Độc Tấu Phong Cầm - Khung

30/3/16

Độc tấu phong cầm

Phong cầm, nhiều người quen miệng gọi accordion (tiếng Anh) hoặc accordéon, (tiếng Pháp) có nhiều loại, loại thường thấy nhất là mang trước ngực nhờ dây quàng trên vai.
Nghệ sĩ phong cầm. Tranh trên mạng
Chơi phong cầm, một tay bấm giai điệu; một tay vừa bấm hợp âm, vừa kéo hộp xếp ra vào để ép hơi tạo tiếng. Do vừa chơi được giai điệu, vừa chơi được phần đệm nên phong cầm được gọi là one-man-band (ban nhạc một người). Đây có lẽ cũng là một trong các lí do phong cầm được ưa chuộng trong các lễ hội dân gian, những sân khấu đại chúng - chỉ với một cây đàn là có cả một dàn nhạc. Nghệ sĩ Phần-lan Veikko Ahvenainen cover bản nhạc nổi tiếng của accordionist Ý Pietro Deiro (1888 – 1950) Phong cầm chỉ mới có mặt khoảng 200 năm nay từ Berlin (Đức, 1822), Vienna (Áo, 1829) nhưng đã sớm lan truyền ra khắp thế giới. Đến nay phong cầm đã được xem là nhạc cụ truyền thống tại nhiều quốc gia như ở Bosnia, Herzegovina, Colombia. Ở Nga, Bazil và nhiều nước khác phong cầm được dùng rộng rãi cả trong nhạc truyền thống lẫn nhạc pop. Dù được xem là nhạc cụ dân gian, phong cầm cũng được một số nhà soạn nhạc đưa vào dàn nhạc nhạc cổ điển Giai đoạn 190x - 196x được gọi là "Thời đại vàng son của phong cầm" với nhiều nghệ sĩ nổi danh - Pietro Frosini (Ý), anh em Deiro (Ý), anh em Avsenic (Slovenian), .. Ngày nay phong cầm vẫn còn được nhiều người ưa chuộng. Nhiều tác phẩm nổi tiếng, kể cả nhạc cổ điển, được chuyển soạn cho phong cầm diễn tấu, solo hoặc với cả giàn nhạc. Xem những cô nàng xinh đẹp ở nhiều lứa tuổi thuộc nhiều sắc dân sử dụng nhiều loại phong cầm biểu diễn Hàng năm vào tháng 4 ở Colombia, trong festival âm nhạc lớn nhất của đất nước này, có cuộc thi dành cho các nghệ sĩ phong cầm. Và mỗi 10 năm lại tổ chức một cuộc tranh tài dành cho các người đã thắng giải trong các kì thi ấy. Đây là cuộc thi phong cầm lớn nhất thế giới. Nhiều nơi trên thế giới cũng có những cuộc thi dành riêng cho phong cầm Riêng ở Việt Nam, đọc trên một trang web thấy có tác giả nhận xét rằng người Việt ít chơi phong cầm, có lẽ vì thể tạng bé nhỏ không kham nổi cây đàn 18 kg trên vai, giá đàn lại không rẻ. Một thời gian sau 1975 mới thấy có một số nhạc công chơi phong cầm mà tác giả đoán là do ảnh hưởng từ Nga & các nước Đông Âu. Bản thân tôi thì bé sống ở quê gần một ngôi nhà thờ nhỏ, cha xứ có cây phong cầm, chiều chiều vẫn thường nghe tiếng đàn dìu dặt từ nhà thờ vọng ra. Lớn lên học cấp 3 lại gặp đứa bạn có bố có cây phong cầm, thỉnh thoảng chiều đi học về lại ghé chơi, nghe ổng đàn. Ngoài ra bấy giờ (196x, 197x) trên các sân khấu ca nhạc ở địa phương vào các dịp lể lược kỉ niệm gì đấy, cũng rất thường thấy nhạc công phong cầm đệm cho ca sĩ hát. Sau 1975, càng về sau càng ít thấy ai chơi phong cầm. Với sự xuất hiện của organ điện, lợi thế one-man-band của phong cầm nay đã không còn, keyboard cũng khá rẻ, gọn nhẹ; người chơi phong cầm ngày càng ít ỏi. Hãy nghe một trong những người ít ỏi ấy nói chuyện về cây đàn này Nghe độc tấu accordion một số tác phẩm nổi tiếng

