Doanh Nhân Trước Hết Phải Thành Thật Với Chính Mình

Tấm gương
Trình diễn thời trang
Chương trình khuyến mại
Sản phẩm được ưa chuộng nhất
Nhân viên xuất sắc trong tháng
Nhân viên vi phạm kỷ luật
Liên kết website
Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình

Trực tuyến trênTuần Việt Nam, Thượng tọa Thích Huyền Diệu và doanh nhân Lê Thăng Long cùng trao đổi về đạo Phật và trách nhiệm xã hội của doanh nhân, sự ảnh hưởng và khả năng lan tỏa của giáo lý đạo Phật trong hành xử của người làm kinh doanh.

Tuần Việt Nam giới thiệu toàn văn nội dung trực tuyến.

“Liên hợp quốc phật tự” và sự nhiệm mầu

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hôm nay, VietNamNet trân trọng giới thiệu vị khách mời của chương trình, Thượng toạ Thích Huyền Diệu, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới, người xây cất hai ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc tự ở Bồ Đề Đạo tràng (Bodh Gaya, Ấn Độ - nơi Đức Phật Thích ca đã ngộ giác) và tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini, Nepal) - nơi Đức Phật ra đời. Hôm nay, về Việt Nam, thầy sẽ chia sẻ với độc giả VietNamNetvề Phật giáo và lương tâm trách nhiệm xã hội của doanh nhân. Tham dự cùng thầy Huyền Diệu có doanh nhân Lê Thăng Long, TGĐ Công ty cổ phần Innotech. Trước hết, xin thầy giới thiệu về hai ngôi chùa và công việc thầy đã làm ở Nepal và Ấn Độ.

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Sinh ra ở VN nhưng tôi sống ở VN chỉ mười mấy năm, phần lớn thời gian tôi ở nước ngoài, suốt 40 năm qua. Tôi luôn muốn làm gì đó để cám ơn đất nước và đạo Phật VN, nơi tôi sinh ra gặp những người thầy Hoàng Nhân (trong cuốn sách Lòng tri ân).

Cách đây mấy chục năm, đến đất Phật nhưng tôi không thấy những ngôi chùa, tôi khấn nguyện có ngôi chùa Việt Nam như bao ngôi chùa khác. Và qua bao nhiêu năm, chúng ta đã có ngôi chùa VN ở đất Phật, cả hai nơi: một nơi đức Phật ra đời và một nơi đức Phật đắc đạo, Nepal và Ấn Độ.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thầy có thể nói rõ hơn về hai ngôi chùa đó?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Ngôi chùa ở Ấn Độ tôi tha thiết từ lâu, nhưng rất khó khăn. Các ngôi chùa ở Ấn Độ đều là thành tựu nhờ vua chúa, Chính phủ nước đó ủng hộ. Còn ngôi chùa Việt Nam là tôi đi dạy học, làm mướn, cùng với Phật tử ủng hộ, dành tiền. Đó là một quá trình rất gian nan.

Ở Việt Nam cũng như các nước nơi có cộng đồng người Việt, người dân ít nhiều đi chùa đều có cúng còn ở Ấn Độ, không những người đi chùa không cúng cho thầy, mà thầy cúng cho người đi chùa, vì họ nghèo khó. Nhưng tôi thấy mầu nhiệm là đã thành công. Ngôi chùa Bồ Đề Đạo tràng đó là sự tha thiết của tôi.

Còn ngôi chùa thứ hai ở Nepal là ngôi chùa bất thình lình. Cách đây mấy chục năm, tôi tới Lâm Tỳ Ni, thấy nơi đó điêu tàn, không thấy chùa, tôi đã rớt nước mắt. Khi phát hiện đó chính là nơi đức Phật sinh, tôi đã khấn niệm nhiều điều, trong đó, có điều trước khi nhắm mắt xin cho con được nhìn thấy thánh địa Lâm Tỳ Ni phát triển.

Sau bao nhiêu năm trường, tôi thấy có sự hiển hiện: là một người thường nhưng tôi được nhà vua cho máy bay sang rước để cho đất. Chuyện này tôi đã viết rõ trong "Khi hồng hạc bay về".

Khi có đất, tôi cũng chưa biết mình làm gì. Nếu có tiền, mình cất ngôi chùa lớn thì ngoại đạo, tà giáo vô đánh riết cũng sập. Sau khi trì chú, tập kinh, niệm phật, trong đầu tôi nảy ra ý định muốn bảo vệ Lâm Tỳ Ni thì cần phải có cụm chùa quốc tế, mỗi nước có một ngôi chùa.

