Dốc Nguồn Lực Xây “đại Dự án” đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Tin nóng
  • Bình Định giải trình việc lập quy hoạch Khu công nghiệp Phù Mỹ quy mô hơn 820 ha
  • Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn
  • Quảng Nam điều chỉnh tiến độ dự án Thủy điện Trà Leng 2
  • Khởi công xây dựng cầu Tân Điền tại huyện Bắc Quang, Hà Giang
  • Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024
  • Hải Phòng sắp có thêm khu công nghiệp quy mô 226 ha, vốn đầu tư 3.551 tỷ đồng
Đầu tư Dốc nguồn lực xây “đại dự án” đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Anh Minh - 02/06/2022 20:18 Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-vùng Thủ đô sẽ được hình thành trên cơ sở kết hợp của 3 nguồn lực: vốn đầu tư trung ương, vốn ngân sách 3 địa phương và vốn tư nhân. TIN LIÊN QUAN
  • Hà Nội trình lại Chính phủ Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội
  • Rõ hơn cơ chế xây tuyến vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội
  • Giao đầu mối trình Quốc hội “siêu” Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô
Phối cảnh một đoạn Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Cân đối đủ vốn

Quyết tâm sớm “đóng mạch” tuyến Vành đai 4 - vùng Thủ đô là điều có thể nhận thấy trong Tờ trình số 208/TTr-CP vừa được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng ký gửi Quốc hội.

Được biết, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội đã được Chính phủ cập nhật, tiếp thu đầy đủ kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 11 ngày 13/5/2022, cũng như ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, xây dựng giao thông về chủ trương đầu tư dự án hạ tầng giao thông có tác động lớn tới kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của vùng Thủ đô Hà Nội.

Tại Tờ trình số 208/TTr-CP, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án. Cụ thể, tuyến đường thuộc phạm vi Dự án có tổng chiều dài khoảng 112,8 km (gồm 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Trong đó, đoạn qua địa phận TP. Hà Nội dài 58,2 km; Hưng Yên dài 19,3 km; Bắc Ninh dài 25,6 km và tuyến nối 9,7 km.

Dự án sẽ được triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP, với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng. Dự án được chia làm 7 dự án thành phần độc lập với nhau, trong đó Dự án thành phần 3 - đầu tư hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT do UBND TP. Hà Nội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điểm nhấn lớn nhất trong Tờ trình số 208/TTr-CP là mốc thời hạn hoàn thành Dự án đã được lùi thêm 1 năm so với các tờ trình gửi Quốc hội trước đó.

Tại Báo cáo số 207/BC-CP về việc tiếp thu, giải trình kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết, quyết tâm của Chính phủ và các địa phương là cơ bản hoàn thành Dự án trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi và khả năng cân đối, bố trí vốn cho các dự án quan trọng, cấp bách khác, Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thời gian thực hiện “siêu dự án” này được xác định là cơ bản hoàn thành vào năm 2026 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2027.

Chính phủ cũng khẳng định, đã cân đối, xây dựng tiến độ giải ngân theo từng năm tương ứng với nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn BOT theo tiến độ triển khai Dự án, bảo đảm sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực.

Ngoài khoản kinh phí trị giá 14.250 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đang được Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép điều chuyển từ Bộ GTVT để phân bổ cho TP. Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, cho đến thời điểm này, HĐND 3 địa phương có tuyến đường đi qua đều đã có nghị quyết về việc cam kết bố trí vốn ngân sách địa phương cho Dự án. Cụ thể, HĐND TP. Hà Nội cam kết bố trí 23.524 tỷ đồng, HĐND tỉnh Hưng Yên cam kết bố trí 1.509 tỷ đồng, HĐND tỉnh Bắc Ninh cam kết bố trí 3.100 tỷ đồng.

Theo Chính phủ, xét về tổng thể, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án đầu tư theo phương thức PPP. Tuy nhiên, để phù hợp với tính chất của Dự án tổng thể cùng với các dự án thành phần vận hành độc lập, Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư Dự án là “đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức PPP”, trong đó các dự án thành phần được áp dụng theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư PPP.

Tường minh các vấn đề nóng

Trong Báo cáo số 207/BC-CP, Chính phủ khẳng định, các cơ chế, chính sách đặc thù được kiến nghị Quốc hội thông qua là đủ để triển khai Dự án đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Liên quan đến năng lực quản lý, thi công Dự án của các chủ đầu tư địa phương - một trong những nội dung nhận được nhiều khuyến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong Báo cáo số 207/BC-CP, Chính phủ cho biết, đã yêu cầu các địa phương rà soát năng lực thực hiện các dự án thành phần thuộc phạm vi quản lý và các địa phương cam kết khả năng triển khai thực hiện. Ban quản lý dự án chuyên ngành của các địa phương đang được giao triển khai các dự án nhóm A thuộc lĩnh vực giao thông có quy mô, cấp công trình tương tự các công trình, dự án thành phần của Dự án.

Thực tiễn thời gian qua, một số địa phương như Lạng Sơn, Tiền Giang, Quảng Ninh đã được giao chủ đầu tư và tổ chức thực hiện thành công các dự án đường bộ cao tốc. Dự án có tính chất, quy mô lớn, nên các địa phương được giao nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án thành phần đều cam kết chuẩn bị các điều kiện, rà soát, kiện toàn các ban quản lý dự án chuyên ngành của địa phương, bảo đảm năng lực, kinh nghiệm tổ chức thực hiện các dự án thành phần.

“Trường hợp không đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý, các địa phương sẽ phải thuê các đơn vị tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành”, Chính phủ khẳng định.

