Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Tư Cách Pháp Nhân Không?

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? Chắc hẳn đây là câu hỏi không chỉ gây nhiều thắc mắc cho các nhà đầu tư khi tiến hành thành lập doanh nghiệp. Vậy việc tìm hiểu các loại hình TỔ CHỨC doanh nghiệp và tư cách pháp nhân được quy định ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin của Quý bạn đọc.

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không

Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không

Mục Lục

  • 1 Doanh nghiệp tư nhân là gì
  • 2 Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật
    • 2.1 Pháp nhân là gì
    • 2.2 Điều kiện để có tư cách pháp nhân
  • 3 Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
    • 3.1 Điều kiện doanh nghiệp tư nhân được thành lập
    • 3.2 Xét về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân
    • 3.3 Tính độc lập về tài sản
    • 3.4 Khi tham gia các quan hệ pháp luật
  • 4 Ưu và nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
    • 4.1 Ưu điểm
    • 4.2 Nhược điểm

Doanh nghiệp tư nhân là gì

Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp được phép hoạt động tại nước ta cùng với Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần,…

Tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân tài sản của doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản của doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn.

Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật

Pháp nhân là gì

Tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân

Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Một tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Căn cứ khoản 1, Điều 74 Bộ luật Dân sự  2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân nếu đủ 04 điều kiện:

  • Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
  • Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: là cấu trúc nội tại bên trong bao gồm các cơ quan lãnh đạo đảm bảo cho tổ chức có khả năng để hoạt động trên thực tế và đảm bảo điều hành nhất quán trong hoạt động pháp nhân;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Nghĩa là tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của người thành lập, thành viên của tổ chức, pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn vốn góp;
  • Pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

>> Xem thêm: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Quyền Thành Lập Công Ty TNHH Không?

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Từ những điều kiện trên và xét về bản chấp, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân bởi những nguyên do nhất định.

Điều kiện doanh nghiệp tư nhân được thành lập

Xét về điều kiện thành lập, doanh nghiệp tư nhân được thành lập hợp pháp theo quy định pháp luật doanh nghiệp về hồ sơ đăng ký, trình tự thủ tục luật định.

Xét về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân

Về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân được quy định tại khoản 2 điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Thấy rằng, điều kiện về cơ cấu tổ chức đáp ứng được.

Tính độc lập về tài sản

Theo quy định tại Điều 81 BLDS 2015, tài sản của pháp nhân bao gồm phần vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành biên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Nhưng tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp hiện hành thì Vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh

Vậy, tài sản của DNTN không có tính độc lập với chủ sở hữu của DNTN. Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Tài sản của DNTN và tài sản của chủ DNTN không có sự tách bạch, rõ ràng.

Khi tham gia các quan hệ pháp luật

Xét về điều kiện khi nhân danh chính mình tham gia vào các hoạt động pháp luật, doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập. Tại khoản 3 Điều 190 Luật Doanh nghiệp, trong tất cả các quan hệ tố tụng, DNTN không được phép nhân danh chính công ty tham gia với tư cách nguyên đơn, bị đơn.

Mà chủ DNTN sẽ là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Do đó, kết luận rằng DNTN không có tư cách pháp nhân vì không đáp ứng đủ hai điều kiện:

  • Tài sản của DNTN không có tính độc lập với chủ sở hữu; Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của DNTN;
  • DNTN không có tính độc lập khi tham gia quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng Tài.

Ưu và nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

Ưu nhược điểm khi thành lập DNTN

Ưu nhược điểm khi thành lập DNTN

  • Do chỉ có một chủ sở hữu nên chủ DNTN có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp;
  • DNTN cũng ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp;
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.

Nhược điểm

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Không có sự góp vốn, đáp ứng ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh;
  • DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên hạn chế khả năng huy động vốn;
  • Do một cá nhân làm chủ nên khi đưa ra quyết định vấn đề gì thường độc đoán và thiếu tính khách quan;
  • Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác;
  • Chỉ được quyền thành lập một DNTN.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân

Trên đây là toàn bộ thông tin về tư cách pháp nhân của Doanh nghiệp tư nhân. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc cần tư vấn luật doanh nghiệp. Vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP giải đáp và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Có Tư Cách Pháp Nhân