Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Không Quá Lo Hiệu ứng Tiêu Cực
Có thể bạn quan tâm
Tác động trực tiếp không đáng kể
Những đòn trừng phạt cứng rắn từ Mỹ và các nước châu Âu nhắm vào Nga đang khiến hoạt động thương mại và giao dịch tài chính của nước này trở nên cực kỳ khó khăn. Mới đây, 120 tổ chức môi trường và nhân quyền và nhà hoạt động xã hội của Ukraine, Belarus, EU, Anh và Mỹ đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ cùng sản phẩm gỗ từ Nga.
Nga là quốc gia có nguồn tài nguyên rừng rất lớn, với diện tích 815 triệu ha và lượng gỗ khai thác hàng năm lên tới trên 200 triệu m3, tương đương 10% tổng lượng cung gỗ toàn cầu. Điều này khiến nhiều người lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp trong nước khi nguồn cung gỗ lớn của thế giới có nguy cơ bị chặn đứng, nhất là với những doanh nghiệp đang phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Tuy nhiên, ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends đánh giá, nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Nga cho Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó, việc suy giảm nguồn cung này trong tương lai sẽ không có tác động trực tiếp đáng kể đến doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
Vị chuyên gia này dẫn chứng số liệu, năm 2021, kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Nga chỉ đạt khoảng 55 triệu USD, tương đương 2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam từ tất cả các nguồn trong cùng năm. Gỗ xẻ, gỗ dán, veneer là các mặt hàng nhập khẩu chính.
Ở chiều ngược lại, theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, Nga chưa phải là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường này chỉ đạt khoảng 7,3 triệu USD, tương đương 0,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam ra thế giới.
Theo chia sẻ của bà Phạm Châu Dung, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Phát triển Nguyễn Hoàng (thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital) - doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất phục vụ thị trường xuất khẩu, chiến sự giữa Nga và Ukraine không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Bởi lẽ, đây không phải là thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên liệu chính của Công ty.
“Thị trường xuất khẩu chính của Nguyễn Hoàng là các nước châu Âu và Mỹ. Do đó, không có sự ảnh hưởng trực tiếp nào về nguồn cung nguyên liệu và đơn hàng xuất khẩu”, bà Châu Dung khẳng định.
Công ty cổ phần Gỗ An Cường (mã ACG) cũng phản hồi rằng, ảnh hưởng từ cuộc chiến này là không lớn và chuỗi cung ứng của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo, do trên 95% nguyên liệu gỗ đầu vào từ nguồn nội địa. Các nhà cung cấp của An Cường sử dụng nguyên liệu chính từ rừng trồng ở Việt Nam (chủ yếu là gỗ cao su và gỗ tràm).
Cùng với đó, phần lớn doanh thu cũng đến từ thị trường nội địa. Về thị trường xuất khẩu, An Cường chủ yếu xuất khẩu đến Mỹ, Canada, Nhật và một vài nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, sự kiện được cho là “đòn đau” với ngành gỗ này không có ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ cũng như việc thu hồi công nợ của Công ty.
Tại đại hội đồng cổ đông mới đây của Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành (mã GDT), bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cho biết, đến nay, vẫn chưa thể kết luận được tác động từ chiến sự giữa Nga – Ukraine với doanh nghiệp.
“Nhưng do thường xuyên theo dõi tình hình nên chúng tôi tự tin có thể đưa ra ứng biến nhanh chóng với những quyết định phù hợp”, bà Liễu khẳng định.
Các đơn hàng xuất khẩu của Đức Thành thường theo hình thức FOB, nên dù cước vận tải biển đang tăng (do ảnh hưởng của khủng hoảng địa chính trị), lợi nhuận của Công ty cũng không bị ảnh hưởng.
Tất nhiên, như chia sẻ của lãnh đạo Công ty, “phía khách hàng sẽ gặp khó khăn nên trong một vài trường hợp, Công ty chấp thuận giảm một ít lợi nhuận để chia sẻ với khách hàng và cũng để giúp Công ty mau chóng thu hồi vốn”.
Dù vậy, ngành gỗ Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới, tác động của cuộc chiến là khó tránh khỏi.
Giá gỗ nguyên liệu trên thị trường thế giới có thể tăng lên, làm tăng chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, từ đó làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phía Gỗ Đức Thành tiên liệu, giá nguyên liệu tăng sẽ tạo ra tác động ít nhiều đến doanh nghiệp.
