Đọc Hiểu Cảnh Ngày Hè Của Nguyễn Trãi – Ngữ Văn Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
I. Sơ lược tác giả, tác phẩm
1. Giới thiệu tác giả:
Đại thi hào Nguyễn Trãi có những đóng góp rất lớn đối với lịch sử văn hoá, văn học, đặc biệt là đóng góp về thơ văn. Nguyễn Trãi để lại rất nhiều bài thơ chữ Nôm có giá trị. Thơ của ông thể hiện một tấm lòng son sắt suốt đời vì dân vì nước, một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn trong sáng, luôn dành cho con người và thiên nhiên một tình cảm dạt vào và tha thiết.
Thơ Nguyễn Trãi còn là nỗi niềm tâm sự của một con người tài năng, đức độ, suốt đời vì nước vì dân nhưng luôn bị bọn gian thần ghen ghét, ám hại. Thơ Nguyễn Trãi luôn trĩu nặng cái tình và cái tâm với đời.
2. Giới thiệu tác phẩm
“Bảo kính cảnh giới” (Cảnh ngày hè) là một bài thơ hay của Nguyễn Trãi. Bài thơ hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của cái tài và cái tâm của nhà thơ. Bài thơ là một bức tranh tràn đầy sức sống của cảnh ngày hè rực rỡ. Bức tranh có đủ hình ảnh, âm thanh, phong cảnh và con người. Giữa bức tranh ấy là một nhân vật trữ tình, một con người có tình yêu thiên nhiên tha thiết và có tấm lòng cao cả với con người. Giá trị của bài thơ thể hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp, âm sắc bình yên của cuộc sống và ước mơ cao đẹp của con người. Bài thơ thể hiện tình yêu lớn lao đối với thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ. Nhân cách của tác giả thể hiện ở một mong ước thật vĩ đại “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
3. Cách đọc và hiểu tác phẩm:
Cần hiểu rõ các chú thích để nắm được ý nghĩa của các từ cổ trước khi đọc bài thơ. Đọc chậm và chú ý ngắt nhịp 1/2/3, 2/2/3, 3/4, 3/4, 4/3, 4/3, 4/3, 3/3.
Tham khảo: Soạn bài Cảnh Ngày Hè
II – Kiến thức cơ bản
Nguyễn Trãi đã từng trải với một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều được đẩy đến tột cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm, đại thi hào đã để lại một gia sản vô cùng quý giá. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương, lời nhận định kia đã không hẳn là đã đủ với những gì ông đã để lại cho hậu thế. Tài sản đồ sộ của Nguyễn Trãi không chỉ có thơ, có văn, mà có cả lịch sử, địa lí nữa. Riêng trong mảng thơ, bên cạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng ức Trai thi tập, thiết nghĩ còn cần phải đặc biệt chú ý vị trí vai trò của tập “Quốc Âm Thi Tập”. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được đến nay, không những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nước ta mà còn là tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ nước ta. Tuyển tập hợp những bài thơ viết rải rác trong suốt cuộc đời, “Quốc Âm Thi Tập” đã giúp người đọc khai mở nhiều phần sâu kín trong tâm hồn người thi sĩ bất hạnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
“Quốc Âm Thi Tập” có một cấu trúc chỉnh thể gồm 4 phần. Trong đó phần vô đề gồm toàn bộ những bài thơ không có tựa đề, được chia thành các nhóm : ngôn chí, mạn thuật, trần tình, thuật hứng, tự thán, “Bảo kính cảnh giới” … Chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” (Gương báu răn mình) có 61 bài; Những câu thơ trong “Bảo kính cảnh giới” – bài 43 luyến láy du dương, có chút vui điểm vào cuộc đời đầy uất hận của thi nhân Nguyễn Trãi.
READ: Em hãy suy nghĩ và hành động về vấn đề an toàn giao thôngĐược viết theo kiểu một bài thất ngôn bát cú nhưng bài thơ lại mở đầu bằng một câu thơ thất luật, ngắt nhịp tự do, tự nhiên như lời nói thường ngày :
Rồi / hóng mát / thuở ngày trường ( 1/2/3 )
Khởi hứng bằng một tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ thiên nhiên. Bài thơ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn (theo Đào Duy Anh, trong đời mình Nguyễn Trãi có nhiều lần về ở Côn Sơn). Từ bỏ hết chốn phồn hoa đô hội, con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dị không gò ép. Phải chăng, vì thế mà câu thơ cũng thoát ra khỏi cái khuôn khổ của thơ luật để giản dị, nhẹ nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm.