Do đó, tôi thành lập uỷ ban quốc tế, tạo thành "Liên hợp quốc phật tự". Ban đầu ai cũng bảo chuyện đó là không tưởng. 15 năm sau, nơi vùng lầy Phật giáo đó đã trở thành "Liên hợp quốc phật tử", với sự tham gia của 25 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Triều Tiên, Mông Cổ, Campuchia và những nước Âu Tây như Đức, Áo, Pháp. Tại Lâm Tỳ Ni có những thư viện tối tân nhất thế giới.

Đây là chuyện màu nhiệm không ai tưởng tưởng được. Chuyện này thành được là nhờ sự cầu nguyện của chư vị tôn đức tăng ni, trong cũng như ngoài nước và phật tử cầu nguyện, nên tiếng nói của tôi được lắng nghe.

Lâm Tỳ Ni tuy là vùng sâu xa hẻo lánh nhưng Chính phủ Nepal mới quyết định thành lập phi trường quốc tế tại đây. Đây là một thành công mà mọi người Việt Nam đều có thể xem là đóng góp chung, không phải là tác phẩm của riêng tôi. Nếu không có sự đóng góp, cầu nguyện của quý vị, Lâm Tỳ Ni đã không được như ngày hôm nay.

Phép lạ tồn tại trong mỗi người

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nếu không có những tâm huyết của thầy, đưa ý tưởng khai phá thì Lâm Tỳ Ni không có được như ngày hôm nay. Liệu thầy có mở rộng ra những tôn giáo khác nữa không, bởi mỗi tôn giáo có cái hay riêng, ví dụ không chỉ có những chùa của đạo Phật mà có nhà thờ ở Lâm Tỳ Ni?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Có. Ban đầu tôi làm ai cũng ngạc nhiên. Tôi quý Phật, nhưng cũng quý Chúa, quý Thần Ấn Độ. Tôi là người tán đồng, cổ suý cho thành lập các nhà thờ Hồi giáo ở xung quanh. Ngay Jerusalem cũng không có nhà thờ nào nhưng ở đây thì có. Đây là ý tưởng của tôi.

Tôi cho rằng, tôn giáo đóng vai trò trong xã hội và phải có sự hoà hợp với nhau.

Ban đầu nhiều người ngạc nhiên hỏi, thầy Huyền Diệu là Phật giáo, tại lại hỗ trợ người Thiên chúa giáo, Hồi giáo dựng nhà thờ, lập trường? Tôi nói điều đó tốt thôi, các tôn giáo đều có cái hay, cái tốt.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Liệu tôn giáo có trở thành nơi liên kết các quốc gia chung sống hoà bình, nhất là những nơi đang chiến tranh, xung đột?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Điều này rất quan trọng. Tôn giáo đóng vai trò quan trọng. Người lãnh đạo tôn giáo phải có an lạc, hoà bình, nói sao phải làm vậy, không nói một đường làm một nẻo.

Các tôn giáo đều dạy người ta "làm lành lánh dữ". Những người theo tôn giáo đó phải áp theo lời của giáo chủ, cũng như chúa Kitô dạy phải đem tình thương...

Riêng tôi, dù theo đức Phật nhưng tôi thấy mỗi tôn giáo đều có cái tốt, cái hay, nhưng phải hoà hợp với nhau, hoà bình, hiểu biết, thông cảm và thương yêu. Nếu tôn giáo mà làm con người buồn phiền không phải là tốt. Điều quan trọng nhất là phải phát huy lời dạy của Phật, của Chúa, chúng sinh đã khổ nhiều quá rồi, mình không làm được gì cho họ thì cũng đừng mang cho họ buồn, khổ.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tôn giáo cũng cần nghĩ tới hoà hợp, bác ái. Đó cũng là chất của đạo Phật, hướng tới cái từ bi, bác ái. Và cần lan toả cái chất đó ở các tôn giáo khác?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Gặp giáo chủ nhiều tôn giáo khác, tôi thấy họ đều hay, chỉ có đệ tử sai con đường gây nên đau khổ.

Ông bà ta có câu: "Ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng, thằng điên". Với các đệ tử của tôi, tôi đều thấy có những điều họ học tôi, nhưng cũng không ít điều tôi học từ họ.

Có người hỏi tôi tại sao thầy đi tới đâu thì đem hoà bình tới đó? Thực ra phương pháp của tôi rất đơn giản. Tôi đi tới đâu mà người ta không vui vẻ với tôi, thì tôi sẽ tự đi. Đi vào phiên họp, thấy người ta cãi lộn tiền tài, danh vọng, tôi rút lui. Thế là không có chiến tranh. Tôi không tranh cãi, không hơn thua.

Nhiều người cứ nghĩ rằng tôi có phép lạ nào đó, nhưng thực ra đó là phép lạ mà người nào cũng có. Mình không áp chế ai.

