Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Vai Trò, đặc điểm Và Giải Pháp Hỗ Trợ
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bộ phận doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong nền kinh tế chung của Việt Nam và trên toàn thế giới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò gì trong nền kinh tế? Các đặc điểm và giải pháp để có thể tối ưu chi phí, tối đa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của MSpace.
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là tên gọi tắt của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa được đánh giá theo tiêu chí về vốn, nguồn nhân công lao động và doanh thu sản phẩm. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỉ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỉ. Ở Việt Nam doanh nghiệp vừa là có từ 200 đến 300 nhân công lao động, từ 10 đến 20 người lao động là doanh nghiệp nhỏ và dưới 10 người được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được biết đến với tên SME, SMEs hay SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân sử dụng theo năm.
Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỉ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh. Hiện nay có tổng số 95% các doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại Việt Nam hoạt động dưới mô hình này. Vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sóc cho nền kinh tế.
- Làm cho nền kinh tế năng động: Vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh và thay đổi phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế.
- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
- Là trụ cột của kinh tế địa phương: Nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
- Đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp trong một quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới. Với khả năng sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội hiện nay và tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn lên tới 65% cho người lao động trên toàn cầu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tận dụng nhân công tại địa phương để sử dụng nhờ đó giải quyết rất nhiều bài toán nhân lực cho cơ quan nhà nước.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn khá hạn hẹn và thường không tiếp cận với nguồn vốn lớn từ các ngân hàng đầu tư. Điều này gây ra hạn chế trong việc đổi mới trang thiết bị và xúc tiến phát triển công việc cho các doanh nghiệp này.
Doanh nghiệp nhỏ có sự cạnh tranh gắt gao với các công ty tập đoàn lớn cùng làm dịch vụ với nhau. Bởi vậy các doanh nghiệp nhỏ thường gặp thua thiệt trong việc chiếm lĩnh thị trường đặc biệt ở những khu vực nước ngoài.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại chứ không tập trung vào sản xuất và chế biến. Chủ yếu là các nghành nghề liên quan đến mua bán sản xuất đồ dùng các loại dịch vụ và phân bố hàng tiêu dùng.
Khó khăn gặp phải của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là: nguồn vốn (62%), nguồn khách hàng (60%), nhà xưởng (55%), pháp lý (45%), nguồn nhân lực...
Theo các phân tích của chuyên gia, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng hầu hết nguồn lực cho đầu tư nhà xưởng, mặt bằng, trang thiết bị máy móc ban đầu. Do vậy doanh nghiệp không còn rất ít “lực” để triển khai những hoạt động khác. Vì thế họ rất cần sự đầu tư, hỗ trợ từ ngân hàng và các chính sách hỗ trợ từ nhà nước để giúp giảm bớt "gánh nặng" đầu tư ban đầu, cũng như rất cần những "bà đỡ" (các mô hình nhà xưởng tiêu chuẩn dịch vụ chuyên biệt) để họ yên tâm tập trung sản xuất và vận hành kinh doanh.
Từ những khó khăn này dẫn đến các doanh nghiệp SME hầu như rất khó khi cần mở rộng quy mô, thay đổi thiết bị, công nghệ, cải tiến kỹ thuật và một vòng lẩn quẩn các khó khăn cứ tiếp tục chồng chất.
Giải pháp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngoài việc trông chờ vào các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm đến các giải pháp để tiết kiệm chi phí cho mình. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì vấn đề tiên quyết là bản thân doanh nghiệp phải tự mình thay đổi, luôn cập nhật thông tin, kiến thức mới, chủ động thay đổi công nghệ, đổi mới sáng tạo và tìm kiếm những giải pháp mới để có thể hoạt động hiệu quả nhất.
Một giải pháp được đưa ra và có tính ứng dụng cũng như hiệu quả cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí cố định đó là tham gia vào nền kinh tế chia sẻ. Trong đó có một loại dịch vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động vận hành của doanh nghiệp đó là Văn phòng chia sẻ.
Văn phòng chia sẻ không chỉ chia sẻ không gian, chia sẻ tiện ích và dịch vụ mà còn chia sẻ chi phí cho các doanh nghiệp cùng tham gia. Đặc biệt với các nhà cung cấp văn phòng chia sẻ chuyên nghiệp thì lợi ích mà doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được còn lớn hơn nữa với việc có được một chế độ vận hành chuyên nghiệp hơn, tận hưởng một môi trường làm việc lý tưởng hơn cho nhân viên của mình, hỗ trợ thúc đẩy các cơ hội trong kinh doanh với chính các doanh nghiệp cùng nằm trong một cộng đồng văn phòng chia sẻ.
Xem thêm:
Văn phòng chia sẻ là gì? Tất tần tật về văn phòng chia sẻ
TOP 10 thương hiệu cho thuê văn phòng uy tín tại Hà Nội
Lợi ích của văn phòng chia sẻ về các cơ hội tiềm năng
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ lệ lớn đóng góp vào GDP của cả nước, với nguồn vốn thấp và nhiều khó khăn trong hoạt động nên rất cần có các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và Chính phủ để có thể thuận lợi hơn trong việc thành lập và hoạt động kinh danh. Ngoài ra doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nên có những động thái chủ động tìm kiếm giải pháp tối ưu chi phí và tối đa lợi nhuận cho chính mình để có được kết quả kinh doanh tốt nhất.
Nguồn tham khảo: lsvn.vn
--------------
Doanh nghiệp cần tư vấn về dịch vụ văn phòng chia sẻ, vui lòng liên hệ với MSpace theo các phương thức sau:
- Hotline: 0888.04.8855
- Fanpage: https://www.facebook.com/chothuevanphongcaocap/
Hoặc vui lòng để lại thông tin tại website để được tư vấn viên liên hệ sớm nhất:
Nhận tư vấn
|
Các bài viết khác:
Đặc điểm nhận biết doanh nghiệp có khả năng bứt phá sau dịch
Văn phòng chia sẻ là gì? Những lưu ý khi thuê văn phòng chia sẻ
Có nên thuê văn phòng trọn gói để thành lập văn phòng đại diện?
Từ khóa » đặc Trưng Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
-
Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Là Gì? đặc Trưng Của ...
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Là Gì? - Luật Sư X
-
Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Là Gì? Tiêu Chí Xác định ... - Luật Dương Gia
-
Vai Trò Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Nền Kinh Tế Việt Nam
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa ở Việt Nam - Dân Kinh Tế
-
[PDF] ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEs)
-
Ưu Và Nhược điểm Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Luật Quốc Bảo
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Hoa Tiêu Tri Thức
-
Đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa - Luận án Tiến Sĩ
-
THẾ NÀO LÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ?
-
Thế Nào Là Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ? - Phamlaw
-
Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Là Gì? Cách Xác định ... - Luật Hoàng Phi
-
Tiêu Chí Xác định Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ - Siêu Nhỏ Mới Nhất
-
B. Khái Niệm Và đặc điểm Của Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa - Tài Liệu Text