Đọc đoạn Trích Sau Và Thực Hiện Các Yêu Cầu Từ Câu 1 đến Câu 4
Có thể bạn quan tâm
(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
“Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng, trời sinh ra sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen. Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào”.
(Trích Hà Nội băm sáu phố phường - Thạch Lam,
sách Thạch Lam văn và đời, Nxb. Hà Nội, 1999, tr. 337-338)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt gì? Thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Dựa vào đâu để xác định như vậy? (0,5 điểm)
Câu 2. Tại sao tác giả nói rằng: cốm không phải thức quà của người vội? Trong cảm nhận của tác giả, cốm là sự tổng hợp của nhiều hương vị, đó là những hương vị gì? (0,25 điểm)
Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về sắc màu và hương vị của cốm? (0,25 điểm)
Câu 4. Viết một đoạn văn (không quá 10 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về văn hóa ẩm thực truyền thống của người Việt Nam. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
Hòa bình tôi trở về đây
Vẫn mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người.
(Trích Quê hương – Giang Nam, sách Tình bạn tình yêu Thơ,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1987, tr. 255-256)
Câu 5. Đoạn thơ trên viết bằng thể thơ nào? Dựa vào đâu để biết được điều ấy? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết phương thức nào là chính? Tại sao? (0,5 điểm)
Câu 7. Trong câu thơ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!), bộ phận trong ngoặc đơn là thành phần gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của thành phần đó. (0,25 điểm)
Câu 8. Viết một đoạn văn (không quá 10 câu) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: Nỗi đau mất mát trong chiến tranh. (0,5 điểm)
Từ khóa » Vội Một Chút để Làm được Nhiều Thứ Hơn
-
Đọc đoạn Trích Sau đây Và Trả Lời Câu Hỏi: SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN ...
-
Đọc đoạn Trích Sau đây Và Trả Lời Câu Hỏi: SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN V
-
Xác định Và Nêu Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ được Sử Dụng Trong ...
-
Đọc đoạn Trích Sau đây Và Trả Lời Câu Hỏi: SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN ...
-
Đọc đoạn Trích Sau đây Và Trả Lời Câu Hỏi: SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN ...
-
Đọc đoạn Trích Sau đây Và Trả Lời Câu Hỏi:SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN ...
-
Đọc++: “Sài Gòn, Chữ Vội Trên Vai” - Báo Lao động
-
Sài Gòn Chữ Vội Trên Vai - Người Đô Thị
-
Vội Vừa đủ để Làm Nhiều điều Cho Người Thân - Sách Hay - Zing
-
Đọc đoạn Trích Sau Và Trả Lời Các Yêu Cầu Bên Dưới - Ngữ Văn Lớp 12