Doanh Nghiệp Nhỏ Là Gì? Đặc Trưng Của Doanh Nghiệp Nhỏ?
Có thể bạn quan tâm
Với số lượng doanh nghiệp nhỏ chiếm số lượng lớn, Việt Nam đã và đang là nơi cần thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Nhưng, doanh nghiệp nhỏ là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ Việt Nam? Dưới đây là những khái niệm và đặc trưng nhất về doanh nghiệp siêu nhỏ.
>> Quy định kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ >> Hướng dẫn chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp >> Doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong những năm qua
I. Doanh nghiệp nhỏ là gì?
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP nói rõ về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ như sau:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp xây dựng, doanh nghiệp nhỏ được xác định với các tiêu chí:
– Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 100 người. – Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng – Tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ được xác định:
– Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân không quá 50 người. – Tổng doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng. – Tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.
II. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ
Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng chế độ kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ nhằm hướng dẫn chi tiết nghiệp cụ và báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây là một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ.
1. Hệ thống tài khoản kế toán
Theo thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, số lượng tài khoản bao gồm tổng số tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3 có 123 tài khoản. Trong đó, hạch toán chi tiết việc gộp, tách, đổi số tài khoản được thể hiện như sau:
– TK tiền mặt (111), Tiền gửi (112) – Phải thu: TK 133, 136, 138, 141 – Hàng tồn kho: TK 151, 152, 153, 154, 156, 157 – Tài sản: Cố định (211, 217), Hao mòn (214) – Phải trả: TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341. – Nguồn vốn: 411, 413, 418, 419, 421 – Doanh thu, thu nhập khác: 511, 515, 711 – Giá vốn, chi phí: 611, 631, 632, 635, 811, 821 – Xác định kết quả kinh doanh 911 – TK đầu tư (121, 128, 221, 228), Xây dựng cơ bản dở dang (241), Chi phí trả trước 242, Dự phòng (229, 352), 353, 356.
2. Hệ thống chứng từ
Hệ thống chứng từ được quy định rõ theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo rõ ràng, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ không tự xây dựng được biểu mẫu chứng từ kế toán cho riêng đơn vị thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán như chi tiết bên dưới.
Hệ thống chứng từ theo chế độ kế toán vừa và nhỏ được quy định theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC bao gồm 37 mẫu biểu chi tiết, gồm: 12 chứng từ ở lĩnh vực lao động tiền lương, 7 ở hàng tồn kho, 2 ở lĩnh vực bán hàng, 2 chứng từ kế toán lĩnh vực tiền tệ, 6 chứng từ về tài sản cố định.
3. Hệ thống sổ kế toán
Ba hình thức sổ kế toán sử dụng trong chế độ kế toán vừa và nhỏ được quy định tại Thông tư 133 như sau, hình thức: Nhật ký chung, Nhật ký – Sổ cái, Chứng từ ghi sổ.
Mẫu biểu sử dụng được ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính.
Các doanh mục biểu mẫu được hệ thống bao gồm: hình thức nhật ký chung có 6 danh mục biểu mẫu, hình thức nhật ký – sổ cái có 1 danh mục biểu mẫu, hình thức chứng từ ghi sổ có 4 danh mục biểu mẫu.
Sổ chi tiết gồm 25 sổ kế toán bao gồm: tiền mặt, tiền gửi (3); hàng tồn kho (3), Tài sản cố định (3), thanh toán công nợ, ngoại tệ (3), tiền vay (1); bán hàng (1); chi phí, giá thành (3); sổ chi tiết tài khoản (1); đầu tư (3); vốn góp (1), thuế GTGT (3).
4. Hệ thống báo cáo
Mẫu biểu dành cho doanh nghiệp nhỏ được ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính.
Tên các báo cáo theo chế độ kế toán vừa và nhỏ được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 133 bao gồm việc chia theo trường hợp đáp ứng/không đáp ứng giả định hoạt động liên tục. Nếu đáp ứng giả định HĐLT, báo cáo gồm:
+ Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu a gồm 37 chỉ tiêu, mẫu b gồm 49 chỉ tiêu (ngắn hạn, dài hạn). + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: gồm 10 chỉ tiêu. + Bản thuyết minh BCTC: Gồm 9 thuyết minh chi tiết và 8 mục thông tin cần điền. + Bảng cân đối tài khoản: toàn bộ số tài khoản trong hệ thống quy định.
5. Cơ quan nộp và hạn nộp BCTC
Nơi nhận báo cáo tài chính được quy định tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanyh nghiệp và cơ quan đăng kí kinh doanh. Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Doanh nghiệp nhỏ có chế độ kế toán phức tạp, chính vì vậy doanh nghiệp nói chung và kế toán doanh nghiệp nói riêng cần chú ý để hiểu kĩ về doanh nghiệp siêu nhỏ là gì, khái niệm và những đặc trưng để giúp hỗ trợ cho doanh nghiệp mình.
>> Quy định kế toán trưởng doanh nghiệp nhỏ >> Hướng dẫn chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp >> Doanh nghiệp thành lập mới cao nhất trong những năm qua
Từ khóa » đặc điểm Chung Của Doanh Nghiệp Nhỏ
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Là Gì? - Luật Sư X
-
Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Vai Trò, đặc điểm Và Giải Pháp Hỗ Trợ
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa ở Việt Nam - Dân Kinh Tế
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa - Luận án Tiến Sĩ
-
Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Là Gì? đặc Trưng Của ...
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEs)
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Hoa Tiêu Tri Thức
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Là Gì? Tiêu Chí Xác định ... - Luật Dương Gia
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Có đặc điểm Gì - Kiến Thức Cho Người Lao Động ...
-
Đặc điểm Của Các Doanh Nghiệp Nhỏ - MISA Startbooks
-
Ưu Và Nhược điểm Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Luật Quốc Bảo
-
THẾ NÀO LÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ?
-
Đặc điểm Cơ Bản Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
-
Thế Nào Là Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ? - Phamlaw