Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Đặc Điểm Doanh Nghiệp Tư Nhân?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Doanh nghiệp tư nhân là gì?
- Đặc điểm pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
- Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
- Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Luật Hoàng Phi
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chi được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân nói riêng và kinh tế tư nhân nói chung ở Việt Nam được thừa nhận khá muộn so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước và các tổ chức kinh tế tập thể. Chỉ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), kinh tế tư nhân mới được thừa nhận, cùng với đó là sự ra đời của các văn bản pháp luật điều chỉnh về kinh tế tư nhân: Luật Doanh nghiệp tư nhân (năm 1990) và Luật công ty (năm 1990) là những văn bản pháp lý quan trọng, tạo cơ sở cho sự ra đời của hàng trăm ngàn các doanh nghiệp dân doanh như hiện nay.
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp, mang đầy đủ các dấu hiệu của doanh nghiệp nói chung. Để hiểu khái niệm doanh nghiệp tư nhân, cần xuất phát từ khái niệm doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp lý của một doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động kinh doanh với tư cách của doanh nghiệp, tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp thực hiện.
>>>> Tham khảo: Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Đặc điểm pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
(i) Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu
Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thỏa mãn các điều kiện luật định đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hay nói cách khác, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp một chủ, và chủ sở hữu doanh nghiệp là một cá nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Quy định này khiến LDN 2005 khác biệt so với Luật Doanh nghiệp (năm 1999) và Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1996, sửa đổi bổ sung năm 2000); vì các văn bản này quy định: cá nhân Việt Nam thành lập doanh nghiệp một chủ thì doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tư nhân, còn cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp một chủ thì doanh nghiệp đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tính chất một chủ của doanh nghiệp tư nhân được thể hiện các khía cạnh sau:
– Về vốn: chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của lời khai đó. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể bỏ vốn bằng tiền, vàng, ngoại tệ, bản quyền sở hữu công nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất, các tài sản khác để hình thành vốn của doanh nghiệp tư nhân. Tính chất một chủ về vốn đã hạn chế khả năng huy động vốn, đặc biệt là vốn đầu tư của doanh nghiệp, vì nếu phá vỡ đi yếu tố một chủ sở hữu về vốn, doanh nghiệp đó sẽ không còn là doanh nghiệp tư nhân.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình khi thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Về quyền quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp tư nhân là người quyết định duy nhất về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: đầu tư cái gì, sản xuất như thế nào, kinh doanh ra sao… mà không bị bất kỳ ai chi phối, chỉ tuân theo các quy định pháp luật. Điều này khiến doanh nghiệp tư nhân khác với các doanh nghiệp nhiều chủ, vì ở các doanh nghiệp đó, việc quyết định về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải do ý chí của các chủ sở hữu chứ không phải do ý chí của một cá nhân, kể cả cá nhân đó nắm quyền quản lý điều hành doanh nghiệp.
– Về quyền quản lý điều hành doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quản lý điều hành doanh nghiệp. Cụ thể, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách chủ sở hữu.
– Về quyền sử dụng lợi nhuận và nghĩa vụ chịu rủi ro: chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính; đồng thời cũng phải gánh chịu mọi rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không có sự chia sẻ với ai. Với việc phải gánh chịu toàn bộ rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân không thích hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi rủi ro cao, vì có thể dẫn đến phá sản đối với chủ doanh nghiệp.
– Về quyền định đoạt đối với “số phận” của doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền định đoạt mọi vấn đề liên quan đến tài sản cũng như tổ chức doanh nghiệp như: có quyền thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp; có quyền bán, cho thuê, tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp tư nhân là tài sản riêng của chủ doanh nghiệp, vì thế chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền định đoạt với tư cách là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp.
(ii) Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
– Trách nhiệm vô hạn được hiểu là trách nhiệm về tài sản của chủ doanh nghiệp mà không bị giới hạn bởi mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu làm ăn thua lỗ, chủ đầu tư phải đem toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để trả nợ cho đến hết nợ, kể cả tài sản bỏ vào kinh doanh (tài sản thương sự) hay tài sản không bỏ vào kinh doanh (tài sản dân sự). Như vậy, trách nhiệm vô hạn không tránh được rủi ro cho chủ đầu tư.
– Lý do chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh, vì ở doanh nghiệp tư nhân, tài sản đầu tư tại doanh nghiệp (tài sản thương sự) và tài sản khác của chủ doanh nghiệp (tài sản dân sự) không có sự tách bạch rõ ràng. Hai loại tài sản này có cùng một chủ sở hữu, và lợi ích của chủ sở hữu là thống nhất. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đủ dấu hiệu để trở thành pháp nhân theo quy định Bộ Luật dân sự. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm của một thể nhân là trách nhiệm vô hạn.
