Đọc Các Chỉ Số Trên Máy Phân Tích Cơ Thể Một Cách Chính Xác!
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay vấn đề sức khỏe luôn được chúng ta quan tâm hàng đầu và các chỉ số cơ thể của mỗi người cũng được theo dõi thường xuyên hơn. Để hiểu các chỉ số trên máy đo phân tích cơ thể, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh nội dung- Vì sao cần phân tích thành phần cơ thể?
- Những chỉ số cơ thể mà bạn cần hiểu
- Máy phân tích cơ thể tốt nhất hiện nay
1. Vì sao cần phân tích thành phần cơ thể?
Phân tích thành phần cơ thể là một phương pháp mô tả những gì cơ thể được tạo ra, nó phân biệt giữa chất béo, protein, khoáng chất và nước cơ thể để cung cấp cho bạn cái nhìn nhanh về sức khỏe của bạn. Hiện nay có rất nhiều cân sức khỏe điện tử luôn sẵn sàng hướng dẫn cho bạn tầm quan trọng của phân tích thành phần cơ thể để giúp bạn đạt được mục tiêu sức khỏe của mình từ trong ra ngoài.
Khi bạn đang cố gắng để có được cơ thể khỏe mạnh, bạn có nhiều khả năng sẽ mất chất béo và (hy vọng) đạt được cơ bắp. Nhưng chỉ số BMI và cân nặng không phân biệt được giữa cơ và mỡ. Vì vậy những máy phân tích cơ thể sẽ giúp ích bạn trong việc này.
2. Những chỉ số cơ thể mà bạn cần hiểu
Bản thân chỉ số cân nặng không thể phản ánh rõ ràng tình trạng sức khỏe hay thể hiện sự thay đổi thực của cơ thể khi bạn đang thực hiện ăn kiêng hay luyện thể chất như gym, yoga, fitness...
Máy phân tích cơ thể sẽ đem tới cho bạn cái nhìn sâu sắc với hàng loạt các chỉ số cơ thể và và sự thay đổi của chúng. Vì vậy bạn sẽ thực sự thấu hiểu về cơ thể mình. Các thành phần quan trọng của cơ thể là nước, cơ, mỡ và xương. Tất cả đều được định lượng chi tiết qua những thiết bị này.
2.1. Khối lượng cơ thể (Body Weight) - kg
Trước khi các chỉ số cơ thể và các phép phân tích được phát minh, cân nặng là phép đo cơ bản để đánh giá vóc dáng cơ thể.
Khối lượng cơ thể là một chỉ số cơ bản nhưng góp phần quan trọng trong quá trình phân tích thành phần cơ thể.
2.2. Chỉ số BMI (Body Mass Index)
Đây là tỷ lệ chuẩn hóa giữa trọng lượng so với chiều cao, được sử dụng như một chỉ số chung về hình thể. BMI được tính bằng cách chia chiều cao của bạn (đơn vị kg) cho bình phương chiều cao (đơn vị mét).
Chỉ số BMI là một chỉ số tốt cho nghiên cứu tổng quát dân số nhưng lại tồn tại những hạn chế nghiêm trọng khi đánh giá sức khỏe cá nhân. Vì vậy việc sử dụng các chỉ số chuyên sâu là rất cần thiết để đánh giá đúng sức khỏe sức khỏe thể chất.
2.3. Lượng mỡ cơ thể
Phần trăm mỡ cơ thể (Body Fat Percentage) - % là chỉ số thể hiện phần trăm khối lượng mỡ so với khối tượng toàn bộ cơ thể.
Quá nhiều mỡ sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Lượng mỡ thừa trong cơ thể làm gia tăng các triệu chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, huyết áp cao, chứng tiểu đường và một số loại ung thư.
Nhưng ngược lại, mỡ đóng vai trò quan trọng với cơ thể hơn bạn nghĩ, là yếu tố quan trọng cho các chức năng cơ bản của cơ thể. Đồng thời điều tiết nhiệt độ cơ thể, lưu trữ vitamin và là thành phần đệm tại các khớp. Mọi người cần một lượng mỡ phù hợp để cơ thể khỏe mạnh.
2.4. Chỉ thị lượng mỡ cho cơ thể khỏe mạnh (Healthy Body Fat Ranges)
Cân phân tích sẽ tự động so sánh phần trăm mỡ cơ thể với khoảng cho phép. Thanh chỉ thị sẽ hiển thị tình trạng mỡ cơ thể, dựa trên giới tính và độ tuổi của bạn.
