Dọc Mùng Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Dọc mùng - cái tên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Nguyên liệu này thường được biết là món ăn trong bữa cơm gia đình, rau dọc mùng. Tuy nhiên, ngoài là rau ăn, dọc mùng còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng tác dụng này và cách chế biến một số món ăn ngon từ dọc mùng nhé.
1. Tìm hiểu chung về dọc mùng
Trước khi tìm hiểu cụ thể về tác dụng của dọc mùng, chúng ta hãy cùng hiểu thêm một số thông tin về dọc mùng nhé.
1.1. Dọc mùng là gì?
- Dọc mùng hay còn có tên gọi khác là rọc mùng, trong miền Nam hay gọi là bạc hà hay ráy dọc mùng. Colocasia gigantea chính là tên khoa học của nó, thuộc họ Ráy (Alismatales).
- Dọc mùng được trồng phổ biến vùng nhiệt đới châu Á, sau đó lan rộng đến miền đông bắc Úc.
- Đây là loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cuống lá dày, mọng nước và xốp.
- Lá dọc mùng to bản, hình trái tim, ở giữa có gân lá chạy theo chiều dọc.
- Hoa dọc mùng nở vào mùa xuân sang mùa hè. Hoa cái mọc ở gốc thỏi. Hoa đực mọc trên ngọn dò, dạng thỏi và có bao choàng.
- Quả dọc mùng hình trứng, màu đỏ.
- Rễ phình to dưới dạng "củ".
1.2. Thành phần dinh dưỡng có trong dọc mùng
Thành phần có trong dọc mùng bao gồm:
Các acid hữu cơ như oxalic, malic, citric, succinin,...
Chất đường hữu cơ như glucose, fructose, sucrose, amylose,...
Hợp chất phức tạp loại triglochin và iso triglochin, beta-lectin, alocasin.
Cứ 100g phần bẹ lá dọc mùng ăn được có chứa:
Năng lượng: 14 Kcal.
Nước: 95 gam.
Carbohydrate: 23 gam.
Protein: 2,2, gam.
Chất xơ: 0,5 gam.
Các vitamin: vitamin PP 0,02 mg, vitamin C 17mg, vitamin E 2 mg, vitamin B1 0,012 mg; vitamin B2 0,03 mg.
Một số khoáng chất như photpho 25mg, canxi 38 mg, magie 52mg, kẽm 1,6mg, đồng 0,03mg, sắt 0,8mg.
2. Dọc mùng có tác dụng gì?
2.1. Ức chế hoạt động của gốc tự do
Gốc tự do chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như viêm khớp, bệnh tim, gout và ung thư.
Thành phần vitamin C có trong dọc mùng giúp ngăn ngừa những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
Các gốc tự do được hình thành và tích tụ trong quá trình phân hủy thực phẩm hay tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hay các tia phóng xạ.
2.2. Cân bằng nội tiết tố
Sức khỏe nội tiết tố được tăng cường nhờ thành phần kẽm có trong dọc mùng. Nguyên nhân là do nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone cũng như hormone testosterone tự nhiên.
Ngoài ra, kẽm giúp kích thích hệ sinh dục nữ và liên quan đến việc giải phóng và tạo trứng.
Hơn nữa, kẽm cũng rất cần thiết để sản xuất estrogen và progesterone hỗ trợ sinh sản. Một số sự thay đổi của tâm trạng hay kinh nguyệt xảy ra khi cơ thể thừa hay thiếu estrogen.
2.3. Cải thiện chứng mất ngủ
Dọc mùng có chứa magie giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn. Nếu cơ thể tiêu thụ magie thấp thì sẽ có nguy cơ mất ngủ cao.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ tốt và hiệu quả hơn nhờ bổ sung magie.
2.4. Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Magie không chỉ giúp cơ thể có giấc ngủ ngon hơn mà còn ngăn chặn các rối loạn nhịp tim hay tổn thương tim.
Khi cơ thể thiếu hụt magie sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dễ gây tử vong. Do đó, nên bổ sung dọc mùng vào khẩu phần ăn hàng ngày.
2.5. Hạn chế các bệnh về mắt
Hàm lượng vitamin A và E cần thiết cho mắt, nhất là bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi.
Có thể bạn muốn đọc:
- Tìm hiểu ngay: Tác dụng của hạt đười ươi đối với bệnh gout
- Hé lộ 10+ món ăn cho người bệnh gout không nên bỏ qua
3. Các món ngon từ dọc mùng
Với những lợi ích tuyệt vời mà dọc mùng đem lại thì chắc hẳn nó sẽ ngày càng nhiều gia đình lựa chọn. Còn nếu đang băn khoăn chưa biết dọc mùng làm món gì ngon thì có thể tham khảo một số món từ dọc mùng sau đây.
3.1. Dọc mùng xào thịt bò
- Chuẩn bị nguyên liệu:
Dọc mùng: 3 nhánh.