Cạnh tranh kinh doanh và an tĩnh tâm hồn: hai mặt của một đồng xu

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Còn anh Long, con đường tìm đến đạo Phật của anh như thế nào?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Tôi đến đạo Phật cũng là sự tình cờ khi chúng tôi thông qua quan hệ với trung tâm VN con người gặp các bác đạo Phật. Mọi người khuyến khích tìm hiểu đạo Phật, từ đó chúng tôi có hoạt động đóng góp, gắn bó với đạo Phật như câu lạc bộ chống HIV/AIDS, hoạt động từ thiện, nhân đạo..

Cái này cũng là cơ duyên, thông qua mình có cái tâm, trong quá trình làm việc hướng tới cộng đồng.

Được sự hướng dẫn với các Phật tử tốt, chúng tôi có cảm nhận với đạo Phật và đóng góp chút gì vào hoạt động của đạo Phật.

Chúng tôi cũng có quan hệ với đạo Thiên Chúa, như nhà thờ đá Phát Diệm, từ đó có nhịp cầu giao lưu văn hoá và học hỏi, thông qua đó hoạt động DN không chỉ đem lợi ích kinh tế mà mang lợi ích xã hội.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bản thân anh thấy đạo Phật đã mang lại gì cho anh?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Thông qua đạo Phật, chúng tôi thấy mình được lắng nghe, học hỏi các thầy, các Phật tử về sự hy sinh, yên tĩnh và bình an trong tâm hồn, cân bằng cuộc sống của mình.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có gì mâu thuẫn giữa cuộc sống kinh doanh phải cạnh tranh vươn lên với cái tĩnh tại, bình an trong tâm hồn theo đạo Phật?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Điều này giống như một đồng xu hai mặt, một bên sống với cuộc sống cạnh tranh vươn lên, một bên phải sống với chiều sâu bình lặng trong tâm hồn.

Lắng nghe thầy Huyền Diệu, thầy đã truyền cho chúng tôi mật pháp: mỗi ngày phải có ít nhất 1 tiếng tu tập, yên tĩnh trong tâm hồn, để rèn luyện, để có sức mạnh hơn vào bước ngày mai sẽ đến. Đó là sức mạnh âm - dương hay đồng xu hai mặt của cuộc sống.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ý kiến của thầy Huyền Diệu như thế nào?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Cuộc sống của mình quá ngắn ngủi, rất quý, đừng để mất nhiều thời gian. Ngày có 24 giờ, anh phải để vài giờ cho mình, để sự an tĩnh tâm hồn, sức khoẻ tốt thì mới làm việc tốt. Nhiều người thích tiền lắm, vài tiếng ngủ còn lại chỉ nghĩ đến tiền. Nếu bình thản nghĩ, chúng ta cần tiền nhưng đó chỉ là phương tiện trong cuộc sống.

Như anh Long nói, sự an tĩnh trong tâm hồn rất quan trọng. Một lát nữa tôi sẽ có 4 chìa khoá vàng tặng anh em.

Thử nghĩ xem, nếu trong cuộc sống, người nào có 7- 10 triệu đôla, thậm chí cả trăm triệu đôla nhưng không có sự an lạc trong tâm hồn, sẽ không có an lạc, hạnh phúc. Điều này áp dụng đối với mọi người, không chỉ giới kinh doanh mà người làm chính trị, giới tu hành.

Con người khác thú vật là biết thưởng thức cái hay, cái đẹp trong cuộc đời này. Nhà kinh doanh cần có tiền nhưng tiền đúng. Nếu nói mình là người kinh doanh làm sao có lời và cái lời đó mọi người phải có an lạc. Nếu không có an tĩnh tâm hồn, không phải con người tốt. Con người sinh ra không phải vì quyền hành, tiền bạc mà còn có gì tốt cho mình, xã hội và nhiều người khác.

“Tu giữa cuộc sống”

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong điều kiện hiện nay, kinh tế thị trường sơ khai, đang xây dựng, còn nhiều bất cập, có hệ luỵ, như ứng xử nhận thức không đúng, hành động chộp giựt.. Anh Long nghĩ như thế nào, đặc biệt, đạo Phật giúp được gì trong vấn đề này?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Trong hoàn cảnh hiện nay, làm kinh doanh rất khó, giữa một bên là phải cạnh tranh, thi đua, một bên phải trong khung cơ chế, phải vượt qua rất nhiều.

Để thực hiện kinh doanh thành công, người doanh nhân phải có ba đức tính: có văn hoá, bao gồm cả văn hoá tâm linh, (đạo Phật giúp ta hành xử có văn hoá); có dũng khí, dám chấp nhận thất bại, mạnh dạn thực hiện ý muốn của chúng ta. (Như trường hợp thầy Huyền Diệu, khi thầy có 60 đôla để xây dựng chùa ở Lâm Ty Ni, thầy nghĩ việc đó khó nhưng vẫn làm, phải có dũng khí); ba là có trí tuệ, học nhiều để làm đúng luật pháp và vượt lên những khó khăn.

