Đọc Ngay để Biết điều Cần Làm Khi Bị “Purging” Và “Break Out”
Có thể bạn quan tâm
Với những tín đồ đam mê chăm sóc da, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với khái niệm “purging” và “break out” nữa. Đây là hai từ lóng để chỉ tình trạng da sau khi sử dụng các sản phẩm có khả năng đẩy mụn, tẩy tế bào chết như BHA/AHA. Vậy chính xác, hai từ này có ý nghĩa thật sự như thế nào và khác biệt ra sao? Và hơn nữa, khi bị “Purging” và “Break out” cần làm gì? Hãy cùng Paula’s Choice Vietnam tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
- Định nghĩa khái niệm “Purging” và “Break out”
- Cần làm gì khi bị “Purging” và “Break out”?
- Bài Viết Liên Quan
1. Định nghĩa khái niệm “Purging” và “Break out”
Điều đầu tiên khi muốn tìm hiểu điểm khác biệt giữa hai khái niệm này, bạn phải thật sự hiểu được bản chất của chúng là gì. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin ngắn gọn và tóm tắt nhất cho bạn đọc dễ hiểu:
1.1. Khái niệm “Purging” là gì?
Về bản chất, Purging là tên gọi cho giai đoạn đẩy mụn ẩn. Đây là hiện tượng thường thấy sau một thời gian bạn sử dụng các sản phẩm chứa BHA hoặc AHA để tẩy tế bào chết cho da. Điểm nhận biết rõ rệt nhất chính là bề mặt sẽ xuất hiện nhiều mụn: Mụn đỏ, mụn đầu trắng hoặc có thể là mụn mủ. Nguyên nhân chính là do sự thẩm thấu của acid và lớp tế bào sừng bên dưới biểu bì giải phóng lỗ chân lông, khiến phần mụn ẩn nằm sâu bên trong nhanh chín và “trồi” lên trên. Vị trí thường thấy của tình trạng purging này là ở vùng da nhiều mụn ẩn, mụn đầu đen hoặc sần sùi.
Có khoảng 80% người sử dụng các mỹ phẩm tẩy tế bào chết cho mặt chứa BHA gặp hiện tượng này. Trung bình trong khoảng 2- 6 tuần, tối đa khoảng sau 3 lần “turn over” (quá trình tái tạo lớp sừng mới) – làn da của bạn sẽ sạch và mụn, bụi bẩn được đẩy lên trên bề mặt.
1.2. Khái niệm “Break out” là gì?
Với “purging”, bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, hãy biết cách phân biệt chúng với tình trạng “break out”: Đẩy mụn không kiểm soát. Đây cũng là tên gọi khác cho hiện tượng dị ứng, kích ứng. Điều này xảy ra là do làn da quá mẫn cảm hoặc không tương thích với các sản phẩm loại bỏ tế bào chết. Không riêng gì BHA/AHA, bạn hoàn toàn có thể gặp “break out” nếu lựa chọn sản phẩm chứa thành phần không phù hợp.
Break out cũng là hiện tượng đẩy mụn từ trong ra ngoài do đặc tính của acid trong sản phẩm tẩy tế bào chết chứa BHA, nhưng lần này là những nốt đỏ nhỏ mọc trên diện rộng, ngứa ngáy, đau nhức, mụn mọc cả ở những vùng chưa xuất hiện mụn bao giờ. Theo các chuyên gia, bạn rất khó để kiểm soát được tình trạng này nếu không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình dùng BHA da bị ửng đỏ hoặc nhạy cảm hơn mà không hề đẩy mụn, hãy tính đến khả năng bị kích ứng. Đặc biệt với những làn da yếu, mỏng, chưa quen với nồng độ cao của BHA thường xuyên gặp tình trạng này.
2. Cần làm gì khi bị “Purging” và “Break out”?
Khi gặp một trong hai hiện tượng này, bạn không nên quá lo lắng. Hãy bình tĩnh xem xét lại quy trình chăm sóc da của mình, loại mỹ phẩm đã phù hợp chưa hay đặc tính của làn da mình ra sao để tìm ra giải pháp.