Thịt bò: 400 gam.
Hành lá, hành tây.
Dầu hào, dầu tỏi phi, nước tương, dầu ăn.
Gia vị thông dụng.
- Cách thực hiện:
Rửa sạch thịt bò, cắt thành miếng vừa ăn và ướp với gia vị, để khoảng 10 phút để thịt bò thấm đều gia vị.
Hành tây lột bỏ vỏ, rửa và cắt múi cau. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
Tước vỏ dọc mùng, chia thành từng miếng vừa ăn. Ngâm dọc mùng với nước muối loãng 15 phút và rửa lại với nước sạch, để ráo nước.
Cho 1/2 thìa cà phê dầu ăn vào chảo, đun nóng và thêm thịt bò.
Xào với lửa lớn trong khoảng 3 phút đến khi thịt bò chín thì gắp ra đĩa.
Thêm hành tây + dọc mùng vào chảo, đảo đều tay trong 5 phút thì cho thịt bò vào xào lại.
Xào thêm khoảng 2 phút nữa, nêm nếm vừa ăn, thêm hành lá cắt nhỏ, hạt tiêu xay. Để ra đĩa là bạn có thể thưởng thức ngay món dọc mùng xào thịt bò rồi đó.
3.2. Dọc mùng muối
- Chuẩn bị nguyên liệu:
Dọc mùng: 3 - 4 nhánh.
Nước vo gạo.
Giá đỗ.
Gia vị: muối hạt, đường, tỏi, ớt, lá chanh.
Lọ hay hũ thủy tinh để đựng.
- Cách làm dọc mùng muối dưa:
Dọc mùng để hơi héo bằng cách đem phơi ở chỗ râm mát.
Cắt nhỏ thành từng khúc vừa ăn, ngâm vào nước muối loãng khoảng 30 phút để không bị ngứa.
Rửa sạch 2 - 3 lần bằng nước sạch, để ráo nước.
Thêm 1 - 2 thìa muối, đeo găng tay bóp đều.
Nước vo gạo lấy phần trong.
Cho nước vo gạo vào nồi + 1 thìa muối hạt + 1 thìa đường, khuấy tan và đun sôi.
Hạ bớt lửa sau đó tắt bếp. Để nước nguội hoàn toàn.
Vắt bớt nước muối trước khi ướp. Chuyển dọc mùng vào trong lọ.
Thêm nước vo gạo vào lo sao cho ngập, dùng vật nặng đè trên bề mặt để mùng không nổi lên.
Đậy nắp và đặt nơi thoáng mát trong 3 - 4 ngày đến khi mùng chua và có màu hơi vàng.
3.3. Dọc mùng nấu cá (canh cá dọc mùng)
Món ăn này khá phổ biến với người dân Việt Nam không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà nguyên liệu, cách làm vô cùng đơn giản.
- Chuẩn bị nguyên liệu:
500 gam cá (có thể chọn bất kì loại cá nào mà bạn yêu thích).
200 gam dọc mùng.
100 gam cà chua.
30 gam sấu, chanh để tạo độ chua.
Hành lá, mùi tàu và gia vị.
- Cách nấu canh dọc mùng:
Làm sạch cá, đánh sạch vảy, bỏ mang, ruột và chia thành từng khúc vừa ăn.
Dọc mùng tước sạch vỏ, cắt khúc thành 3 - 4 cm, ngâm trong nước muối 15 phút và rửa sạch lại với nước.
Cà chua thái hình múi cau. Gọt vỏ sấu, còn nếu dùng me có thể ngâm với nước nóng.
Hành lá, mùi tàu cắt nhỏ.
Dầu ăn được đun nóng, hành phi thơm cùng cà chua, thêm chút hạt nêm và muối. Thêm nước và bắt đầu đun sôi.
Khi nước sôi, cho cá vào nấu chín, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Sau cùng, thêm dọc mùng và đun sôi. Trước khi tắt bếp, thêm hành lá, thìa là để tăng thêm hương vị.
Vậy là bạn đã có một món canh dọc mùng nấu cá ngon tuyệt.
3.4. Nộm dọc mùng
Món ăn này bắt nguồn từ các tỉnh phía Nam, giúp bà con nơi đây xua đi cái nắng nóng của ngày hè. Dần dần, nó được cả người miền Bắc sử dụng bởi nguyên liệu dễ tìm, dân dã, rẻ tiền nhưng vô cùng lạ miệng.
- Nguyên liệu:
Dọc mùng: 4 - 5 cây.
Lạc rang sẵn.
Chanh, ớt, giá đỗ.
Một số loại rau thơm như bạc hà, kinh giới, mùi tàu, húng quế.
Gia vị: Bột canh, muối, hạt tiêu, đường.