Một trong những sức mạnh của đạo Phật khi đưa chúng ta vào sự yên tĩnh, thăng bằng, có chiều sâu, để khi hành động sẽ bình tĩnh, và quyết tâm.

Nếu biết cách, những khó khăn trong kinh doanh là thử thách tốt để kinh doanh và thực hiện việc "tu giữa cuộc sống", không chỉ cho bản thân mà xã hội, không chỉ VN mà thế giới.

Thầy Huyền Diệu chính là tấm gương doanh nhân mà chúng ta có thể học

Điều tiên quyết là thành thật với chính mình

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thầy Huyền Diệu thấy đạo Phật giúp gì cho doanh nhân trong bối cảnh hiện nay?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Khi gặp giới doanh nhân, câu hỏi đầu tiên tôi nhận được là "làm sao thành công trong doanh nghiệp?" Chuyện này rất rõ: đầu tiên, doanh nhân muốn thành công trong bất cứ ngành nào, thì phải thấy cho trúng. Thấy sai là tất cả đều sai.

Ví dụ, một doanh nhân thấy người ta bán chén đắt, muốn bán chén, trước hết phải xem bên ngoài người ta có nhu cầu nữa hay không.

Thấy trúng chưa đủ, hành động phải cho trúng, hành động đi cho đúng cách, làm mọi điều theo lương tâm, luật pháp. Ví dụ, sản xuất ra một sản phẩm được quảng cáo có 30% là đường, thì phải đúng như vậy, không phải chủ yếu là bột. Làm đúng như vậy, khi ăn, thấy khoẻ hơn, người dân sẽ tin vào thương hiệu đó.

Chánh kiến, chánh tư duy, suy nghĩ đúng, hành động đúng, và chánh ngữ, nói cho đúng, cho đàng hoàng, nói thiệt làm thiệt. Đó là mật pháp mà doanh nhân thế giới còn thiếu nhiều. Có những thuốc quảng cáo tốt nhưng chất lượng không được, chỉ bán được một thời gian thôi.

Là người được nhiều doanh nhân thế giới mời đi tư vấn về vấn đề này, tôi nói không cách gì làm khác được. Doanh nhân phải có trí tuệ và thành thật, với mình và với khách hàng. Khách hàng sáng suốt lắm, có thể bị lầm một lần, chứ không có lần 2, lần 3. Doanh nhân điều tiên quyết là phải thành thật với chính mình.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thực tế có những doanh nhân cạnh tranh tới mức triệt hạ lẫn nhau. Phải chăng đạo Phật chưa lan toả tới họ?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Đúng vậy. Người Việt Nam có câu, "thương trường là chiến trường". Điều này tôi không đồng ý. Văn hoá Á châu khác nhiều nước. Các cụ thường bảo, trăm người bán, vạn người mua, trăm người bán phải tốt, mới làm tốt. Phải hoà hợp, nhân nhượng nhau. Nhiều khi những xí nghiệp lớn phải hỗ trợ xí nghiệp nhỏ cùng tồn tại.

Trong cuộc đời bao giờ cũng tuân theo luật, anh diệt người này thì người khác sẽ diệt danh.

Lợi mình nhưng không tổn thương người

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Làm sao để giáo lý đạo Phật lan toả?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Lan toả bằng những buổi mạn đàm như hôm nay. Và doanh nhân phải có cái nhìn chân thành. Doanh nhân tìm tiền lời, nhưng làm chính đáng, bằng sức, trí tuệ, cái hay của mình, không phải bất cứ giá nào. Tiền cần nhưng phải trúng.

Muốn vậy, doanh nhân luôn phải học, trau dồi. Tại sao doanh nhân trên thế giới sụp đổ, bởi bên trong có sự không chân thật bên trong. Có công ty hàng trăm năm, nhưng chủ XN mới đi sai con đường, công ty sụp đổ.

Dù là doanh nhân hay nghề gì ta phải nghĩ lợi mình mà lợi người, không tổn thương người khác. DN làm đồ bán lời, nhưng khách hàng ăn bị bệnh, thì không thể tồn tại lâu.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thực tế cũng có những doanh nhân không cạnh tranh chèn ép ai nhưng lại phá môi sinh. Ví dụ, nhìn ao hồ, đầm của HN bị lấp, chiếm dụng dần, về mặt pháp lý họ vẫn được chấp thuận, nhưng môi sinh của thủ đô bị mất đi. Theo thầy có thể làm gì để ngăn tình trạng này?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Câu hỏi rất hay. Đây là trách nhiệm của người lãnh đạo. Thế giới có những nước phát triển kinh tế rất mạnh nhưng môi sinh bị huỷ hoại trầm trọng, không thể bồi đắp được, như Thái Lan.

