Doanh Thu Cận Biên (marginal Revenue) Và Chi Phí Cận Biên ... - 123doc

(marginal cost)

Hãy xem xem điều gì xảy ra với lợi nhuận của một công ty khi công ty này sản xuất ra thêm một đơn vị sản lượng. Hãy nhớ là lợi nhuận kinh tế được xác định:

Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - chi phí kinh tế

Khi một công ty sản xuất ra thêm một đơn vị sản lượng, tổng doanh thu của nó tăng lên (trong mọi tình huống thực tế) và chi phí của nó cũng tăng lên. Lợi nhuận tăng nếu doanh thu tăng một lượng lớn hơn lượng mà chi phí tăng và giảm nếu chi phí tăng nhiều hơn khoản tăng của doanh thu. Doanh thu thêm thu được từ kết quả quy mô của một đơn vị sản lượng thêm được gọi là

doanh thu cận biên (Marginal Revenue ~ MR). Như được lưu ý trong Chương 8, chi phí thêm đi cùng với việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng

là chi phí cận biên (Marginal Cost ~ MC).

Hãy xem xét quyết định của một công ty về việc sản xuất nhiều hơn hay ít hơn. Nếu doanh thu cận biên vượt quá chi phí cận biên, sản xuất một đơn vị sản lượng thêm sẽ tăng doanh thu nhiều hơn tăng chi phí. Trong trường hợp này, công ty sẽ dự tính tăng mức sản xuất để tăng lợi nhuận của mình. Ngược lại, nếu chi phí cận biên vượt quá doanh thu cận biên, chi phí của việc sản xuất đơn vị sản lượng cuối cùng lớn hơn doanh thu thêm từ việc bán đơn vị sản lượng đó. Trong trường hợp này, các công ty có thể tăng lợi nhuận của mình bằng cách sản xuất ít hơn. Vì vậy, một công ty tối đa hoá lợi nhuận sẽ sản xuất nhiều hàng hoá hơn khi MR > MC và ít hàng hoá hơn khi MR < MC. Nếu MR = MC, công ty sẽ không có động cơ để tăng hoặc giảm sản lượng. Trong thực tế, lợi nhuận của công ty được tối đa tại mức sản lượng mà tại đó MR = MC.

Do doanh thu cận biên là một phần quan trong trong quyết định về sản lượng của công ty, do đó doanh thu cận biên sẽ được xem xét chi tiết hơn. (Chúng ta cũng đã xem xét về chi phí cận biên trong tuần trước). Doanh thu cận biên được xác định:

Doanh thu cận biên =

Nếu một công ty đứng trước với một đường cầu co giãn hoàn hảo, giá của hàng hoá bằng nhau tại mọi mức sản lượng. Trong trường hợp này, này doanh thu cận biên chỉ bằng giá thị trường. Ví dụ, giả sử 1 đôla một tá ngô. Doanh thu cận biên của một công ty nhận được từ việc bán một tá ngô thêm đơn giản là bằng giá 1 đôla. Điều này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây:

Tuy nhiên, giả sử một công ty trước với một đường cầu có độ dốc đi xuống dưới. Trong trường hợp này, công ty phải hạ thấp giá nếu nó muốn bán được thêm những đơn vị hàng hoá này. Trong trường hợp này, doanh thu cận biên thấp hơn giá. Hãy sử dụng một ví dụ để xem tại sao điều này lại là sự thật. Hãy xem xét tình huống được miêu tả trong biểu đồ dưới đây. Khi giá là 6 đôla công ty có thể bán 4 đơn vị sản phẩm và có tổng doanh thu bằng 6 x 4 = 24 đôla. Nếu công ty muốn bán đơn vị sản phẩm thứ 5, công ty phải hạ thấp giá xuống dưới 5 đôla. Tổng doanh thu của công ty trong trường hợp này bằng 25 đôla. Doanh thu cận biên trong trường hợp này bằng: thay đổi về tổng doanh thu/ thay đổi về số lượng = 1 đôla/ 1 = 1 đôla. Trong ví dụ minh hoạ này, doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá của hàng hoá khi công ty đứng trước với một đường cầu có độ dốc đi xuống dưới. Đó là vì công ty phải hạ thấp mức giá để không chỉ bán được đơn vị hàng hoá cuối cùng mà còn bán tất cả các đơn vị hàng hoá mà công ty muốn bán. Trong trường hợp này, công ty có tổng doanh thu tăng thêm 5 đôla từ cùng 5 đơn vị hàng hoá, nhưng tổng doanh thu của công ty bị thiệt hại 4 đôla khi công ty hạ giá 4 đơn vị hàng hoá đầu tiên 1 đôla. Vì vậy, tổng doanh thu chỉ tăng 1 đôla khi đơn vị hàng hoá thứ 5 được bán.

Biểu đồ dưới minh hoạ cho mối quan hệ giữa đường tổng doanh thu và đường cầu. Đưòng cầu cho biết mức giá tại mỗi mức sản lượng. Do chúng ta biết là MR thấp hơn mức giá, đường tổng doanh thu cận biên phải nằm dưới đường cầu. Sử dụng kết quả từ chương về độ co giãn, chúng ta có thể thấy tổng doanh thu cận biên là dương trong khu vực đường cầu có tính co giãn (do trong trường hợp này một mức giá giảm dẫn tới một mức tăng tổng doanh thu), bằng 0 khi cầu là đơn vị co giãn (do tổng doanh thu không thay đổi khi giá giảm trong trường hợp cầu là đơn vị co giãn) và âm khi cầu không co giãn (do tổng doanh thu giảm khi giá giảm trong khu vực đường cầu không có tính co giãn).

Biểu đồ dưới đây minh hoạ cho mức tối đa hoá lợi nhuận của giá và sản lượng với một công ty đứng trước với một đường cầu sản phẩm có độ dốc nghiêng xuống dưới. Như đã lưu ý ở trên, mức tối đa hoá lợi nhuận của sản lượng chỉ có tại điểm MR = MC. Điều này xảy ra tại mức sản lượng Q0, mức sản lượng tại đó đường MR và đường MC giao nhau. Giá mà các công ty có thể thay đổi để bán tăng nhiều sản lượng được định ra trước bởi đường cầu. Trong ví dụ này, giá bằng P0

Phần bôi mầu trên biểu đồ hiển thị cho mức lợi nhuận kinh tế của công ty này. Lưu ý là chiều cao của hình chữ nhật này bằng sự chênh lệch giữa giá hàng hoá và tổng chi phí trung bình. Khoảng cách chiều cao này bằng mức lợi nhuận của mỗi đơn vị sản lượng. Chiều ngang của hình chữ nhật bằng số lượng sản phẩm công ty bán được. Khu vực hình chữ nhật này (khu vực bôi màu) bằng lợi nhuận mỗi đơn vị sản lượng nhân với số đơn vị sản lượng. Kết quả này bằng tổng lợi nhuận kinh tế (Total Profit ~ TP).

Từ khóa » Doanh Thu Cận Biên Bằng Giá Tại Mọi Mức Sản Lượng Có Nghĩa Là