Về năng lực của các đơn vị tham gia thi công Dự án, Chính phủ cho biết, cả nước hiện có khoảng 344 nhà thầu có chứng chỉ năng lực thi công công trình giao thông hạng I, đây là những nhà thầu đáp ứng năng lực thi công các dự án cao tốc.

Được biết, tại Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (654 km) và Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (23 km) đang có khoảng 48 nhà thầu tham gia thi công. Theo tiến độ yêu cầu, các dự án trên phải hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2022 và 2023.

Do đó, với phạm vi, quy mô Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 112,8 km được triển khai thi công tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2024-2026, thì hoàn toàn đáp ứng được số lượng các nhà thầu tham gia xây dựng, bảo đảm hoàn thành Dự án theo tiến độ yêu cầu.

Một thách thức rất lớn khác đối với Chính phủ khi triển khai Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội là cung ứng đủ và kiểm soát giá thành các nguồn vật liệu thi công công trình.

Sơ bộ nhu cầu khối lượng vật liệu chính phục vụ Dự án khoảng 5,56 triệu m3 vật liệu đắp; 4,36 triệu m3 đá xây dựng các loại; 3,5 triệu m3 cát xây dựng. Kết quả khảo sát của Bộ Xây dựng cho thấy, trữ lượng các mỏ đất trong khu vực dự án khoảng 25,1 triệu m3; vật liệu đá khoảng 118,3 triệu m3; vật liệu cát các loại khoảng 14,7 triệu m3, cơ bản đáp ứng nhu cầu xây dựng của Dự án.

Chính phủ thẳng thắn thừa nhận, thời gian qua, việc khan hiếm và tăng giá nguồn nguyên vật liệu đã xảy ra trong quá trình triển khai các dự án. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm thực tiễn các dự án đã triển khai, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thực hiện công tác quản lý chặt chẽ, phù hợp với quy định của pháp luật ngay từ khi triển khai Dự án.

Cần phải nói thêm, tại Tờ trình số 208/TTr-CP, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép trong giai đoạn triển khai Dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn thành Dự án. Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

Trước đó, trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, UBND TP. Hà Nội đã kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép Dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82, Luật Đầu tư PPP và sớm hình thành gói tín dụng ưu đãi nhằm gia tăng sức hút các nhà đầu tư tư nhân.

Gói tín dụng ưu đãi này sẽ được huy động từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để cho nhà đầu tư vay (Nhà nước bảo lãnh lãi suất trong thời gian đầu) và ngân hàng sẽ thu lại phần chênh lãi suất cho vay trong thời gian vận hành, khai thác công trình.

Mặc dù vẫn đang trong quá trình chuẩn bị chủ trương đầu tư, nhưng UBND TP. Hà Nội khẳng định, Dự án có tính khả thi cao khi đến thời điểm này, đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm năng chính thức quan tâm đến Dự án như Vingroup, T&T, Him Lam, DIC Corp, Phương Thành, Geleximco…

“Trong quá trình triển khai, UBND TP. Hà Nội cũng làm việc với các nhà đầu tư để khẳng định mức độ quan tâm và đã nhận được những phản hồi tích cực về tính khả thi của Dự án”, ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin.

Nhu cầu vốn cho Dự ánNhu cầu vốn ngân sách cho Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2025 là 42.214 tỷ đồng, bao gồm ngân sách trung ương 19.383 tỷ đồng; ngân sách địa phương 22.832 tỷ đồng (Hà Nội 19.477 tỷ đồng; Hưng Yên 1.355 tỷ đồng; Bắc Ninh 2.000 tỷ đồng). Nhu cầu vốn ngân sách giai đoạn 2026-2030 là 14.151 tỷ đồng, bao gồm: ngân sách trung ương: 8.790 tỷ đồng; ngân sách địa phương 5.361 tỷ đồng (Hà Nội 4.047 tỷ đồng; Hưng Yên 150 tỷ đồng; Bắc Ninh 1.164 tỷ đồng). Vốn nhà đầu tư tham gia Dự án là 27.000 tỷ đồng (chiếm 48% tổng mức đầu tư dự án thành phần PPP); lãi vay 2.357 tỷ đồng. Hà Nội sẽ bố trí đủ 23.524 tỷ đồng xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội cam kết đảm bảo nguồn vốn 23.524 tỷ đồng, từ nay đến 2030, để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng... #Vành đai 4 - vùng Thủ đô # đường Vành đai 4 # xây dựng đường vành đai 4 Hà Nội Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư
  • Bình Định giải trình việc lập quy hoạch Khu công nghiệp Phù Mỹ quy mô hơn 820 ha
  • Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn
  • EVN chờ mong được giao đầu tư các nguồn điện mới
  • Quảng Nam điều chỉnh tiến độ dự án Thủy điện Trà Leng 2
  • Khởi công xây dựng cầu Tân Điền tại huyện Bắc Quang, Hà Giang
  • Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024
  • Hải Phòng sắp có thêm khu công nghiệp quy mô 226 ha, vốn đầu tư 3.551 tỷ đồng
  • Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
  • Gỡ khó cho các dự án năng lượng tái tạo: Cần nhanh hơn, thiết thực hơn
  • Quảng Ngãi “khai tử” hàng chục dự án chậm tiến độ
  • Ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư mới: “Chắp cánh” cho đại bàng
Đọc nhiều
  • 1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
  • 2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng
  • 3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30%
  • 4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025
  • 5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
Chuyên đề
  • Sao Vàng đất Việt 2024
  • 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
  • M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
  • Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
Thông tin doanh nghiệp
  • Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
  • Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
  • Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
  • GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
  • Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
  • 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số

Từ khóa » Kế Hoạch Xây Dựng đường Vành đai 4