Ở Hà Nội, dù có 5-7 triệu USD, đi ra đường phố mà đầy khói bụi thì cũng không hạnh phúc.

Điều này lãnh đạo phải nghĩ. Đến VietNamNet, điều tôi thích là các anh mời nước bằng li sứ, thuỷ tinh, uống xong rửa dùng lại, trong khi nhiều nơi dùng li nhựa, uống xong là giục bỏ, mà mấy trăm năm mới phân huỷ. Cứ như vậy thì chẳng mấy chốc VN sẽ là bãi rác.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chính phủ cũng phải chịu một phần trách nhiệm nhưng DN không vì lòng tham, vì vị thế đẹp muốn làm kinh doanh thì không cớ gì Chính phủ lại làm như vậy. DN cũng có lỗi trước. Đạo Phật làm thế nào cảm hoá để doanh nhân có trách nhiệm với môi sinh?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Việc này trách nhiệm ở cả hai bên. Mỗi người dân ý thức được rằng chúng ta sống đây nhờ không khí, cần cây xanh. Về Hà Nội tôi thấy thích vì người bán xôi gói bằng lá sen, ăn xong có thể bỏ đi và phân huỷ nhanh thành đất, không dùng túi bóng, bởi sẽ mất cả mấy chục năm phân huỷ. Việc này phải có giáo dục, truyền cảm, tuyên truyền trách nhiệm lẫn nhau.

Trao đổi và giáo dục để lan tỏa đạo Phật

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đạo Phật tuyên truyền như thế nào?

Thượng toạ Thích Huyền Diệu: Có nhiều cách lắm. Chúng ta phải đưa vấn đề này vào đào tạo ngay từ lớp sơ cấp, trung cấp, đại học; có sự trao đổi giữa những người xung quanh. Người VN thông minhlắm. 40 năm xa cách, khi trở về, thấy đất nước mình thay đổi nhiều lắm.

Cần sự giáo dục chính sách, hoà hợp hiểu biết giữa nhà nước, DN, và người dân. Ví dụ, qua Nhật Bản, một đất nước văn minh, tôi đi cùng hai người bạn, giữa thành phố Tokyo, bạn tôi ăn kẹo xong bỏ rác xuống đất, ngay lập tức có 5-7 đứa học sinh lại nhặt bỏ túi đem bỏ thùng rác. Nếu phong trào như thế làm được ở VN, thành phố sẽ sạch.

"Văn minh đồ nhựa" phá huỷ ghê gớm lắm. Có người nước uống tốt nhưng nhất định phải uống nước trong chai, sau đó vứt bỏ vỏ chai. Những vỏ chai đó phải mất 600 năm mới thành đất.

Do đó, phải có sự giáo dục, hợp tác giữa mọi giới, đặc biệt Chính phủ cần có chương trình cụ thể. Ví dụ, nước ngoài đem tiền tới đầu tư, nhưng đầu tư phải không phá huỷ môi sinh. Việc này cần phải làm rất rõ, rất quyết liệt.

Hồi nãy, tôi có gặp anh Nguyễn Mạnh Tiến ở Cục Môi trường, và gặp nhiều viên chức môi trường VN tôi có phản ảnh về việc này.

Lắng nghe, chia sẻ, hiểu biết và tình thương

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Liệu Phật giáo VN nên chăng mở cuộc vận động về trách nhiệm xã hội, đối với cả những chức nhà nước, những doanh nhân? Hiện nay, có những người bị tha hoá đạo đức, nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều quá. Rõ ràng là không có điều lệ nào mà bằng điều lệ lương tâm.

Thượng tọa Thích Huyền Diệu: Không những Phật giáo mà nhiều tôn giáo khác phải kết hợp để làm phong trào: môi sinh, xã hội... Khi con người không có tâm linh, chuyện gì cũng có thể làm được.

Vai trò của tôn giáo rất quan trọng. Đây là vấn đề của con người, và con người phải giải quyết được.

Vấn đề hòa bình bên Nepal chẳng hạn, không ai nghĩ có thể chấm dứt được, nhưng tôi đã làm được.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thầy đã làm như thế nào?

Thượng tọa Thích Huyền Diệu: Tôi đưa ra những giải pháp, và họ đã nghe. Lúc đầu, các phe lâm chiến đều nghĩ là phương pháp của tôi không thực hiện được, nhưng cuối cùng thì thực hiện được và đều kết quả.

Trong 1 ngàn gia đình, có gia đình nào không thỉnh thoảng gây lộn? Phương pháp của tôi là lắng nghe, chia sẻ, hiểu biết, tình thương. Khi người ta chống đối gì đó, hãy lắng nghe, nhân nhượng, rồi tình thương sẽ có.