- [ - ]: Gầy; lượng mỡ dưới ngưỡng khỏe mạnh. Gia tăng nguy cơ dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
- [ O ]: Khỏe mạnh; lượng mỡ nằm trong khoảng cơ thể khỏe mạnh tương ứng với giới tính và độ tuổi người dùng.
- [ + ]: Quá cân, lượng mỡ vượt ngưỡng khỏe mạnh. Gia tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe.
- [ ++ ]: Béo phì; lượng mỡ vượt quá cao. Gia tăng nghiêm trọng nguy cơ dẫn tới các vấn đề sức khỏe liên quan tới béo phì.
Ghi chú: Tuổi người dùng nằm trong khoảng 5 - 99.
2.5. Tổng lượng nước cơ thể (Total Body Water Percentage) - %
Đây là chỉ số thể hiện phần trăm tổng lượng chất lỏng so với khối lượng cơ thể.
Nước đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều hoạt động, có mặt ở trong tất cả các tế bào, mô và cơ quan nội tạng. Giúp ổn định nồng độ các chất trong cơ thể, phong độ thi đấu thể thao và làm đẹp da. Đảm bảo tỷ lệ lượng nước trong cơ thể ở mức hợp lý sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ dẫn tới các vấn đề sức khỏe.
Tổng lượng nước cần duy trì cho một cơ thể khỏe mạnh được các chuyên gia chỉ ra: Nữ giới: 45% - 60% Nam giới: 50% - 65%
2.6. Khối lượng cơ (Muscle Mass) - kg
Khối lượng cơ bao gồm khối lượng các cơ xương, cơ trơn như cơ tim, cơ hệ tiêu hóa và nước chứa trong các tế bào cơ.
Cơ bắp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người, như cỗ máy hoạt động chính, tiêu tốn phần lớn năng lượng của bạn trong ngày.
Khi bạn luyện lập thể chất, khối lượng cơ bắp sẽ tăng lên, kéo theo mức tiêu tốn năng lượng gia tăng theo. Tăng cường lượng cơ trong cơ thể sẽ khiến tỷ lệ trao đổi chất cơ bản BMR tăng lên, giúp giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể và giảm cân một cách lành mạnh.
Lượng cơ được đánh giá bằng chỉ số khối lượng cơ và chiều cao cơ thể như sau (điểm số càng cao, mật độ cơ càng tốt):
2.7. Chỉ số chất lượng cơ (Muscle Quality Score)
Chất lượng cơ có thể bị ảnh hưởng vởi tuổi tác hoặc luyện tập thể chất. Cơ của người trẻ hoặc những người tập thể dục đều đặn có trạng thái tốt, nhưng người cao tuổi hoặc những người không hoạt động thể chất đủ, trạng thái cơ ngày càng xấu đi.
Cân phân tích thành phần cơ thể sử dụng hai dòng diện có tần số khác nhau để xác định trở kháng sinh học, kết quả thu được được sử dụng để đánh giá trạng thái cơ, thể hiện qua chỉ số chất lượng cơ.
Bảng đánh giá chất lượng cơ:
2.8. Khối lượng xương (Bone Mass) - kg
Đây là chỉ số thể hiện khối lượng xương trong cơ thể (xương khoáng, Canxi và các khoáng chất khác).
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng luyện tập và phát triển cơ bắp giúp hệ xương chắc khỏe hơn. Lượng xương có quan hệ tỷ lệ thuận với lượng cơ của cơ thể. Thực tế, cấu trúc xương gần như không thay đổi nhiều trong khoảng thời gian ngắn, chúng ta cần phát triển và duy trì hệ xương chắc khỏe bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên.
Trọng lượng xương trung bình ở các khoảng cân nặng (kg).
2.9. Chỉ số vóc dáng (Physique Rating)
Tính năng này phân loại vóc dáng người dùng dựa vào tỷ lệ lượng mỡ và lượng cơ của bạn.
Khi bạn hoạt động và tăng cường tập luyện, lượng mỡ cơ thể sẽ giảm, chỉ số vóc dáng cũng sẽ thay đổi rõ rệt. Ngay cả khi cân nặng của bạn không đổi, sự thay đổi về tỷ lệ lượng cơ và lượng mỡ sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn và giảm thiểu nguy cơ dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.
2.10. Chỉ số mỡ nội tạng (Visceral Fat Rating)
Đây là chỉ số thể hiện lượng mỡ ở khoang bụng, bao bọc xung quanh các cơ quan nội tạng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thậm chí khi cân nặng và lượng mỡ cơ thể của bạn không thay đổi, trong quá trình lão hóa, lượng mỡ trong cơ thể có xu hướng dịch chuyển sang vùng ổ bụng. Điều này gia tăng nguy cơ mắc các chức bệnh nguy hiểm. Đảm bảo chỉ số mỡ nội tạng nằm trong mức cho phép giúp phòng tránh các chứng bệnh nguy hiểm như đau tim, tăng huyết áp và có thể trì hoãn khởi phát tiểu đường tuýp II.