31 nhận xét:

  1. Chuồn Ớt31/3/16 10:16

    Nhiều cây accordion nhỏ dễ thương thật, trông các nàng ôm cây đàn í mới quyến rũ làm sao ! :DThích nhất là list nhạc anh chọn. Hay tuyệt ! ~o) @};-

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. khung31/3/16 19:27

      ban đầu dự định chỉ chọn <10 thôi, nhưng nghe một hồi thấy list đã lên tới 30. Phải bỏ đi hơn một nửa, khó thật đấy.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  2. khung31/3/16 19:32

    Hãy xem khả năng one-man-band của accordionhttp://youtu.be/fgU4MpoQmz0

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. khung31/3/16 19:36

      so sánhhttp://youtu.be/pwkpfSMOyXU

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Chuồn Ớt1/4/16 08:48

      Khả năng one-man-band của accordion không thể chối cãi anh nhỉ ? Hồi nhỏ em từng nhiều lần xem ba đàn cho cả dàn tốp ca hai mươi mấy người của công ty khi thi văn nghệ toàn ngành Ngoại thương.Em thích cả 2 clip anh chọn, clip 2 kỹ thuật đệm & bè hay quá, nhất là tiếng huýt sáo, như nghe được từng tiếng gió, từng bước chân ngựa trên thảo nguyên ... ~o) @};-

      XóaTrả lời
        Trả lời
    3. khung1/4/16 10:47

      Bài này nghe hoài không chán. Hồi bé đi học ngang qua rạp chiếu phim, mỗi khi nghe loa phát bài này, chỉ muốn cúp cua. Mà nó ác lắm, rạp chiếu phim tình cảm vớ vẩn, nó cũng phát bài này quảng cáo.Chỉ với một cây accordion mà chơi bài này thế là quá tuyệt, nhỉtks hoa và li trà nóng :D

      XóaTrả lời
        Trả lời
    4. Chuồn Ớt1/4/16 11:49

      Thời của em toàn phim XHCN, Nga, Tiệp, thỉnh thoảng có vài phim Ấn Độ.Xem ngoài rạp thì phải xếp hàng.Nghe bài này em nhớ truyện "Những chiếc cầu hạt Madison", hình như có đoạn nào đó tả Robert Kincaid là tên cao bồi cuối cùng gì gì đấy ... em không nhớ được cụ thể.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    5. Chuồn Ớt1/4/16 11:54

      Anh cúp học bao giờ chưa ? Cấp 3 em cúp học đúng 1 lần năm lớp 11 ! Hehe !

      XóaTrả lời
        Trả lời
    6. khung1/4/16 21:44

      Thủa anh còn bé phim tarzan cao bồi charlot chiếu ở rạp khá nhiều. Không những phim mà người ta còn xuất bản cả truyện tranh. Cúp cua hả, hì anh rất gương mẫu, không bao giờ nghỉ học không phép quá số giờ qui định của nhà trường. Lỡ tháng nào vượt quá thì lén lên VP sửa sổ, v thành P hihi

      XóaTrả lời
        Trả lời
    7. Chuồn Ớt4/4/16 15:45

      :D :D :D Sao em k nghĩ được vậy nhỉ ! hihi !

