Đọc Hiểu Truyện Cổ Nước Mình - Toploigiai

logo toploigiai Đăng nhập Đăng kí Hỏi đáp Top Hỏi đáp Đọc hiểu Truyện cổ nước mình

60 điểm

NguyenChiHieu

Ngữ văn 23424234

Lớp 6

50đ

01:02:05 18-Feb-2022 Đọc hiểu Truyện cổ nước mình Hỏi chi tiết Theo dõi Bỏ theo dõi Báo vi phạm Gửi Trả lời Gửi trả lời

Tổng hợp câu trả lời (3)

Valerie

09:04:23 04-Apr-2022

Câu 1. Tác giả yêu truyện cổ nước ta vì: - Vì truyện cổ nước mình vừa nhân hậu vừa tuyệt vời sâu xa. - Vì truyện cổ nước mình có nhiều nội dung tốt đẹp, chứa đựng nhiều bài học làm người quý báu đối với nhiều thế hệ,.. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy. Câu 4. Gợi ý về hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên: ở hiền gặp lành, thương người như thể thương thân, Yêu nhau mấy núi cũng leo- mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua. Câu 5. Ý nghĩa hai dòng thơ "Tôi nghe truyện cổ thầm thì/Lời ông cha dạy cũng vì đời sau." là: Truyện chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau . Qua những câu chuyện ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ . Câu 6. Em đồng tình . Vì : - Truyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ - Vì truyện cổ dân gian kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa. Câu 7.Đoạn văn ngắn cảm nhận về Truyện cổ nước mình Đoạn thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi ra những giá trị nhân văn mà các câu chuyện dân gian đã gợi ra. Kho tàng truyện cổ của dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau. Dù là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bài học của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát triển thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm lại, suy tư và điều chỉnh bản thân. Đoạn thơ, bài thơ bằng thể thơ lục bát, hình ảnh giản dị, gần gũi đã gửi gắm những bài học giản dị thân quen về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt đẹp mà con người cần có... bởi vậy mà bài thơ đã tạo được sức sống lâu bền qua biết bao thế hệ độc giả. Câu 8. - Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của văn học dân gian trong việc bồi đắp nhân cách, tâm hồn con người - Giải thích: Văn học dân gian là những sáng tác tập thể của nhân dân được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng … - Bàn luận: + Văn học dân gian có nguồn gốc xa xưa, được giữ gìn và phát triển qua bao thế hệ + Văn học dân gian giúp bồi đắp tâm hồn, nhân cách con người: yêu cái đẹp, đấu tranh chống cái xấu, cái ác; biết ước mơ, hi vọng; đưa ra nhiều kinh nghiệm sống và lời khuyên bổ ích... - Bài học nhận thức và hành động: + Văn học dân gian là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết + Mỗi học sinh cần có biết trân trọng, giữ gìn, góp phần bảo tồn VHDG… - Khẳng định lại vấn đề: vai trò của văn học dân gian trong việc bồi đắp nhân cách, tâm hồn con người -/- Trên đây là một số đề đọc hiểu Truyện cổ nước mình đã được ra trong các đề thi, đề kiểm tra mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà! Đừng quên còn rất nhiều các đề đọc hiểu văn 9 đang đợi các em khám phá nhé!