Ví dụ như: Khi mấy anh chồng la mắng vợ. Khi đó, phụ nữ đừng cự nự lại, cứ làm thinh, đi vào bếp làm ly nước cam cho chồng uống. Làm đến li thứ nhất, li thứ 2, li thứ 8… mà chồng vẫn mắng chửu. Kiên nhẫn làm đến li thứ 8 thì chắc chắn người kia sẽ vui vẻ trở lại. Khi đó có hoà bình. Nếu không, sẽ là… chén đĩa lia lung tung.

Ngược lại cũng vậy.

Phương pháp này dễ làm: lắng nghe, hiểu biết, cảm thông.

Tôi thường tổ chức những bữa cơm cho các phe chống đối đến ăn. Trong bữa ăn không được bàn chuyện chính trị, giữ tâm an lạc, quán chiếu tại sao có chiến tranh.

Có một số người thường cứ mở miệng ra là chỉ trích người khác, nói xấu người khác – cái này là chiến tranh. Trước khi chỉ trích người khác, hãy chỉ trích chính mình.

Hãy trân trọng tất cả mọi người, trân trọng môi sinh. Ngay cả những người gọi là Phật tử không lo niệm phật, mà kiếm chuyện thị phi, thì đến chùa làm gì?

Tôi đề nghị khi đi vào chốn tâm linh là không nói lời thị phi.

Chỉ sợ doanh nhân không có tâm, không quyết chí

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo anh Long, có thểlàm gì để doanh nhân, doanh nghiệp nghĩ đến trách nhiệm xã hội nhiều hơn?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Chúng tôi có câu lạc bộ là Chấn hưng nước Việt, qua đó mong tập hợp những doanh nhân có tâm đức, giúp nhau cùng tiến bộ, đóng góp sự phát triển lẫn nhau cùng mang lại lợi ích cho xã hội.

Câu lạc bộ có những chương trình nghe các thầy giảng pháp, để doanh nhân có tâm đức tốt, áp dụng trong kinh doanh.

Có những chương trình, diễn đàn dành cho doanh nhân, kết hợp với các tổ chức truyền thông. Thông qua đó, doanh nhân đóng góp kinh nghiệp, chính kiến, phản ánh của mình cho Chính phủ, mang lại các giải pháp như: chống lạm phát, giúp vốn cho các doanh nghiệp khó khăn…

Thầy Huyền Diệu cũng sẵn sàng giúp các doanh nhân có tâm đức kinh doanh vươn ra đầu tư chất xám ở nước ngoài. Đồng thời, thầy cũng giới thiệu một số kinh nghiệm mật pháp để giúp doanh nhân thành công. Với 4-50 ngàn đệ tử trên toàn cầu, thầy có thể giúp các doanh nhân kết nối.

Thượng tọa Thích Huyền Diệu: Tiềm năng VN lớn vô cùng, doanh nhân cũng rất thông minh, sáng tạo. Doanh nhân VN không chỉ sản xuất mà còn có thể đầu tư chất xám về kĩ thuật. Thị trường Ấn Độ hiện nay là thị trường rất lớn, trên 1 tỉ người.

Tại sao ta chỉ để người ta đầu tư vào mình, mà mình không đi đầu tư ở nước khác?

Ví dụ: sản phẩm thêu ở VN, bình gốm, thực phẩm, đồ ăn Việt Nam, hội chợ ẩm thực hàng năm…

Chỉ sợ doanh nhân không có tâm, không có quyết chí, chứ không có thiếu việc làm.

Để xây chùa ở Ấn Độ, tôi đã thuê thợ VN, mua ngói VN để lợp, chuông, tượng… mọi sản phẩm từ VN để giới thiệu với người Ấn là ta có nhiều sản phẩm đẹp, khiến cho những người Ấn rất ngưỡng mộ.

Tôi đã thuê thợ từ VN sang làm, dù chi phí có đắt hơn việc thuê thợ tại chỗ. Nhưng điều đó vừa để hỗ trợ người thợ VN, tạo công văn việc làm cho họ, vừa để tôn vinh họ, mà mình cũng hãnh diện đó là đồ của người VN.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Giữa Ấn Độ, VN, Nepal, theo thầy nên có hoạt động gì xúc tiến cụ thể để giao lưu?

Thượng tọa Thích Huyền Diệu: Đầu tiên là giao lưu văn hoá, thương mại. Đưa doanh nhân VN sang Ấn Độ.

Ấn Độ cách đây 15 năm là con số không là số 0 về điện toán, nhưng hiện nay đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Hiện nay, phần lớn những trung tâm điện toán của Mỹ là do người Ấn Độ làm.