- Cách làm nộm dọc mùng:
Tước bỏ phần vỏ dọc mùng, thái vát cho vào chậu và ướp muối hạt trong khoảng 30 phút. Bóp thật kỹ để loại bỏ hết nước ngứa.
- Chú ý: Cần tước bỏ vỏ trước và bóp kĩ với muối trước khi rửa, tránh để dọc mùng bị ngứa. Không nên rửa sạch với nước trước, món ăn sẽ mất vị ngon và bị ngứa.
Đặt 1/2 nồi nước lên bếp đun sôi, thêm một chút muối và dọc mùng để chần qua đến khi tái chín, vớt vắt ráo nước, để ra bát.
Lạc rang chín, để nguội và xát bỏ vỏ. Rau sống được nhặt rửa sạch sẽ, thái nhỏ.
Pha nước trộn nộm dọc mùng: Nước cốt chanh + 3 thìa cà phê hạt tiêu + 4 thìa cà phê đường + 3 thìa cà phê hạt tiêu + ớt thái lát. Dùng đũa khuấy đều các nguyên liệu để hòa quyện vào nhau.
Đổ bát nước trộn này vào dọc mùng và trộn đều trong khoảng 5 - 10 phút, thêm rau sống, lạc và trộn đều. Vậy là bạn đã hoàn thành món nộm dọc mùng thơm ngon rồi ấy.
Ngoài ra, dọc mùng còn được làm thành một số món như:
Dọc mùng nấu canh chua.
Dọc mùng nấu xương.
4. Ăn dọc mùng ngứa phải làm sao?
Tuy là loại rau được sử dụng nhiều trong các bữa ăn, nhưng với những người có cơ địa dị ứng thì khi ăn có thể gây ngứa họng, dẫn đến nôn mửa, sốc phản vệ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Với những trường hợp nặng, cần đưa bệnh nhân đến cấp cứu tại các cơ sở y tế gần nhất.
Còn với những trường hợp nhẹ, bạn có thể xử lý theo một số cách sau đây:
Sử dụng nước muối ấm để súc miệng và họng nhiều lần.
Uống nhiều nước: Các chất gây ngứa sẽ bị rửa trôi bởi nước và làm giảm triệu chứng ngứa đang gặp phải.
Uống thuốc chống dị ứng: thuốc kháng histamin (desloratadin, loratadin,...).
Xem thêm:
- Cây tầm gửi và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
5. Người bệnh gout có ăn được dọc mùng hay không?
Tuy đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với những người viêm khớp hay mắc gout không nên sử dụng thực phẩm này.
Nguyên nhân là do khi thường xuyên ăn dọc mùng, nhất là món dọc mùng nấu cá gây tăng lượng acid uric trong máu.
Một nghiên cứu diễn ra với 50 người có hàm lượng acid uric cao và không có thói quen sinh hoạt xấu như uống rượu bia hay các chất kích thích. Kết quả cho thấy, 37/50 người ăn canh chua ít nhất 4 buổi/tuần và 13/50 người ăn canh chua ít nhất 2 lần/ tuần.
Trong đó, số người ăn canh chua không có dọc mùng thì tỉ lệ tăng acid uric khoảng 15%. 70% số người ăn canh chua có dọc mùng thì cơn đau tăng và xuất hiện thêm các triệu chứng của bệnh gout như sưng, nóng, đỏ, đau.
Do đó, những người viêm khớp hay mắc bệnh gout không nên ăn dọc mùng để tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cây dọc mùng từ tác dụng đến cách chế biến. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn và mọi người xung quanh!
Từ khóa » Dọc Mùng
-
Những Tác Hại đáng Sợ Của Dọc Mùng - 24H
-
CÂY BẠC HÀ (DỌC MÙNG)
-
Tổng Hợp 15 Món ăn Từ Dọc Mùng Ngon Dễ Làm đổi Vị Bữa Cơm Gia ...
-
3 Cách Làm Dọc Mùng Hết Ngứa Khi Sơ Chế Và Chế Biến Cực Kỳ Hữu ích
-
3 Tác Hại đáng Sợ Của Cây Bạc Hà (dọc Mùng) - Tuổi Trẻ Online
-
Mẹo Phân Biệt Cây Ráy Với Dọc Mùng để Tránh Ngộ độc
-
SƠ CHẾ DỌC MÙNG Không Bị Ngứa Chỉ Cần Thứ Này. - YouTube
-
Bán Dọc Mùng Tươi Ngon, Sạch, An Toàn Tại Hà Nội
-
Củ Giống Cây Dọc Mùng (bạc Hà) | Shopee Việt Nam
-
Những Món Vừa Ngon, Vừa Làm Thuốc Từ Dọc Mùng
-
Cách Nấu Canh Cá Dọc Mùng, Nấu Chua Thơm Ngon Thanh Mát
-
252 Món Canh Dọc Mùng Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các đầu Bếp Tại Gia