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

vote

0

Báo vi phạm

Valerie

09:04:23 04-Apr-2022

Câu 1. Tác giả yêu truyện cổ nước ta vì: - Vì truyện cổ nước mình vừa nhân hậu vừa tuyệt vời sâu xa. - Vì truyện cổ nước mình có nhiều nội dung tốt đẹp, chứa đựng nhiều bài học làm người quý báu đối với nhiều thế hệ,.. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy. Câu 4. Gợi ý về hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên: ở hiền gặp lành, thương người như thể thương thân, Yêu nhau mấy núi cũng leo- mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua. Câu 5. Ý nghĩa hai dòng thơ "Tôi nghe truyện cổ thầm thì/Lời ông cha dạy cũng vì đời sau." là: Truyện chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau . Qua những câu chuyện ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ . Câu 6. Em đồng tình . Vì : - Truyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ - Vì truyện cổ dân gian kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa. Câu 7.Đoạn văn ngắn cảm nhận về Truyện cổ nước mình Đoạn thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi ra những giá trị nhân văn mà các câu chuyện dân gian đã gợi ra. Kho tàng truyện cổ của dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau. Dù là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bài học của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát triển thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm lại, suy tư và điều chỉnh bản thân. Đoạn thơ, bài thơ bằng thể thơ lục bát, hình ảnh giản dị, gần gũi đã gửi gắm những bài học giản dị thân quen về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt đẹp mà con người cần có... bởi vậy mà bài thơ đã tạo được sức sống lâu bền qua biết bao thế hệ độc giả. Câu 8. - Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của văn học dân gian trong việc bồi đắp nhân cách, tâm hồn con người - Giải thích: Văn học dân gian là những sáng tác tập thể của nhân dân được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng … - Bàn luận: + Văn học dân gian có nguồn gốc xa xưa, được giữ gìn và phát triển qua bao thế hệ + Văn học dân gian giúp bồi đắp tâm hồn, nhân cách con người: yêu cái đẹp, đấu tranh chống cái xấu, cái ác; biết ước mơ, hi vọng; đưa ra nhiều kinh nghiệm sống và lời khuyên bổ ích... - Bài học nhận thức và hành động: + Văn học dân gian là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết + Mỗi học sinh cần có biết trân trọng, giữ gìn, góp phần bảo tồn VHDG… - Khẳng định lại vấn đề: vai trò của văn học dân gian trong việc bồi đắp nhân cách, tâm hồn con người -/- Trên đây là một số đề đọc hiểu Truyện cổ nước mình đã được ra trong các đề thi, đề kiểm tra mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà! Đừng quên còn rất nhiều các đề đọc hiểu văn 9 đang đợi các em khám phá nhé!

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

vote

0

Báo vi phạm

NguyenHieu

01:02:31 18-Feb-2022

I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì được phật, tiên độ trì. Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi. Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình (Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ) Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? Câu 2. (1,5 điểm) Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên Câu 3. (1,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 4. (2,0 điểm) Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ : Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình? Vì sao ? 1 - Thể thơ: lục bát - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm 2 - Ở hiền gặp lành - Thương người như thể thương thân - Yêu nhau mấy núi cũng leo/ mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua. 3 Nội dung chính của đoạn thơ: Tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy. 4 - Có 2 cách trả lời, đồng tình hoặc không đồng tình. - Lí giải : + Truyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ. + Vì truyện cổ dân gian kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

vote

0

Báo vi phạm

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cho đoạn thơ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Mẹ – Trần Quốc Minh) a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào? b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những phép so sánh ấy.
  • Bài thơ dặn con đã gợi cho chúng ta đến lối sống sẻ chia, đồng cảm. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (200 chữ) bàn về ý nghĩa của lối sống này trong thời đại ngày nay.
  • (0,5 điểm) Cho biết thể loại của đoạn trích trên?
  • Một năm ở Tiểu học thuộc thể loại nào? A. Hồi kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Hài kịch.
  • Tên gọi làng Cháy bắt nguồn từ đâu? A. Làng bị cháy vì ngựa thét lửa trong lúc Gióng đánh giặc B. Làng bị cháy vì giặc Ân đốt. C. Làng bị cháy vì ngựa thét lửa trong lúc Gióng đi ngang qua.

Thành viên cao điểm nhất

Xem thêm

Thành viên điểm cao nhất tháng 1

  • Quangg

    285 điểm

  • Mai Tạ

    170 điểm

  • Hồ Nhật Cát Tường

    141 điểm

  • phạm kim huệ

    130 điểm

  • Tạ Thị Kim Anh

    130 điểm

Xem thêm

Danh sách nhận thưởng

Cách cộng điểm hỏi đáp

Nội quy hỏi đáp

Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất

Email: [email protected]

SĐT: 0902 062 026

Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

top loi giai

Hỏi đáp

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

icon facebook icon youtube

CÔNG TY TNHH TOP EDU

Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

DMCA.com Protection Status Tham gia nhom zalo Tham Gia Nhóm image ads Đặt câu hỏi

Từ khóa » đọc Hiểu Truyện Cổ Tích Nước Mình