Độc đáo Khu Di Tích Đạo Dừa - Bazan Travel

Cồn Phụng - Bến Tre vốn là một điểm du lịch sinh thái được rất nhiều người yêu thích và thường xuyên được các web du lịch đề cập đến. Tham quan cồn, du khách không chỉ có dịp thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp miệt vườn, mà còn có cơ hội đến thăm khu di tích Đạo Dừa.

Mục lục
  • 1. Địa chỉ khu di tích Đạo Dừa Bến Tre
  • 2. Khái quát về ông Đạo Dừa
  • 3. Vài nét về Đạo Dừa Bến Tre
  • 4. Khám phá nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng của khu du lịch Đạo Dừa
    • 4.1 Cổng Tam Quan
    • 4.2 Sân Cửu Đỉnh
    • 4.3 Cửu Đỉnh Đạo Dừa
    • 4.4 Đường đi Bắc Nam
    • 4.5 Phi thuyền Apolo
    • 4.6 Quả địa cầu
    • 4.7 Tháp Cửu Trùng Đài

1. Địa chỉ khu di tích Đạo Dừa Bến Tre

Đạo Dừa hay còn gọi “Nam Quốc Phật” nằm trên Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

2. Khái quát về ông Đạo Dừa

Giáo chủ Đạo Dừa – Nguyễn Thành Nam sinh ngày 22/4/1910 tại xã Phước Thạnh, Tổng An Hòa, huyện Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre). Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và nhiều quyền thế nên có điều kiện để sang Pháp du học ngành hóa học. Ngày mùng 3 tháng 9 năm 1945, ông quy y cầu đạo với Hòa thượng Thích Hồng Tôi ở chùa An Sơn – núi Tượng thuộc vùng bảy núi, Châu Đốc, An Giang.

ong-dao-dua

Nguyễn Thành Nam - giáo chủ Đạo Dừa

3. Vài nét về Đạo Dừa Bến Tre

Trong các tour du lịch miền Tây, hầu như ít khi nào thiếu vắng điểm đến khu di tích Đạo Dừa. Đây là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa tín ngưỡng chỉ có ở vùng đất Bến Tre với chủ trương hòa đồng tôn giáo và ủng hộ hòa bình. Điểm đến du lịch này còn khá nguyên vẹn sau hơn 50 năm xây dựng và trở thành khu di tích nổi tiếng thu hút du khách bậc nhất của tỉnh. Sở dĩ gọi “Nam Quốc Phật” bởi nó do ông Nguyễn Thành Nam vốn là một kỹ sư học từ Pháp về, có gia đình nhưng sau quyết tâm ngồi thiền đi tu và lập nên Đạo Dừa vào năm 1963.

con-phung-toan-canh-dao-dua

Toàn cảnh khu di tích Đạo Dừa

4. Khám phá nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng của khu du lịch Đạo Dừa

Du khách sẽ bị ấn tượng trước kiến trúc độc đáo và vô cùng lạ mắt tại khu di tích Đạo Dừa.

4.1 Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan Đạo Dừa được xây dựng dựa theo kiến trúc của Hoàng Thành Huế. Du khách đi tour miền Tây 1 ngày đến đây sẽ bị ấn tượng bởi các hoa văn được chạm khắc sắc sảo và nhiều màu sắc với lần đầu chiêm ngưỡng.

cong-tam-quan-dao-dua

Cổng Tam Quan Đạo Dừa

4.2 Sân Cửu Đỉnh

Sân Cửu Đỉnh nằm ở vị trí trung tâm của khu di tích, nơi có 9 trụ cột hình rồng được chạm khắc công phu và tinh tế. Khu vực này là nơi hành lễ của các tín đồ Đạo Dừa. Xung quanh sân là cổng chào, lối đi, những chiếc tháp cao, mô hình núi, hang đa dạng,…Tất cả được xây dựng trên trụ bê tông khá vững chắc. Khi xưa ý đồ của ông Nguyễn Thành Nam xây dựng sân Cửu Đỉnh tượng trưng cho chín dòng sông Cửu Long và đạo bất tạo con của ông.

dao-dua-ben-tre10

Sân Cửu Đỉnh

4.3 Cửu Đỉnh Đạo Dừa

Cổng đi vào khu vực hành lễ có một lư hương lớn được chắp ghép từ những mảnh vỡ của đồ sành sứ, phía trên có khắc hình và vắn tắt về lai lịch của Đạo Dừa. Ngoài ra, trên đỉnh có nhiều họa tiết và hoa văn khác nhau. Lúc xưa, có một tích chuyện kể rằng khi những tín đồ của ông đến đây khai phá vùng đất này vô tình nhặt được một mảnh chén sành, trên đó có hình con chim phụng nên từ đó gọi nơi này là Cù Lao Phụng. Đặc biệt, khi xưa ông Đạo Dừa đặt tên lư hương này là Cửu Đỉnh nhằm mong muốn thánh địa của mình sẽ trường tồn, vĩnh cửu giống như tên gọi này.

dao-dua-ben-tre1

Cửu đỉnh Đạo Dừa

4.4 Đường đi Bắc Nam

Nằm kế Cửu Trùng Đài là hai ngọn tháp có tên “ Miền Bắc Hà Nội” và “ Miền Nam Sài Gòn”. Khu vực này tượng trưng cho hai miền Nam Bắc Việt Nam và được nối với nhau bằng một chiếc cầu thể hiện ý nguyện thống nhất đất nước. Đỉnh tháp miền Bắc là nơi ngồi thiền của ông Đạo Dừa. Để lên được đỉnh phải trèo qua các dãy cầu thang sắt lên đỉnh tháp Miền Nam, rồi từ đó qua cầu sang “Miền Bắc”.

dao-dua-ben-tre2

Đường đi Bắc Nam

4.5 Phi thuyền Apolo

Mô hình phi thuyền Apolo được làm bằng tôn. Đây là nơi ông Đạo Dừa trèo vào trong để đệ tử kéo lên cao để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng. Ngọn Tháp này thể hiện ước mơ chinh phục vũ trụ cũng như sự bao dung không giới hạn bởi khoảng cách không gian của Đạo Dừa.

phi-thuyen-apolo-dao-dua

Phi thuyền Ạpolo

4.6 Quả địa cầu

Khu vực này bao gồm phía dưới cầu “Hiền Lương” có treo một lồng thép khá lớn được thiết kế theo hình quả địa cầu nằm trên tòa sen. Nơi đây là biểu trưng cho ước vọng hòa bình của thế giới.

dao-dua-ben-tre3

Quả địa cầu

4.7 Tháp Cửu Trùng Đài

Cửu Trùng Đài là tòa tháp bát quái có 9 tầng, nơi hội tụ linh khí trời đất. Khu vực này là nơi ông Nguyễn Thành Nam giáo chủ đương thời của Đạo Dừa ngồi truyền bá đạo cho giáo chúng.

dao-dua-ben-tre5

Tháp Cửu Trùng Đài

Ngày nay tuy Đạo Dừa không còn sau nhiều biến cố nhưng địa điểm du lịch miền Tây này vẫn thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nhiều người tìm về đây như một hành trình khám phá thú vị về một nét đẹp văn hóa của một thời.

Từ khóa » Di Tích ông đạo Dừa