– Thời điểm chủ doanh nghiệp tư nhân bắt đầu phải chịu trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thời điểm chủ doanh nghiệp tư nhân bị áp dụng chế độ trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà tài sản còn lại của doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ của doanh nghiệp.
Mặt tích cực của chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng thiết lập quan hệ với khách hàng, kể cả với ngân hàng trong việc vay vốn, vì chế độ chịu trách nhiệm vô hạn là một bảo đảm cho các chủ nợ cũng như bạn hàng. Mặt hạn chế của chế độ chịu trách nhiệm này là không tránh được rủi ro cho chủ đầu tư, nếu chủ đầu tư kinh doanh thua lỗ phá sản.
(iii) Về tư cách pháp lý: doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, vì không đủ các điều kiện trở thành pháp nhân theo quy định của Bộ Luật dân sự (năm 2015) (như đã phân tích trên)
Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp, vì vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền định đoạt mọi vấn đề liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có các quyền sau đối với doanh nghiệp:
a. Quyền cho thuê doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Như vậy, với tư cách là một tài sản của mình, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê doanh nghiệp như cho thuê các tài sản khác. Nhưng vì doanh nghiệp tư nhân là một chủ thể kinh doanh, có nhiều mối quan hệ với chủ nợ, với bạn hàng, với các chủ thể có liên quan khác nên về thủ tục, chủ doanh nghiệp tư nhân phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế.
Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê. Như vậy, mặc dù không trực tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh mà cho người khác thuê doanh nghiệp của mình, chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là chủ sở hữu vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp khi cho thuê.
b. Quyền bán doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Cũng giống như khi cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp như bán các tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên về thủ tục, chủ doanh nghiệp tư nhân phải làm các việc sau:
– Chậm nhất 15 ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.
– Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
– Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
c. Quyền tạm ngừng kinh doanh
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên về thủ tục, chủ doanh nghiệp tư nhân phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Việc thông báo này không chỉ giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động của doanh nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp được miễn, giảm thuế trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.
Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn khách hàng thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc thành lập Doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tư nhân gồm các tài liệu sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
– Bản sao CMND công chứng của chủ doanh nghiệp.
– Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
– Các thông tin về công ty định thành lập doanh nghiệp như tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân tới Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký hoạt động của DNTN.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin doanh nghiệp;
– Nộp hồ sơ giấy sau khi đã được chấp nhận chứng tuyến;
Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân tại cơ quan đăng ký
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp tư nhân, tiến hành thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 5: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, sau đó sẽ tiến hành thông báo số TKNH cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 6: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 7: Mua chữ ký số để đóng thuế môn bài qua mạng bằng và kê khai thuế hàng tháng/quy cho doanh nghiệp tư nhân;
Bước 8: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT).
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Luật Hoàng Phi
– Tư vấn mô hình và Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân
– Tư vấn về phương thức quản lý đối với doanh nghiệp tư nhân
– Tư vấn về vốn đầu tư của Chủ Doanh nghiệp;
– Tư vấn về tăng, giảm vốn đầu tư trong quá trình doanh nghiệp tư nhân hoạt động
– Tư vấn các quy định về cho thuê đối với doanh nghiệp tư nhân
– Tư vấn các quy định về Bán Doanh nghiệp tư nhân
– Các vấn đề khác có liên quan đến doanh nghiệp tư nhân
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn và báo giá dịch vụ:
– Yêu cầu tư vấn: 1900 6557
– Yêu cầu dịch vụ: 0981.393.686 – 0981.393.868
– Yêu cầu dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Điện thoại: 024.628.52839 (HN) – 028.73090.686 (HCM)
– Email: lienhe@luathoangphi.vn
Từ khóa » Hình Thức Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Loại Hình Doanh Nghiệp Tư Nhân: Cách Thức Tổ Chức, ưu Và Nhược ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Tư Nhân - Phan Law Vietnam
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Những điều Bạn Cần Biết
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Cơ Cấu Tổ Chức Quản Lý DNTN
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì ? Khái Niệm Và đặc điểm - Luật LawKey
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì? Khái Niệm, Đặc điểm & Ưu Nhược điểm
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Và Quy Trình Thành Lập
-
Sơ đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÀ GÌ - CÔNG TY LUẬT ...
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Theo Quy định Mới Nhất
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Gì ? Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Là Cá Nhân Hay Tổ Chức ? - Luật Minh Khuê
-
Đặc điểm, Tổ Chức Quản Lý Doanh Nghiệp Tư Nhân - Luật Everest