Đọc Bài Thơ Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi: Lá đỏ
Có thể bạn quan tâm
DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12
TRUY CẬP NGAY XEM CHI TIẾT Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Lá đỏCâu hỏi
Nhận biết(3.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
Câu 1: Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,25đ)
Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương? (0,25đ)
Câu 4: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
Câu 5: Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
Câu 6: Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)
Câu 7: Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
Câu 8: Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ (0,5đ).
A. B. C. D.Đáp án đúng:
Lời giải của Tự Học 365
Giải chi tiết:
Câu 1.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn. (0,25đ)
Câu 2.
Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0,25đ)
Câu 3.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương) (0,25đ)
Câu 4.
Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ. (0,25đ).
Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió... (0,25đ)
Câu 5.
Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ)
Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ)
Câu 6.
Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ)
Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. (0,25đ)
Câu 7.
Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn. (0,25đ)
Câu 8.
Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ)
Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ)
Thảo luận về bài viết (0)
- Khải
Thiếu nội dung của bài thơ
Trả lời- Hằng
Em muốn có đáp án trình bày ngắn gọn noi dung của văn bản
Trả lời
- Hằng
Ý kiến của bạn Hủy
Luyện tập
Câu hỏi liên quan
-
Một dòng điện xoay chiều mà cường độ dòng điện có biểu thức . Cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị là
Chi tiết -
Unless the two signatures are identical,the bank won’t honor the check.
Chi tiết -
Sự kiện nào sau đây thuộc về đại Cổ sinh?
Chi tiết -
Kim: "Why don't we set up an English speaking club for our class?" - An:"________"
Chi tiết -
Unless the two signatures are identical,the bank won’t honor the check.
Chi tiết -
Strongly advocating health foods, Jane doesn’t eat any chocolate.
Chi tiết - Chi tiết
-
There are several different kinds of faults in reading which are usually more exaggerated withforeign learners.
Chi tiết -
Về thực chất, các giọt nhựa rỉ ra chứa:
Chi tiết -
Kim: "Why don't we set up an English speaking club for our class?" - An:"________"
Chi tiết
Đăng ký
Năm sinh 20012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020 hoặc Đăng nhập nhanh bằng: (*) Khi bấm vào đăng ký tài khoản, bạn chắc chắn đã đoc và đồng ý với Chính sách bảo mật và Điều khoản dịch vụ của Tự Học 365.Từ khóa » Em đứng Bên đường Như Quê Hương Tác Dụng
-
Tác Dụng Của Biện Pháp So Sánh Trong Câu Em đứng Bên đường ...
-
Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Trong Câu Em đứng Bên đường Như ...
-
Phân Tích Biện Pháp Tu Từ Trong Câu Thơ " Em đứng Bên đường Như ...
-
Bộ đề Đọc Hiểu Bài Thơ Lá đỏ Hay Nhất - TopLoigiai
-
Đề Thực Hành Luyện Tập Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Đề 21
-
Em đứng Bên đường Như Quên Hương. Nêu Biện Pháp Sử Dụng ...
-
Biện Pháp Tu Từ Bài Lá Đỏ - Trường THPT Trịnh Hoài Đức
-
Đọc Bài Thơ Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi: Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi
-
Đọc Bài Thơ Sau đây Và Trả Lời Các Câu Hỏi: Gặp Em Trên Cao Lộng Gió ...
-
Lá đỏ Nguyễn Đình Thi Gặp Em Trên C... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
9 Em đứng Bên đường Như Quên Hương. Nêu Biện Pháp Sử Dụng ...
-
Nêu Tác Dụng Của Phép Tu Từ Có Trong Dòng Thơ: Em đứng Bên ...
-
đề Thi Thử THPTQG Môn Văn THPT Ngọc Lâm - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đọc Bài Thơ Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi Từ Câu 5 đến Câu 8: Lá đỏ