Độc đáo Xây Nò Dụ Cá Vào Rọ - Dân Việt

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Nhà nông
  • Tin nông nghiệp
  • Muôn cách làm giàu
  • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
  • Ngon - Sạch - Lạ
  • Chuyển đổi số nông nghiệp
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Nông thôn mới
  • Khuyến nông
  • Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
Độc đáo xây nò dụ cá vào rọ

Độc đáo xây nò dụ cá vào rọ

Đức Đạt Thứ bảy, ngày 21/11/2015 06:30 AM (GMT+7) Nói về mẹo xây nò dụ cá, những người già cố cựu ở U Minh cho biết, làm một miệng nò để cá tôm chạy vào đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, có khi phải rước “thầy nò” hướng dẫn vì có bí quyết riêng. Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Tự chế dụng cụ bắt cá suối, kiếm nửa triệu một ngày

  • Bắt cá mòi thu tiền triệu mỗi ngày: “Lộc trời” trên sông Hồng

  • Hơn nửa triệu 1kg cá niên đặc sản Quảng Ngãi

  • Tận mắt xem đánh bắt cá rồng trăm kg

Kết hợp kinh nghiệm di dân khẩn hoang trong vùng sông rạch chằng chịt, bà con vùng sông nước Cà Mau đã sáng tạo ra nhiều cách để bắt cá như giăng lưới, đặt gió, đặt đó, đặt lú, đặt lợp…, nhưng với tính sáng tạo và sự thông minh, ông cha ta đã nghĩ ra cách xây nò dụ cá vào rọ để dành, trong rọ lúc nào cũng từ 5 – 20 ký cá đồng đủ ăn, đãi bạn bè.

img

Nò dụ bắt cá ở U Minh, Cà Mau. Ảnh: Đức Đạt

Nắm quy luật sinh tồn của các loại cá đồng, từ tháng 9 đến tháng 2, khi gió chướng thổi về là từng đàn cá đồng thi nhau tìm về ao đìa cũ, lúc này bà con xây “nò” dưới lòng kinh để bắt cá.

Miệng nò mở rộng hứng trọn cá xuống thường chiếm 2/5 con kinh, phần còn lại dành cho ghe, xuồng qua lại. Chiều dài toàn bộ thân nò tùy theo gia chủ, có khi dài chỉ 15m, nhưng có khi dài tới vài trăm mét. Bên trong nò là những miếng lưới quanh co kết cấu với nhau theo chiều của dòng chảy.

Cấu tạo một giàn nò gồm 3 phần chính: Từ thân nò đến rọ, vùng bùng binh đầu tiên có miệng rộng nhất gọi là “bầu thả”; bùng binh thứ hai gọi là “bầu khép”; bùng binh thứ ba gọi là “bầu rút”, tức là cái rọ, nơi cá đã cùng đường. Khi đã vào rọ thì cá chỉ chờ chủ nò đến xúc lên vì rọ thường làm hom bằng tre già, đóng như một cái lồng kiên cố cá không thể thoát ra được.

Nói về mẹo xây nò dụ cá, những người già cố cựu ở U Minh cho biết, làm một miệng nò để cá tôm chạy vào đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, có khi phải rước “thầy nò” hướng dẫn vì có bí quyết riêng. Thầy nò bao giờ cũng để tóc dài, khi thầy lặn mái tóc xoã ra, những sợi tóc luôn luôn chảy theo dòng nước. Loài cá đồng có đặc tính là lội sát đáy nước và thả xuôi dòng, vì vậy việc cải tạo mặt nò ở đáy sông rất quan trọng. Cho nên chủ nò muốn thu hoạch cá tôm nhiều phải nhờ thầy nò.

Ở nông thôn, nhà nào xây được cái nò, xem như nhà đó không cực ăn mà đôi lúc còn biếu bà con để tỏ lòng thơm thảo. Ngày trước, mỗi lần vớt cá trong nò có khi năm, bảy trăm ký. Ngày nay chuyện xây nò dụ cá dưới sông dần dần trở thành mai một vì phải trả lại sự thông thoáng cho tàu bè giao thương qua lại.

Từ khóa:
  • xây nò dụ cá
  • độc lạ
  • cách bắt cá
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Người trồng hoa Mê Linh háo hức đón chờ Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

    Người trồng hoa Mê Linh háo hức đón chờ Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

  • Một người Thanh Hóa sang kinh đô Trường An thi đỗ Trạng nguyên thời vua Đường Đức Tông, làm tới Tể tướng

    Một người Thanh Hóa sang kinh đô Trường An thi đỗ Trạng nguyên thời vua Đường Đức Tông, làm tới Tể tướng

  • Con động vật lưng gai tua tủa, dân vùng này ở Phú Thọ bắt bán làm đặc sản, rang lá chanh thơm lừng

    Con động vật lưng gai tua tủa, dân vùng này ở Phú Thọ bắt bán làm đặc sản, rang lá chanh thơm lừng

  • Đặc sản Vĩnh Phúc, thứ quà làng cổ ngon bén miệng, nóng hôi hổi đổ ra một lúc cắt miếng nào ra miếng đấy

    Đặc sản Vĩnh Phúc, thứ quà làng cổ ngon bén miệng, nóng hôi hổi đổ ra một lúc cắt miếng nào ra miếng đấy

  • Ngôi nhà thờ cổ Nỗ Lực trăm tuổi ở Phú Thọ mang phong cách ấn tượng, có câu chuyện lịch sử riêng mình

    Ngôi nhà thờ cổ Nỗ Lực trăm tuổi ở Phú Thọ mang phong cách ấn tượng, có câu chuyện lịch sử riêng mình

  • Nước mắm - bí quyết "gây thương nhớ" của ẩm thực Việt

    Nước mắm - bí quyết "gây thương nhớ" của ẩm thực Việt

Tin nổi bật
  • Đặc sản Tiền Giang, món ăn dân giã theo chân một bà Thái hậu nhà Nguyễn ra cung đình Huế, thành sản vật tiến vua

    Đặc sản Tiền Giang, món ăn dân giã theo chân một bà Thái hậu nhà Nguyễn ra cung đình Huế, thành sản vật tiến vua

  • Vùng đất nào ở Bắc Ninh được ví là đất Phật sinh Tiến sĩ, chốn Tiên xuất đại khoa?

  • Khu rừng nổi tiếng ngoài biển Quảng Ninh có 3 cây cổ thụ vỏ đỏ tuổi thọ 300 tuổi, vô số cây sách Đỏ

  • Làng này của Hưng Yên, dân từng vô tình đào trúng cổ vật ngoài đồng ở độ sâu 2,5m, mộ cổ quan tài lạ

Xem thêm

Từ khóa » Cách Làm Nò Bắt Cá