      XóaTrả lời
        Trả lời
    8. khung4/4/16 20:22

      Dấu đi, không cháu ngoại nó bắt chước bây giờ. :d

      XóaTrả lời
        Trả lời
    9. Chuồn Ớt5/4/16 09:21

      Tầm 20 năm nữa em mới có cháu ngoại !Anh lo mà giấu đi ! :D

      XóaTrả lời
        Trả lời
    10. khung5/4/16 19:44

      anh nhắc chung thôi. Sợ có người hứng chí lên kể chuyện cúp cua hay gạ gẩm gia sư, cháu ngoại nghe được thì khó dạy :d

      XóaTrả lời
        Trả lời
    11. Chuồn Ớt6/4/16 12:25

      Ai rứa hầy ? Nỏ phải em ! :D

      XóaTrả lời
        Trả lời
    12. khung6/4/16 19:00

      Uh, em ko quyến rũ gia sư mà quyến rũ thầy giáo, phải ko :D. Ah, mà anh cũng ko có ý ám chỉ LG quyến rũ gia sư nha :))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    13. Chuồn Ớt7/4/16 10:23

      Thầy á ! Để em kể anh nghe về thầy em ...12 năm phổ thông em học qua, có 2 thầy chủ nhiệm, năm lớp 7 & 8, cả hai thầy đều phụ trách môn toán & cả hai đều nổi tiếng vì rất dữ tính. Em k bao giờ nói chuyện với thầy, kể cả chuyện học dù em biết thầy rất thương học trò nữ trong khi ngược lại, các cô lại thường ưu ái trò nam hơn, bọn con gái mà không làm bài thì thầy chỉ mắng thôi, nhưng con trai thì ăn đòn. Một lần thầy CN (lớp 7) đánh bạn em, nó học chung với em từ lớp 1, nhà giàu, được cưng chiều nên rất nghịch, lười & bướng. Trong lớp nó chỉ thường nói chuyện với em, khi mua báo KQĐ lúc nào nó cũng giành mua cho em 1 tờ (1 lớp chỉ có 2 tờ) :D Em hay cho nó chép lại bài tập ở nhà vì nó cùng tổ. 1 lần do không làm bài tập, thầy đánh nó rất dữ, tay sưng tím, không chép bài được, em còn nhớ lần đó bọn con gái trong lớp nhiều đứa khóc rưng rức vì thương nó. Gia đình cho nó chuyển trường luôn sau khi làm um lên với BGH. Lớp 8, em chứng kiến thầy CN tát 1 bạn nam đến mức văng mạnh cái đồng ồ đeo tay vào tường, vỡ nát.Đó là 2 vụ nặng nề nhất hồi học cấp 2 ám ảnh em đến tận bây giờ. Trong em đã mất đi hình ảnh yêu thương giữa thầy với trò. Năm rồi, bọn bạn cấp 1 liên lạc được với nhiều thầy cô qua FB, thầy hiện ở Mỹ. Thầy nói thầy vẫn nhớ em là đứa nhút nhát nhất trong lớp. Em vẫn k muốn nc với thầy, dù chỉ là hỏi thăm. :(

      XóaTrả lời
        Trả lời
    14. Chuồn Ớt7/4/16 10:32

      Lên cấp 3 thì em chẳng nhớ có những thầy nào đã dạy qua, chỉ toàn nhớ cô thôi ! Bọn bạn cấp 3 giờ gặp lại cô vẫn nhõng nhẽo tị nạnh là cô ưu ái bọn con trai nhiều hơn. hehe ! Các cô vẫn công nhận điều đó á anh !Cô Linh Giang chắc cũng vậy phải không ? Còn anh có ưu ái trò nữ như các thầy của em không ?

