Độc đáo Nghề Dệt Truyền Thống Của Người Dao Họ
Dân cư ở thôn Trà Chẩu xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng (Lào Cai), chủ yếu là người Dao Họ. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, đồng bào Dao Họ rất chú trọng công tác giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là nghề dệt truyền thống.
Gia đình bà Triệu Thị Hà, lâu nay vẫn giữ cách dệt vải truyền thống. Bà Hà cho biết: Trước đây, người dân trong thôn chủ yếu dệt bằng sợi bông, vì nhà nào cũng có nương bông để quay sợi. Bây giờ, hầu hết dùng chỉ bán sẵn ở ngoài chợ, giá cả phải chăng, tiết kiệm thời gian hơn thay vì trồng bông rồi xe thành sợi mới dệt được.
Với người Dao Họ, quần áo được may từ những mảnh vải do họ dệt lên có một ý nghĩa quan trọng, được sử dụng trong những nghi lễ đặc biệt của một đời người như dệt chăn thổ cẩm dùng cho lễ cấp sắc, mũ đội đầu bảo vệ trẻ em tránh ma tà xâm nhập, địu trẻ em khi lao động...
Việc dệt vải thủ công của người Dao họ, với nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ nên cần có sự kiên nhẫn và khéo léo từ đôi bàn tay của người phụ nữ mới có thể làm được.
Còn người đàn ông trong gia đình sẽ căn chỉnh, sữa chữa khung dệt. Tuy việc xe sợi, luộc sợi, hồ sợi, cuốn sợi thành lô, kéo sợi và lắp vào khung dệt mất khá nhiều thời gian, nhưng chưa phải việc khó nhất, bởi người Dao Họ dệt vải có những điều kiêng kỵ tuyệt đối.
"Khi kéo sợi không được nói những điều không hay, trong khi kéo sợi không được bước chân qua. Việc kiêng kỵ này từ trẻ con đến người già ai ai cũng biết vì từ xưa tới nay đã thế rồi…", bà Hà bảo vậy.
Phụ nữ Dao Họ trong thôn không bao giờ mua sẵn trang phục ngoài chợ về mặc; vì dệt, may vá, thêu thùa cũng thể hiện rằng, người phụ nữ đó đảm đang. Hơn nữa, cũng vì quần áo may sẵn mua ngoài chợ không được hồ sợi trước khi dệt, nên không phù hợp với trang phục truyền thống, nhanh bạc màu.
Cụ Lý Thị Tày ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng hễ có thời gian là cụ lại cần mẫn sang sợi để dệt những tấm vải mới. Thay vì sử dụng máy móc, cụ Tày vẫn sử dụng những công cụ có lẽ là thô sơ nhất để sang sợi, xe sợi... Những người con, người cháu của cụ đều được cụ chỉ bảo tỉ mỉ, để rồi các thành viên trong gia đình bây giờ ai cũng có thể tự mình làm được những bộ trạng phục để mặc trong những ngày lễ.
“Bây giờ, dùng sợi mua ở chợ về để dệt, nhưng cũng phải qua nhiều công đoạn chứ không thể làm ngay được. ", cụ Tày chia sẻ.
Theo cụ Tày, sau khi xe sợi xong thì mang các nắm sợi cho vào nồi nước đun sôi lên thật cẩn thận, tránh bị rối sợi. Luộc sợi phải liên tục trong 6 giờ, không được đun lửa quá to hoặc quá nhỏ mà phải trông để bếp cháy đều có như thế khi dệt sợi mới mềm dễ dệt. Nấu một nồi cháo to bằng gạo tẻ rồi lọc lấy nước cháo để đổ lên các nắm sợi rồi vò đi vò lại thật kỹ để hồ thấm vào sợi. Sợi vải khi thấm thêm hồ lại được cho lên sào phơi nắng thật khô. Khi đó, kéo sợi không sợ bị đứt, dệt mới ra được tấm vải đẹp để may trang phục
Với cách dệt kỳ công vậy nên bao năm qua, cụ Tày cũng như nhiều người cao tuổi trong thôn luôn mong muốn, làm sao bảo tồn và phát triển được nghề dệt vải này, để sau này đời con, đời cháu còn biết đến.
Bà Lê Hải Thanh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Thắng cho biết: Thực hiện Đề án bảo tồn văn hóa giai đoạn 2020-2025, đặc biệt, sau khi nghề dệt của người Dao Họ huyện Bảo Thắng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng năm để triển khai thực hiện hiệu quả.
“Chúng tôi phát huy vai trò của những nghệ nhân để truyền dạy cho con cháu biết về trang phục truyền thống. Tổ chức hội diễn, hội thi tôn vinh những trang phục truyền thống từ cấp xã đến cấp huyện. Duy trì các mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang phục, mẫu hoa văn, trang sức dân tộc truyền thống đặc trưng ở xã Sơn Hà, Phú Nhuận… Đưa nội dung mặc trang phục truyền thống vào trường học giúp học sinh thêm tự hào, hiểu biết nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc mình...”, bà Thanh nhấn mạnh.
Huyện Bảo Thắng có 20 dân tộc, trong đó dân tộc Dao chiếm 34,7%, còn lại là các dân tộc Tày, Mông, dân tộc Xa Phó, Phù Lá, Hoa, La chí, Thái… Giờ đây, đời sống của đồng bào các dân tộc đã có nhiều chuyển biến tích cực, những đồi quế giá trị kinh tế cao đã thay thế cho cây ngô, cây lúa truyền thống. Người Dao Họ không còn thách cưới bạc nén, trâu bò, lợn gà như trước nữa, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng riêng có của dân tộc mình.
Ngày 4/4/2022 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ký quyết định số 783/QĐ-BVHTTDL công nhận nghề dệt của người Dao Họ huyện Bảo Thắng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Gặp “bảo tàng sống” của đồng bào Dao trên vùng cao Sìn HồTừ khóa » Dệt Vải Là Nghề Truyền Thống
-
Nghề Dệt Vải – Nghề Truyền Thống Tạo Các Sản Phẩm Tinh Hoa
-
Nghề Dệt Vải Thủ Công Truyền Thống Của Người Tày Tuyên Quang
-
Nghề Dệt Vải - Nghề Truyền Thống Lưu Giữ Bản Sắc Văn Hoá Dân Tộc
-
Vẻ đẹp Của Làng Nghề Truyền Thống Dệt Vải Bảy Hiền - Top 1 Sài Gòn
-
Giữ Gìn Nghề Dệt Vải Truyền Thống Của Người La Chí Xã Nậm Khánh
-
Nghề Dệt Thổ Cẩm ở Xóm Chiềng - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Phú Thọ
-
Tiểu Dự án Dệt Vải Khôi Phục Lại Nghề Dệt Truyền Thống Và Gia Tăng ...
-
Bảo Tồn Nghề Dệt Thổ Cẩm Truyền Thống Gắn Với Phát Triển Du Lịch Bền ...
-
Huyện Vân Canh Khôi Phục Nghề Dệt Thổ Cẩm, Gắn Với Phát Triển Du ...
-
Độc đáo Nghề Dệt Thủ Công Truyền Thống Của Người Tày - Tỉnh Bắc Kạn
-
Nghề Dệt Thổ Cẩm Truyền Thống Của Dân Tộc Triêng Huyện Nam Giang
-
Những Người "giữ Lửa" Nghề Truyền Thống ở Hoa Tiến
-
Lào Cai: Giữ Gìn Nghề Dệt Vải Truyền Thống Của Người La Chí