Nhưng người VN rất ít nghĩ đến Ấn Độ.

Lượng sức mình và liên kết để vượt khó

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hiện nay chúng ta đang cố gắng kiềm chế lạm phát, doanh nhân phải đóng vai trò như thế nào?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Mỗi doanh nhân phải biết lượng sức mình, biết sức mạnh của mình ở đâu để tập trung làm đúng, tránh đầu tư tràn lan.

Sau đó phải có sự liên kết để giúp đỡ lẫn nhau.

Qua liên kết, doanh nhân cũng cần mạnh dạn đóng góp chính sách đối với Chính phủ. Hoạt động của CLB doanh nhân Chấn hưng nước Việt, thông qua diễn đàn cũng mong muốn giúp Chính phủ tìm ra biện pháp trong vấn đề chống lạm phát.

Cần phát huy sức mạnh của từng doanh nhân, tạo ra môi trường để sức mạnh đó được lan toả. Thông qua đó, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề. Như đất nước Hàn Quốc, khi đất nước gặp khó khăn, thì chính đội ngũ doanh nhân đã cùng đóng góp giải quyết khó khăn.

Việc quốc gia không phải chỉ là việc của nhà nước, của Đảng, mà việc của toàn dân. Doanh nhân phải làm công việc của đất nước, phải có trách nhiệm, có tâm.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Dường như tất cả những điều đó là lí tưởng, mong đợi, thực tế trong đời sống, cũng có nhiều vấn đề bức xúc từ doanh nhân gây ra. Vậy phải giải quyết như thế nào?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Trước hết, “just do it”- hãy làm đi. Đối với truyền thông là phải có tiếng nói. Đối với doanh nhân là phải hành động, liên kết.

Tôi nhấn mạnh giá trị đầu tiên là giá trị văn hoá. Khi chúng ta có quan hệ bằng văn hóa - gắn bó tốt, sự giải quyết những bài toán khủng hoảng sẽ nhẹ nhàng hơn.

Như thầy Huyền Diệu đã dùng văn hóa Phật giáo để giải quyết những khó khăn.

Lan toả tâm lí đạo đức, trách nhiệm doanh nhân

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ví dụ ở Hà Nội, có sự manh mún, kiến trúc Hà Nội bị chia lẻ, một số dự án bị cắt xén, chia chác, xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp doanh nhân? Ngoài chuyện kêu gọi, CLB có giải pháp nào khác để giúp họ sớm nghĩ đến lợi ích xã hội?

Doanh nhân Lê Thăng Long: Giải pháp đầu tiên là nói thẳng nói thật với nhau, đúng chỗ. Tôi nghĩ ban lãnh đạo mới của HN sẽ có những giải pháp.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng vấn đề là có nhiều lợi ích riêng, mà từ đó có những tác động làm méo mó chính sách, làm cho quy hoạch không còn đồng bộ…

Doanh nhân Lê Thăng Long: Chúng ta phải lan toả tâm lí đạo đức, trách nhiệm doanh nhân đối với xã hội. Khi đọc cuốn sách Khi hồng hạc bay về, Tri ân là sức mạnh của mầu nhiệm, chúng tôi thấy có sức mạnh mầu nhiệm. CLB đã tặng các doanh nhân. Sức lan toả qua các phương tiện như vậy.

Những người tốt phải chủ động tìm vấn đề chưa tốt, tìm người chưa tốt để cảm hoá họ, giải quyết vấn đề. Các doanh nhân cần chủ động tạo ra gắn kết, tạo môi trường tốt hơn. Đó là chúng ta làm việc của đất nước đấy.

Bí mật của thành công, hạnh phúc là lòng tri ân

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Chắc rằng thầy Huyền Diệu đã vượt qua những cám dỗ đời thường, để có thể đi đến sự thánh thiện như ngày hôm nay. Thầy có thể chia sẻ những điều đó với bạn đọc?

Thượng tọa Thích Huyền Diệu: Tôi đã viết những cuốn sách: Khi hồng hạc bay về, Nepal hoà bình trong tầm tay, Thành công hạnh phúc rực sáng trong tầm tay – trong đó có nhiều bí mật mà tôi tiết lộ. Hòa bình hạnh phúc nằm trong bàn tay mình, đừng oán trách yếu tố bên ngoài.

Như các lực lượng tham chiến bên Nepal, họ đã dựa vào súng đạn. Nhưng tôi đã cam kết với họ rằng súng đạn không thể giải quyết vấn đề, hòa bình không phải đi tìm đâu xa. Và vấn đề đã được giải quyết.

Nhiều người thành công hoặc thấy bại, đã viết rất rõ trong cuốn Hạnh phúc rực sáng trong tầm tay.