      XóaTrả lời
        Trả lời
    15. khung7/4/16 19:12

      @ Em vẫn k muốn nc với thầy, dù chỉ là hỏi thăm.Ui zoi, răng mà thù dai dữ rứa. Thời anh, cha mẹ uýnh con, thầy cô uýnh hs, là chuyện thường ngày. Nghe con bị đánh, cha mẹ còn khen thầy dạy giỏi :-?Bản thân anh thì thời tiểu học, vài ngày bị uýnh một lần. Cấp 2 chỉ bị một lần duy nhất. Là thầy kêu ra đánh trống (3 tiếng) ra chơi, anh sướng quá, đánh luốn 1 hồi 3 tiếng - tức trống bãi học. Học trò các lớp mừng quá, la hét ùa ra. Thầy hiệu trưởng từ văn phòng ra, hỏi cớ sự, uýnh anh 3 tát tai nổ đom đóm. Cấp 3 thì có thầy giám thị khi nào cũng cầm cái thước dài cả mét đi rảo quanh trường, tìm đứa tóc dài, quần ống túm (mốt bấy giờ), áo không bảng tên, hay trong giờ học trốn vào toilet hút thuốc. @cô ưu ái bọn con trai nhiều hơnAnh suốt thời đi học chả cô nào ưu ái. Nhỏ thì hay nghịch, lớn thì hay cãi. Không được cô nào yêu, nhưng yêu cô thì có. Là yêu thầm, tình một phương thôi :d. Nhưng anh có đứa bạn cùng lớp yêu cô, và được cô yêu nhé. Kết quả là năm nó học lớp 12, cô mang bầu. Cô tổ chức đám cưới không có chú rễ (anh ấy đi hành quân chưa về, cưới lấy ngày), bạn làm đứa chạy bàn trong đám cưới. Mấy năm sau thì đứa bạn đi lính, và về ở với cô thật. Kết thúc có hậu hơn cái truyện Vòng Tay Học Trò nổi tiếng thời ấy.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    16. khung7/4/16 19:17

      Vài chục năm sau gặp lại những ông thầy "dữ tợn" thời tiểu học, anh vẫn rất quí mến, và thực lòng thấy rất gần gũi. Mấy ông uýnh nhiều, lại nhớ anh kĩ nhất :d

      XóaTrả lời
        Trả lời
    17. Chuồn Ớt8/4/16 11:59

      Chuyện anh & bạn anh hay nhỉ ? Học trò mà dám yêu cô ! Lớp em chắc không có đứa nào yêu kiểu đó, hoặc nếu có chắc cũng giống anh, không dám nói ! Mà sao anh không nói nhỉ, biết đâu ... ?? :D :DMấy ông thầy nhớ anh chắc do anh quậy quá nên không quên được á ! Như cô em vẫn nhắc mấy đứa ngỗ nghịch làm cô ... xỉu hoài ! hihi !P/s: Em không thù dai !

      XóaTrả lời
        Trả lời
    18. khung8/4/16 17:23

      Em đọc Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng chưa ? Cuốn này bả viết hồi 196x, rất nổi tiếng bấy giờ. Nội cung là câu chuyện tình giữa một cậu học trò với cô giáo.Chuyện trò yêu cô dù có nhưng hơi hiếm. Nhưng trò yêu thầy thì nhiều hơn. Bản thân NTH nghe nói thời htro cũng từng yêu thầy, có với thầy một đứa con. Anh có đứa bạn hồi mới ra trường về dạy ở một tỉnh lẻ, bị nhiều trò nữ tống tình, khiến mấy bạn nam các cô rất ngứa mắt. Nó sợ gây scandal phiền phức, vờ quên xấp bài kiểm tra ở nhà, nhờ mấy đứa htro về nhà trọ lấy giúp. Htro mở cửa, thấy trong phòng treo bộ võ phục Taekwondo với cái đai đen một chấm, hết hồn .. :D

      XóaTrả lời
        Trả lời
    19. THẠCH THẢO8/4/16 17:37

      Hai cái ngừi này lạ hầy...bàn chiện nhoạc nhẽo rùi chiển qua cup cua rồi phóng vèo qua kính thầy iêu bạn, iêu lun cô tới độ có em bé...xong dưng lại lôi tui vầu x( x(Mà nhá...1) Hồi nhỏ đi học tuyệt đối em k có cup cua gì hết trơn nhá anh K, gia cảnh khó khăn, 2 chị em (1 trai, 1 gái) đi học cấp 3 chung nhau có đúng 3 cái quần...đổi nhau mặc nên em hỏng có đi học gia sư nha2) trước em cũng có bị cô vụt vào tay côm cốp vì tội viết cẩu thả...đau nhưng đổi lại chừ em viết rất đẹp...có lần lớp đi chơi với thầy cô thực tập quên k về lao động bị thầy chủ nhiệm phạt ngồi nắng...nhưng mà em cũng k ghét thầy vì nhờ đó em giữ được thói quen lập kế hoạch cho công việc. :D 3) em là ngừi nghiêm khắc trong bài vở với trò nhưng khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chúng, em cũng luôn hoà mình vào hoạt động cho nên chúng SỢ nhưng mà không có GHÉT anh ạ. May xế ;)