>> Tham khảo thêm máy đo tiểu đường:
Phân loại mức độ nguy hiểm theo chỉ số mỡ nội tạng:
2.11. Lượng calo hàng ngày (Daily Calorie Intake DCI)
Chỉ số lượng calo hàng ngày – DCI là lượng calo cần hấp thụ trong 24h để duy trì cân nặng hiện tại.
Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy sử dụng chỉ số này để căn cứ giảm lượng calo hấp thụ trong ngày hoặc tăng cường vận động để đốt cháy nhiều calo hơn.
2.12. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR)
Mức năng lượng (calo) tối thiếu cơ thể bạn cần trong 24 giờ trong trạng thái nghỉ ngơi (bao gồm cả khi ngủ), đảm bảo các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường: hệ hô hấp, các cơ quan tuần hoàn, hệ thống nơ ron, gan, thận và các cơ quan nội tạng khác.
Khoảng 70% lượng calo chúng ta hấp thụ hàng ngày được sử dụng cho trao đổi chất cơ bản. Vận động càng mạnh, lượng calo tiêu tốn càng nhiều. Gia tăng lượng cơ bắp trong cơ thể sẽ khiến
Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR) tăng. Điều này sẽ làm tăng lượng calo bị đốt cháy giúp chúng ta giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể một cách tự nhiên.
2.13. Tuổi chuyển hóa (Metabolic Age)
Chỉ số này thể hiện độ tuổi trung bình tương ứng với tỷ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR)
Nếu tuổi chuyển hóa của bạn cao hơn tuổi thực, đó là dấu hiệu bạn cần cải thiện Tỷ lệ Trao đổi chất Cơ bản BMR bằng cách tăng cường vận động, luyện tập và gia tăng lượng cơ, giảm lượng mỡ trong cơ thể.
3. Máy phân tích cơ thể tốt nhất hiện nay
3.1. Máy phân tích thành phần cơ thể Inbody Dial - Giá bán: 8.590.000đ
Máy phân tích thành phần cơ thể Inbody Dial giúp bạn phân tích thành phần của cơ thể, bao gồm các chỉ số trọng lượng, mỡ cơ thể (phần trăm mỡ cơ thể), cơ bắp (khối lượng cơ xương) và mức mỡ nội tạng, BMI.
Bạn không cần phải nhập giới tính hoặc tuổi. Cách sử dụng vô cùng dễ dàng: Bạn chỉ cần nhập chiều cao của mình lên cân, tất cả sẽ được phân tích và đọc một cách khoa học. Sản phẩm được cấp bằng sáng chế về đo trực tiếp từng phần cơ thể cho phép phân tích thành phần cơ thể một cách chính xác.
Chỉ cần 5 giây, bạn có thể biết các thành phần cơ thể:
- Khối lượng ( Weight).
- Lượng mỡ cơ thể (Percent Body Fat).
- Khối cơ (Skeletal Muscle Mass).
3.2. Cân sức khỏe và phân tích cơ thể Tanita BC-541N - Giá bán: 2.720.000đ
Cân sức khỏe và phân tích cơ thể Tanita BC-541N cung cấp kết quả phân tích thành phần toàn cơ thể bao gồm 9 chỉ số chỉ trong thời gian ngắn. Kết quả ngay lập tức được thể hiện trên mà hình LCD rõ nét với đèn nền dễ quan sát.
Máy hoạt động như một chiếc cân sức khỏe điện tử có tải trọng tối đa 150kg với mặt cân làm bằng nhôm siêu bền chắc.
Tanita BC-541N hoạt động nhờ 4 viên pin AAA, bộ nhớ tự động cho 5 người dùng riêng biệt, đây sẽ là lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng ở nhà hoặc phòng khám bệnh viện.
3.3. Cân phân tích Salter 9192 BK3R - Giá bán: 1.300.000đ
Salter 9192 BK3R được thiết để giúp người dùng theo dõi các chỉ số của cơ thể bao gồm: Đo trọng lượng, % mỡ cơ thể, % nước trong cơ thể, khối lượng cơ, khối lượng xương, BMI và BMR. Kết quả sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về sức khoẻ để đưa ra chế độ ăn uống, luyện tập hợp lí cho bản thân và gia đình. Bộ nhớ của sản phẩm có thể lưu lại chỉ số có 8 người dùng, cùng với các chế độ dành cho trẻ em hoặc vận động viên.