“Ngoài ra, chiến tranh xảy ra đã làm xăng dầu tăng giá, tiền cước vận chuyển đến các nước tăng, giá thành bán ra cũng tăng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và quyết định mua hàng của đối tác, dẫn tới đơn hàng bị chậm”, bà Phạm Châu Dung phân tích.
Đồng quan điểm, Gỗ An Cường nhìn nhận, giá xăng dầu và giá cước vận tải tăng khá mạnh trong thời gian qua cũng có tác động nhất định đến chi phí vận tải nội địa của Công ty, cùng chi phí vận tải của các nhà cung cấp và khách hàng của Công ty nói chung. Trong khi đó, biến động chi phí logistics quốc tế sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến việc bán hàng của Gỗ An Cường nhờ phương thức bán hàng FOB.
Doanh nghiệp gỗ kỳ vọng có năm “ăn nên làm ra”
Sự bình tĩnh của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trước biến động địa chính trị có thể thấy rõ qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao trong năm nay.
Sự bình tĩnh của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ trước biến động địa chính trị có thể thấy rõ qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao trong năm nay.
Cụ thể, Gỗ Đức Thành công bố mục tiêu doanh thu thuần năm 2022 đạt 500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 94,3 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 48% và 55% so thực hiện năm 2021. Trong đó, doanh thu xuất khẩu dự kiến tăng 48% lên 425 tỷ đồng, chiếm 85% kế hoạch doanh thu thuần. Doanh thu nội địa và các mảng khác dự kiến sẽ tăng 44%, lên 75 tỷ đồng, chiếm 15%.
Bà Lê Hải Liễu thông tin thêm, năm nào Gỗ Đức Thành cũng có các đơn hàng gối đầu từ năm trước chuyển sang. Năm 2022, Công ty đề ra mức tăng trưởng trên là do Công ty đã đổi mới công nghệ sản xuất và xây dựng mở rộng diện tích sản xuất. Bên cạnh đó, xuất khẩu vẫn là mục tiêu chủ lực của Công ty “vì nhanh gọn và cho doanh thu lớn”.
Năm 2022, Nguyễn Hoàng đặt mục tiêu doanh thu 650 tỷ đồng, lợi nhuận 60 tỷ đồng. Công ty cho biết, trong năm tới, Công ty sẽ tiếp tục duy trì quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống và có thể hạn chế nhận những đơn hàng từ Nga hoặc Ukraine để giảm thiểu ảnh hưởng bởi các sự kiện địa chính trị căng thẳng.
Trong khi đó, Gỗ An Cường đã đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần 4.242 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 550 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 29% và 22% so với thực hiện năm 2021. Ban lãnh đạo Công ty đánh giá đây là kế hoạch khá thận trọng do diễn biến khó lường của tình hình thế giới nói chung và cung - cầu của thị trường nội địa nói riêng,
Để thực hiện được mục đề ra, An Cường cho biết sẽ nghiêm túc thực hiện chiến lược kinh doanh đã hoạch định. Theo đó, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh thị phần trong nước, đồng thời gia tăng xuất khẩu sang các thị trường phát triển có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như Mỹ, Canada, Nhật Bản…
Từ khóa » Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Lớn Nhất Việt Nam
-
10 CÔNG TY GỖ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM - Báo Cáo Công Ty
-
Top 8 Công Ty Xuất Khẩu Gỗ Hàng đầu Tại Việt Nam
-
Top 5 Công Ty Xuất Khẩu Gỗ Hàng đầu Việt Nam
-
Xuất Khẩu Gỗ - CafeF
-
TOP Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Năm 2020
-
Top 10 Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gỗ Hàng đầu Tại Việt Nam Trong Quý ...
-
Top 9 Công Ty Có Doanh Thu Xuất Khẩu Gỗ Hàng đầu Tại Việt Nam
-
Top 10 Công Ty đồ Gỗ Nội Thất Lớn Nhất Việt Nam
-
Danh Sách Nhà Máy Chế Biến Gỗ Quy Mô Lớn Nhất Việt Nam 2019
-
Nhiều Cơ Hội Xuất Khẩu đồ Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Sang Canada Nhờ ...
-
Chuyên Gia Trung Quốc Lưu ý Doanh Nghiệp Việt Nam 8 điểm Khi ...
-
5 Thị Trường Nhập Khẩu đồ Nội Thất Bằng Gỗ Lớn Nhất Thế Giới, Thị ...
-
Trung Tâm Phân Phối Gỗ Lớn Nhất Việt Nam đi Vào Hoạt động
-
Xuất Khẩu Tạo đà Cho Doanh Nghiệp Ngành Gỗ Tăng Trưởng