      XóaTrả lời
        Trả lời
    20. khung8/4/16 22:24

      1) Cũng phải. Thiếu quần mặc mà mời gia sư tới nhà thì phiền to, nhỉ.Ah, mà anh nói rõ ko ám chỉ em rồi mà :d2) Thời tiểu học anh bị đánh nhiều nhất tội viết sai hỏi ngã và vở bẩn. Hồi ấy đi học phải dùng viết lá tre, cấm xài viết máy. Dù đã cẩn thận chùi tay vào áo, vào quần rồi, lát sau trang vở cũng cứ lem nhem đầy mực, chả hiểu.Nhưng mà bị thầy cô đánh đỏ đít, lát cũng quên ngay. Và thật sướng khi được thầy cô nhờ vả gì đó.3) Cô giáo LG thế là giỏi rồi.Tâm lí hs nói chung là kính, quí thầy cô. Chúng ghét chỉ khi thầy cô có hành vi bất công, bất chính gì đấy thôi.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    21. Chuồn Ớt9/4/16 14:22

      Em chưa đọc VTHT, thú thật câu cú & lời thoại trong truyện ngày xưa em không thích lắm ! Mí lại em không thích kiểu thầy trò yêu nhau đâu ! Kỳ kỳ sao á !Ô ! Rứa anh ám chỉ em à ? Em không hề ! Anh liệu hồn !Em chưa bị cô thầy đánh đòn lần nào ! hehe !Ngày xưa bọn bạn em phần nhiều là nghèo, khó khăn, nhiều đứa ba bị đi học tập nữa nhưng bọn em vẫn chơi rất thân, ăn cùng nhau củ khoai, hay gói xôi, chấm chung lọ mực (bọn em cùng dùng bút lá tre đến hết cấp 1 á). Đến bi giờ vẫn còn liên lạc dù cách nhau nửa vòng trái đất.Em vẫn quí thầy í ! chỉ là không muốn nc thôi mà.@ LG ! Bồ lặn đâu mừ giờ mới chồi lên vại ????Bồ thì ai mừ ghét được ! Lúc nào cũng tươi như hoa thế mà !

      XóaTrả lời
        Trả lời
    22. khung9/4/16 19:33

      cũng ko ám chỉ em :d. Anh nghĩ thời hs em bé tẹo như que tăm, dẫu có ai muốn yêu cũng chả dám yêu :d

      XóaTrả lời
        Trả lời
    23. Chuồn Ớt10/4/16 20:01

      Đúng rồi anh ! Em hồi đó như que tăm thật ! Mà lúc đó bé tẹo, có biết yêu là gì đâu ! Ngố pà cố !

      XóaTrả lời
        Trả lời
    24. khung10/4/16 20:45

      Uh. Nhưng những người yêu muộn, sau đó thường lại yêu rất mặn. Như giã bữa í. :d

      XóaTrả lời
        Trả lời
    25. Chuồn Ớt11/4/16 08:01

      Dạ cũng khá mặn ! hihi :D[color="blue"]giã bữa[/color] là gì anh ?

      XóaTrả lời
        Trả lời
    26. khung11/4/16 10:32

      anh sai chính tả. giả (dấu hỏi). Sau khi ôm dậy ăn nhiều như bù cho thời gian bị ốm, thế gọi là ăn giả bữa.nhiều người bé rất nghịch, lớn lại hiền khô; và ngược lại, nhiều người bé như cục đất, lớn lại nghịch thầy chạy.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    27. Chuồn Ớt11/4/16 12:17

      Vậy nghĩa từ "giả" tương tự "trả".Anh nghĩ coi hổng lẽ hồi nhỏ hổng yêu ai, tới lớn yêu bù lại năm ba người được hả trời ?"nhiều người bé rất nghịch, lớn lại hiền khô; và ngược lại, nhiều người bé như cục đất, lớn lại nghịch thầy chạy" Chắc em ở cái thể loại sau ! :">

      XóaTrả lời
        Trả lời
    28. khung11/4/16 12:30

      Anh nghĩ coi hổng lẽ hồi nhỏ hổng yêu ai, tới lớn yêu bù lại năm ba người được hả trời ? Anh biết mô :))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    29. Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm...