Khởi hứng bằng một tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ thiên nhiên. Bài thơ có lẽ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn (theo Đào Duy Anh, trong đời mình Nguyễn Trãi có nhiều lần về ở Côn Sơn). Từ bỏ ch bụi lầm của chốn phồn hoa đô hội, con người đến với thiên nhiên tự do, tự tại, giản dị không gò ép. Phải chăng, vì thế mà câu thơ cũng vuột ra khỏi cái khuôn khổ của thơ luật để giản dị, nhẹ nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm.
Câu thơ nhẹ nhàng gợi nghĩ đến hình ảnh một ông tiên trong chốn mây gió, hòa mình vào thiên nhiên. Từ rồi (có bản chép là rỗi) kết hợp với ngày trường cộng hưởng với nhịp thơ kéo giãn thời gian của một ngày. Cảm giác thư thái cũng theo đó mà ngân nga.
Nguyễn Trãi không phải người không biết giới hạn. Nhiều lần ông đã bày tỏ ý nguyện “công thành thân thoái”. Nếu phải viện đến lí do thì có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến sự gắn bó rất chân thành của tác giả với thiên nhiên. Những bức tranh thiên nhiên mà tác giả đã say đắm trong nét vẽ như ở trong bài thơ này đã chứng tỏ một điều cuộc sống đâu phải cứ giàu có thì mới tự do tự tại:
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Cuộc sống của thi nhân là vậy. Cả cuộc đời không màn đến giàu sang, nhưng đó chỉ là ở phương diện vật chất mà thôi.
Nhìn vào chất thơ thì bức tranh tất được vẽ vào lúc cuối hè : hoa lựu đang rộn ràng chuyển sang màu đỏ rực, sen thì đã tiễn mùi hương. Việc lựa chọn thời gian nghệ thuật cũng như cách thức miêu tả thiên nhiên hẳn không phải là chuyện ngẫu nhiên. Lá hoè ngả sang màu lục, um tùm dồn lại thành từng khối lá xanh, toả rộng, che rợp cả mặt sân. Hoa lựu không còn nhạt mà rực rỡ như những chùm lửa đỏ. Sau này Nguyễn Du cũng dùng hoa lựu để nói cái oi bức, rực nóng của mùa hè :
Dưới trăng quyên đã gọi hè, Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
Dưới những ao đầm, hoa sen hồng đã nở rộ xen giữa những chiếc lá mát xanh, cả đầm sen đưa hương thơm ngát. Điểm vào cái không gian ấy là tiếng ve kêu ồn ã như đang trút hết mình cho phút chiều tà. Nếu như mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc thì mùa hạ đến cũng là lúc trưởng thành. Đặc biệt cuối hè là lúc nó phô diễn một sức sống căng đầy, mạnh mẽ nhất của sự trưởng thành. Nó bắt đầu kết trái cho mùa thu tới để rồi chuẩn bị cho sự hoá thân vào mùa đông. Thiên nhiên trong bài thơ này là thế: dường như nó đang ở trạng thái thấm đượm nhất. Một bức tranh thiên nhiên đủ gợi cho chúng ta liên tưởng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy.
READ: Phân tích nỗi lòng sâu thẳm của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hèHài hoà cùng thiên nhiên là cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người lao động:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Hàm ý của câu thơ dồn cả vào cái âm thanh của chợ cá. Sự náo nhiệt của chợ cá gợi lên sự liên tưởng về cuộc sống no ấm thanh bình của người dân. Bởi chợ cá ở đây rất có thể chỉ là một góc chợ quê, mà âm thanh vẫn rộn ràng náo nhiệt vô cùng.