2.1. Điều cần làm khi bị “Purging”
Hãy chăm sóc da thật tốt để hạn chế được hậu quả do mụn bị đẩy lên gây ra hoặc ngăn ngừa sự lây lan, phát triển của mụn viêm. Bạn nên thay đổi tần suất tẩy tế bào chết bằng BHA (Có thể giảm số lần sử dụng hoặc thay đổi nồng độ BHA) khi thấy mụn đẩy lên quá nhiều. Bên cạnh đó, nên trị mụn viêm bằng những sản phẩm chứa benzoyl perodixe chấm điểm, giúp các thương tổn chóng lành nhất.
Bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho da như cồn khô, tinh dầu, hương liệu tạo màu, mùi… Bổ sung độ ẩm phù hợp và vitamin C để trị thâm mụn, sẹo đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt chăm sóc da khoa học sẽ rút ngắn quá trình purging hơn.
2.2. Điều cần làm khi bị “Break out”
Ngưng ngay sản phẩm đang sử dụng là điều quan trọng nhất lúc này! Giai đoạn này da cực kỳ nhạy cảm nên bạn cần phải chú ý skincare và bảo vệ da thật kỹ. Cần lựa chọn sản phẩm làm sạch, dưỡng và chống nắng có chứa thành phần lành tính và cách tốt nhất là nên tối giản hóa các bước skincare để tránh cho da bị “quá tải”. Trong trường hợp tình trạng mụn vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên gõ cửa phòng khám da liễu để được trợ giúp kịp thời.
Rất dễ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm “purging” và “break out”. Bạn hãy quan sát các dấu hiệu trên da thật kỹ và khi thất bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, hãy ngưng sử dụng sản phẩm, tìm ra nguyên nhân thật sự để tìm hướng giải quyết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng da, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Paula’s Choice qua hotline 1900 6409.
Bài Viết Liên Quan
- Nguyên nhân bị sẹo rỗ và cách khắc phục sẹo rỗ hiệu quả từ chuyên gia
- Nguyên nhân, cách khắc phục mụn mọc quanh miệng và cằm
- Chuyên gia chia sẻ cách làm sạch mụn cám ở mặt hiệu quả
- Hướng dẫn cách thu nhỏ lỗ chân lông cho da dầu mụn hiệu quả
Từ khóa » Chăm Sóc Da Bị Break Out
-
Phân Biệt Làn Da Bị Purging Và Break Out Và Cách Xử Lý Khi Da Bị đẩy ...
-
TOPIC 65: LÀM GÌ KHI DA BỊ BREAKOUT ??? - Little London
-
LÀM SAO ĐỂ XỬ LÝ LÀN DA BỊ BREAK OUT? - Lam Thảo Cosmetics
-
Beauty Blogger Chia Sẻ Cách Xử Lý Và Chăm Sóc Da Trong & Sau Khi ...
-
Da Bị Break Out Là Gì, Phải Làm Sao?
-
Cách đối Phó Với Da Bị Breakout, Nổi Mụn, Xuống Cấp
-
Da Bị Break Out Là Gì? - White Doctors
-
Da Bị Break Out Nên Làm Gì? | Blog Dermalogica Viet Nam
-
CẦN LÀM GÌ KHI DA BỊ BREAK OUT VỚI BHA? | Edbeauty
-
[Dấu Hiệu] Da Bị Break Out Và Purging Là Gì Nên Làm Gì
-
Làm Gì Khi Da Bị Breakout? - TalkBeauty
-
Breakout Da Là Gì? Cách Phân Biệt Purging Và Breakout | VeryGirlie
-
Da Purging - Break Out Là Gì, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc?
-
10 Nguyên Nhân Khiến Da Mụn - Tình Trạng "Break Out" Làn Da