Chú ý: chỉ cần dán link vào, không cần gõ thẻ khi postHình (file có đuôi jpg, jpeg, png, bmp, gif ), Nhạc (file có đuôi mp3 hoặc từ trang web nhaccuatui), Video (từ Youtube) Đổi cỡ, màu chữ: [color="red"][size="20"] chữ cỡ 20 màu đỏ [/size][/color](màu dùng mã hexa hoặc tiếng Anh: red, blue, green, violet, gold ..)Giới thiệu link: <a href="link"> tên link </a>Chữ đậm <b> chữ đậm</b>Chữ nghiêng: <i> chữ nghiêng </i>Chèn Yahoo smiley (click Chèn emoticons để xem phím tắt)Đã thêm mấy smiley nhưng chưa rảnh thêm vào bảng chèn. Phím tắt::-/ bối rối ;) nháy mắt ;;) đá lông nheo:"> thẹn :X yêu thế =(( tan nát cõi lòngChú ý Nếu nút Trả lời ko hoạt động, xin chịu khó lên thanh địa chỉ, gõ thêm vào cuối (ngay sau html) ?m=1 rồi nhấn Enter, nút Trả lời sẽ ok. (29/11/18)

Chèn Emoticons :)) :D :p :) :( :-o :-* =)) :(( :-? :-h ~o) @};- :D [-X =D> *-:) B-) X( :@)

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Blog Search

Bài

  • ▼  2016 (221)
    • ▼  tháng 3 (17)
      • Độc tấu phong cầm
      • Solenzara nào có Nắng Xuân
      • Jimi Hendrix . Trái tim rướm máu
      • Bố lạy mày
      • Seal, cốt cách in đậm dấu ấn dòng nhạc soul
      • Học bao nhiêu từ tiếng Anh là đủ ?
      • James Brown . Bố già dòng nhạc soul
      • Thanh Tùng . Lối cũ ta về
      • 42 ngày tập phát âm với Dan Hauer
      • Độc Tiểu Thanh ký
      • Itzhak Perlman - người đưa âm nhạc vượt trên mọi k...
      • Danh ca Aretha Franklin
      • Đẹp, xấu và Lovesong
      • Tactics for Listening
      • Những áng thơ phổ nhạc
      • Dòng nhạc soul : tìm lại cội nguồn
      • I cant stop loving you . Ray Charles
MUC LỤC