Cân có thiết kế mỏng, các đường viền cong mềm, mặt cân làm bằng kính cường lực màu đen sáng bóng, giúp sản phẩm tổng thể mang lại cảm giác hiện đại, sang trọng, nhỏ gọn và dễ cất đi trong nhà.
Cân được trang bị kết nối Bluetooth, giúp bạn gửi kết quả trực tiếp đến điện thoại và lưu giữ được lâu hơn, chi tiết và dễ theo dõi hơn thông qua ứng dụng Salter Mibody.
3.4. Cân đo lượng mỡ cơ thể Omron HBF-224 - Giá bán: 1.950.000đ
Omron HBF-224 được thiết kế với thiết kế siêu mỏng tiện lợi, màu sắc trang nhã, tinh tế, trọng lượng nhỏ gọn, giúp bạn có thể đặt ở bất cứ đâu để sử dụng và cất đi dễ dàng. Cân giúp có chức năng đo và phân tích thành phần cơ thể, tỷ lệ phần trăm chất béo cho người lớn và trẻ nhỏ từ 6 tuổi, giúp phát hiện sớm nguy cơ và có phương phán điều chỉnh chế độ ăn để ngăn ngừa bệnh béo phì.
Mặt kính phẳng, màn hình hiển thị có kích thước vừa đủ, các chỉ số hiển thị rõ ràng.
3.5. Cân phân tích Salter 9164 WH3R - Giá bán: 960.000đ
Cân phân tích Salter 9164 WH3R có tải trọng tối đa lên đến 180kg, là loại cân sức khỏe điện tử đa năng có thể đo và phân tích các chỉ số như trọng lượng cơ thể, đo lượng mỡ trong cơ thể, lượng nước, khối lượng xương, khối lượng cơ, BMI và BMR.
Cân có bộ nhớ lưu trữ kết quả đo của 10 người dùng và trang bị riêng chế độ vận động viên để tăng độ chính xác cao, phù hợp với những người thường xuyên tập thể hình.
Cân sở hữu thiết kế vô cùng đẹp mắt và tinh tế với màu trắng sang trọng, mặt kính chịu lực siêu bền, sáng bóng.
>> Xem thêm các sản phẩm máy phân tích chỉ số cơ thể khác:
Hi vọng với bài viết trên đây các bạn có thể tự đọc các chỉ số cơ thể tại nhà để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân nhé! Truy cập ngay META.vn để xem thêm nhiều sản phẩm cân đo điện tử khác hoặc gọi theo hotlne dưới đây để được tư vấn chi tiết nhé!
Tại Hà Nội:56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu GiấyĐiện thoại: 024.3568.6969Tại TP. HCM:716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10Điện thoại: 028.3833.6666>> Xem thêm các bài viết liên quan cùng chủ đề:
- Theo dõi sức khỏe: Nên mua cân điện tử hay cân cơ học?
- Kinh nghiệm chọn mua cân sức khỏe điện tử
- Cách khai báo y tế online trực tuyến cực nhanh chóng, đơn giản
Từ khóa » Cách Tính Chỉ Số Mỡ Nội Tạng
-
Mỡ Nội Tạng Gây Bệnh Gì? Giải Pháp Nào Giúp Giảm Lượng Mỡ "tiềm ...
-
Cách Tự Xác định Mỡ Nội Tạng - Sức Khỏe - Zing News
-
Chỉ Số Mỡ Nội Tạng Và Những Vấn Đề Liên Quan Cần Biết
-
6 Cách đo Mỡ Cơ Thể Thế Nào? | Vinmec
-
Thấu Hiểu Các Chỉ Số Thành Phần Cơ Thể - Tanita
-
Tỷ Lệ Mỡ Và Mức Mỡ Nội Tạng - Con Lăn DOCTOR100
-
Cách Tính Chỉ Số Mỡ Nội Tạng - Xây Nhà
-
Các Chỉ Số Cơ Thể
-
Cách Tính Chỉ Số Mỡ Nội Tạng - Quang An News
-
Công Nghệ Trở Kháng điện Sinh Học - Cân Sức Khỏe Tanita
-
Cách Nhận Biết Và Làm Giảm Mỡ Nội Tạng Dành Cho Bạn
-
13 Chỉ Số Sức Khỏe Cân điện Tử Xiaomi Có Thể đo được Bạn Nên Biết
-
Cách để Tính Tỷ Lệ Phần Trăm Mỡ Cơ Thể - WikiHow