỏa…
Gắn phát triển doanh nghiệp nhà nước với chiến lược phát triển ngành, xác định lĩnh vực then chốt có sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước như năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng quan trọng của quốc gia…. Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới sử dụng năng lượng sạch, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…
Cần thay đổi nhận thức, quan điểm về cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư nhà nước, với mục tiêu không phải là rút vốn nhà nước ra khỏi doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp phạm vi, quy mô, mà tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và giá trị đầu tư.
Có tư duy mới về cổ phần hóa, đánh giá chỉ tiêu tài chính tổng thể
Đến nay với 94 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ doanh nghiệp, nên tới đây cần xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích, công cụ quản lý riêng với doanh nghiệp nhà nước, gắn với sứ mệnh từng ngành.
Không áp đặt mệnh lệnh hành chính đối với cổ phần hóa, thoái vốn, mà thực hiện theo nguyên tắc và tín hiệu thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đồng bộ về doanh nghiệp nhà nước, ứng dụng công nghệ thông tin để đo lường, đánh giá hiệu quả, phát hiện sớm các rủi ro, ngăn ngừa sai phạm, thất thoát, lãng phí. Cơ quan quản lý thay đổi cách làm việc, không can thiệp vào quá trình điều hành, quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp.
Phân công một bộ làm đầu mối quản lý nhà nước, gắn cơ chế giám sát trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động với các chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi theo từng dự án/hoạt động cụ thể, nâng cao trách nhiệm giải trình. Nghiên cứu cơ chế, chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới công tác quản lý cán bộ…
Cơ chế chưa đủ ‘mở’ để chọn người giỏi lãnh đạo doanh nghiệp nhà nướcTTO - Việc tuyển chọn nhân lực cấp quản lý, quản trị doanh nghiệp chưa đủ độ mở để tuyển chọn người tài giỏi đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế, thiếu cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi.
Từ khóa » Nợ Của Các Doanh Nghiệp Nhà Nước
-
"Kỳ Tích" Một Doanh Nghiệp Nhà Nước Nợ Phải Trả Gấp Gần 18 Lần ...
-
Nợ Của Doanh Nghiệp Nhà Nước được Chính Phủ Bảo Lãnh Chiếm ...
-
19 ông Lớn Nhà Nước Nợ 1,3 Triệu Tỷ đồng - Vietnamnet
-
Cơ Cấu Nợ Của Doanh Nghiệp Nhà Nước: Sáu ưu Tiên Hành động
-
Những Khoản Nợ Khủng Của Doanh Nghiệp Nhà Nước - VOA Tiếng Việt
-
Cơ Chế Quản Lý Tài Chính đối Với Doanh Nghiệp Có Vốn Nhà Nước
-
Doanh Nghiệp Nhà Nước đang Gánh Nợ Hơn 1,5 Triệu Tỷ đồng
-
Oằn Lưng Trả Nợ Cho Doanh Nghiệp Nhà Nước - Báo Người Lao động
-
Sao Không Tính Nợ Của Doanh Nghiệp Nhà Nước Là Nợ Công?
-
Các Chủ Nợ Tham Gia Tái Cơ Cấu Doanh Nghiệp Nhà Nước được ...
-
Doanh Nghiệp Nào Sẽ Do Nhà Nước Nắm Giữ 100% Vốn điều Lệ Hoạt ...
-
Các Doanh Nghiệp Nhà Nước đang Nợ Hơn 1.000.000 Tỷ đồng
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Luật Việt An
-
Doanh Nghiệp Nợ, Chính Phủ Bảo Lãnh Và Cái Nhìn Toàn Diện