Còm

Blogs

  • Da Màu Nhà thơ Viên Linh: Khởi hành từ Thủy Mộ Quan (kỳ 1) 1 giờ trước
  • Uyên Nguyên Nguyên Việt: Nỗi Gì Tha Phương Cầu Phật! 2 giờ trước
  • BBC Tiếng Việt Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam? 3 giờ trước
  • Hươngkiềuloan – T.Vấn & Bạn Hữu Lâm Hảo Dũng: NÚI CÒN VAY MƯỢN NỖI BUỒN KHÔNG… 4 giờ trước
  • Nhị Linh Törless 4 giờ trước
  • Inrasara.com Sống triết lí-39. NẾU TÔI KHÔNG TỪ BỎ… 4 giờ trước
  • văn việt Game Yến Năng 13 giờ trước
  • Đọt Chuối Non Gregorian chant – thế kỷ III đến thời Phục Hưng 13 giờ trước
  • LÊ THIẾU NHƠN MAI QUÝ NGỌC và sắc màu mang dấn ấn đại ngàn 21 giờ trước
  • Phe binh VH Game Bài Phỏm Trực Tuyến: Cách Chơi, Quy Tắc Và Mẹo Thắng 1 ngày trước
  • Hơi Thở Của Vũ Trụ Giấc mơ trong suối 2 ngày trước
  • Quán Bựa CRYPTO FULL NODE: CHẠY MỘT MÁY CON XÈNGMẠNG 2 ngày trước
  • tây bụi Jo Marcel số 25 (1971) 3 ngày trước
  • sổ tay thường dân Vong Quốc 4 ngày trước
  • Góc Học Trò Google Translate!!! 1 tuần trước
  • Tuấn Khanh's Blog Phiếm đời 1 tuần trước
  • Tôi thích đọc Tác động từ chính sách thuế của Trump đối với Trung Quốc 2 tuần trước
  • AiViet Nguyen KHOA HỌC Ở NƠI GẶP GỠ PHẬT HỌC (*) 2 tuần trước
  • VƯƠNG-TRÍ-NHÀN Ngưỡng thấp của văn học - bài của Phạm Xuân Nguyên 2 tuần trước
  • TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN Bi kịch ở đâu? 2 tuần trước
  • Trương Thái Du's Blog 18 từ vựng Việt ngữ thời Trần 3 tháng trước
  • E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Danh Sách Tác Giả (630 A - Z) 4 tháng trước
  • Học Thế Nào Diện tích hình chóp: Công thức tính và bài tập có lời giải chi tiết 5 tháng trước
  • Nghiên cứu quốc tế Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai? 8 tháng trước
  • Quán Nhạc Vàng Hoàn cảnh sáng tác bài “Mong Chờ” và chuyện tình trên sông Hương của nhạc sĩ Xuân Tiên: “Đàn ai buông tơ bên trăng sáng…” 1 năm trước
  • HieuMinh Duracore – mua o dau – giá bao nhiều – có tốt không – nó là gì 1 năm trước
  • Làng Nam Lặng thinh 1 năm trước
  • Blog của 5xu Năm Mão nhắc chuyện con mèo của Schrödinger 1 năm trước
  • DVD thực hành blogspot Tiện ích đồng hồ điện tử có thứ, ngày, tháng, năm 2 năm trước
  • Quán Bựa Comment Archive QUÁN BỰA 8 MÙA XÈNGMẠNG :P13 3 năm trước
  • Những thằng già nhớ mẹ Trương Ngáo tức Người đi đòi nợ Phật 4 năm trước
  • Chuyện linh tinh Ngụ ngôn Voi và Thỏ 4 năm trước
  • sputnikedu.com Cầu Mirabeau (học tiếng Pháp qua thơ) 5 năm trước
  • tuan's blog Thông báo "chuyển nhà" 6 năm trước
  • ZetaMu Working paper on convexity of integrable systems 6 năm trước
  • BA SÀM 12.487. Tin Cập Nhật Thứ Tư 19/4 7 năm trước
  • Âm nhạc và đời sống Leo Rojas và Pan Flute 8 năm trước
  • Nezabudka Hồi ức và Suy nghĩ 6: Phụ lục 8 năm trước
  • Triết Học Đường Phố How to migrate your WordPress website to Cloudways for Free? 8 năm trước
  • Du Tử Lê NGƯNG THU - Thơ 8 năm trước
  • KHAI SÁNG Khuyến học: Phần 11 - Đẳng cấp địa vị đẻ ra các chí sĩ rởm 11 năm trước
  • Từ Thức. Paris
  • Tram đoc
  • VOA
  • Pháp Luân Công
  • Home | Facts and Details
  • VIET-STUDIES | Trần Hữu Dũng
  • Ykhoa.net
  • Dien dan
  • Gác Sách
  • Vườn CVA 5461
Hiển thị Tất cả

Tra

VN Từ Điển - Hội KTTĐ Từ Điển Việt Hán Nôm Hán Việt Từ Điển trích dẫn Đại Từ Điển Hán Việt Encyclopedia Britannica Longman Online Oxford Online Vdict Bach Khoa Toan Thu Co Han Van Phát âm (nhiều thứ tiếng) Vần Pinyin Learn To Speak Chinese - CCTV Chuyển đổi âm dương lịch

Tôi

Ảnh của tôi khung Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Pageviews

Lên đầu Đến giữa Xuống cuối

Từ khóa » đàn Phong Cầm Có Mấy Dây