Làm theo thể thất ngôn bát cú nhưng kết cấu đề – thực – luận – kết xem ra không phải là lựa chọn hợp lí để tiếp cận bài thơ này. Bài thơ có thể được chia theo bố cục 6/2. Trên là vẻ đẹp của thiên nhiên và âm thanh cuộc sống, dưới là ước vọng của nhà thơ :
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.
là một mô típ thường thấy trong chất thơ Nguyễn Trãi. Một tấc lòng ái ưu luôn chỉ chực dâng lên cùng sóng nước. Câu thơ gắn với một điển tích. ở Trung Quốc thời cổ đại có một triều đại lí tưởng (thực chất là một cộng đồng người nguyên thuỷ sống theo bộ tộc) được đời đời truyền tụng như là một hình mẫu đẹp – thời vua Nghiêu Thuấn. Vua Thuấn có cây đàn (gọi là Ngu cầm). Vua thường hay dạo khúc Nam phong trong đó có câu “Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề” nghĩa là “gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của”. Mượn một điển tích, Nguyễn Trãi đã không giấu được sự vui mừng khi thấy dân chúng khắp nơi đang được đủ đầy no ấm.
Câu thơ cuối cùng tương ứng với câu đầu, vượt ra khỏi luật Đường. Nhịp thơ 3/3 ngắn gọn, dứt khoát, thể hiện ước vọng chân thành của Nguyễn Trãi, mong sao ở mọi nơi, cuộc sống thanh bình no ấm sẽ đến với mọi người.
Câu nói của người xưa “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ) thật hợp với cuộc đời Nguyễn Trãi. Một cuộc đời trọn tình, vẹn nghĩa với nước với dân.
III – Liên hệ tác phẩm
Đọc bài thơ Hạ cảnh (Cảnh mùa hạ) của Trần Thánh Tông (1240 – 1290):
Yểu điệu hoa đường, trú cảnh tràng Hà hoa suy khởi bắc song lương Viên lâm vũ quá, lục thành ác Tam lưỡng thuyền thanh náo tịch dương.
Dịch nghĩa:
Cảnh trí ở hoa đường êm dịu, ngày mùa hè lại dài (Khi ấy) có luồng gió lùa qua cửa sổ phía Bắc, thoảng mùi hoa sen thơm mát Khi cơn mưa đã tạnh, cây cỏ trong rừng, trong vườn xanh tươi um tùm coi như bức màn màu xanh che phủ vậy
(Ngồi ngắm cảnh hoa đường) biết bao vui vẻ, thỉnh thoảng lại có hai ba tiếng ve sầu du dương như nhịp sáo ở dưới bóng nắng chiều hôm.
Dịch thơ:
Hoa đường êm dịu ngày dài Gió lùa cửa bắc thoảng mùi hương sen Tạnh mưa xanh ngát cây vườn Giọng ve ánh ỏi ngâm rền chiều hôm.
Hay hay:
- Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi
- Cảm nhận về Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Em hãy phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
- Chứng minh nỗi lòng sâu thẳm của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè
Từ khóa » Dịch Thơ Cảnh Ngày Hè
-
Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Bảo Kính Cảnh Giới Bài Số 43, Quốc âm Thi Tập
-
Phân Tích Cảnh Ngày Hè Siêu Hay (15 Mẫu) - Văn 10
-
Bài Thơ Cảnh Ngày Hè (Nguyễn Trãi) – Bức Tranh Ngày Hè Rực Rỡ
-
Bài Thơ Cảnh Ngày Hè - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả
-
Cảnh Ngày Hè (bảo Kính Cảnh Giới) -bài Số 43 - Nguyễn Trãi - Wattpad
-
Top 15 Dịch Thơ Cảnh Ngày Hè
-
Top 6 Bài Cảm Nhận Cảnh Ngày Hè Sâu Sắc Nhất
-
Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè 2023
-
Phân Tích Bài Thơ “Cảnh Ngày Hè” Của Nguyễn Trãi
-
Cảnh Ngày Hè - Nguyễn Trãi - Ngữ Văn 10 - HOC247
-
Phân Tích Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Của Nguyễn Trãi | Văn Mẫu 10
-
Cảnh Sắc Thiên Nhiên Trong Bài Thơ Cảnh Ngày Hè Là - Luật Hoàng Phi
-
Bài Thơ: Bảo Kính Cảnh Giới Bài 43 (Nguyễn Trãi - 阮廌) - Thi Viện