Kế đến, một trong những bí mật thành công và hạnh phúc, đó là lòng tri ân. Người nào có lòng tri ân sẽ có tất cả. Kẻ nào vô ơn sẽ có nhiều đau khổ.

Con cái phải biết tri ân cha mẹ. Người doanh nhân phải tri ân khách hàng, thì khách hàng mới nhớ tới họ.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thầy có những lời nhắn nhủ cho giới doanh nhân Việt Nam? Vì trách nhiệm của doanh nhân trong chống lạm phát, trách nhiệm xã hội trong giai đoạn hiện nay chưa thấy rõ nét một như các doanh nhân Hàn Quốc đã thể hiện được?

Thượng tọa Thích Huyền Diệu: Không chỉ cho doanh nhân mà lời nhắn cho mọi người: chúng ta phải sống trong sự hoà hợp, hiểu biết, lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm và thương yêu lẫn nhau.

Vấn đề khó khăn hiện nay không chỉ ở VN, mà ở nhiều nước. Nhưng khi doanh nhân, nhà nước, dân chúng hợp tác được với nhau thì vấn đề được giải quyết. Vấn đề này không phải do một vài người, mà cần có sự đoàn kết ở tất cả các giới. Như thế thì chắc chắn thành công.

Làm được gì, tôi sẵn sàng làm

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Câu hỏi cuối cùng cho thầy Huyền Diệu: Thầy sẽ làm gì để giúp sức cho Phật giáo Việt Nam ngay tại VN, không chỉ ở Ấn Độ, Nepal?

Thượng tọa Thích Huyền Diệu: VN rất nhiều nhân tài. Tôi chỉ cầu mong sức khoẻ tốt, được làm nhiều việc tốt. Khả năng của tôi rất hạn chế, không dám hứa trước, nhưng làm được gì là tôi sẵn sàng làm.

Cuộc đời vô thường lắm, mỗi người hãy cố gắng làm điều tốt, không chỉ cho VN mà cho nhiều nơi trên thế giới.

Mỗi người chúng ta được làm thân người rất là quý, hãy cố gắng tu tập, cố gắng làm chuyện tốt, đừng làm chuyện sai trái, kẻo quả báo tới. Và làm chuyện phước là phải làm liền.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn thầy Thích Huyền Diệu và doanh nhân Lê Thăng Long đã tham gia buổi trực tuyến cùng độc giả VietNamNet.

Tuần Việt Nam.

Tấm gương
Doanh nhân và chuyện hình thức
Doanh nhân với việc học tập
Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình
Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng
Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt
Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"
Giáo dục lòng say mê làm việc
Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?
GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)
GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)
GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an
GS.Kaplan: GS.Kaplan:
GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"
Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong
Gương hy sinh
Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng
Hạc giấy ở HIROSHIMA
Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan
Hạn chế danh mục
Hạnh phúc chân thật là gì?
Hãy suy ngẫm
Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !
HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"
Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình
Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực
Học mà không suy nghĩ là phí công
Học sinh cần học kỹ năng gì?)
IQ quan trọng hay EQ?
Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo
Khi đam mê trở thành động lực sống
Khởi nghiệp từ 1 xu
Không có sự phát triển nào đi trước tự do
Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh
Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!
Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác
Không gian tinh thần
Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh
Không thể đi tắt
Không đẽo chân cho vừa giày
Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu
Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm
Làm chủ vận mạng
Làm gì để có một Chính phủ mạnh?
Làm giàu, ai bảo không khó?
Lãnh đạo có trộm cắp?
Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp
Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết
Lời Dạy Của Khổng Tử
Lời dạy của Đức Phật về lối sống
Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ
Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett
Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)
Lối sống
Lòng từ bi và con người
Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân
Lý Quang Diệu nói về nhân tài
Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng
Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân
McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót
Mẹ & Con
Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"
Một cách nhìn khác về con người Alan Phan
Một cách nhìn khác về cuộc đời
Một câu chuyện đẹp
Một người nô lệ da đen mù lòa
Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN
Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong
Năng lực triển vọng
Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo
Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín
Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn
Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này
Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...
Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại
Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin
Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc
Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình
Nghèo đói và trốn thuế
Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn
Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.
Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)
Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ
Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?
Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy
Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla
Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?
Người vợ
Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn
Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng
Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn
Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt
Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...
Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...
Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa
Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.
Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống
Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược
Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...
Nhầm lẫn về sự thành đạt
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4 Trang sau
Bản quyền của website này thuộc Creations BoutiquesThiết kế website bởi Công ty Ý Tưởng Mỹ Thuật - Art Idea Co., Ltd.Giấy phép số 182/GP-TTĐT do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 30/09/2008 Lượt truy cập : 49.790.447 | Đang trực tuyến : 16 | Webmail | Sơ đồ website | Liên kết website

Từ khóa » Thầy Huyền Diệu Nói Chuyện Với Doanh Nhân