DOHC, SOHC Là Gì? So Sánh 2 Loại động Cơ ưu Việt Hiện Nay

Động cơ DOHC và SOHC là gì? So sánh động cơ DOHC và SOHC. Loại động cơ nào ưu việt nhất hiện nay?

Nếu bạn đang săn tìm một chiếc xe hơi, bạn có thể đã gặp thuật ngữ SOHC hoặc DOHC trong thông số kỹ thuật động cơ. Nhưng sự khác biệt giữa SOHC và DOHC là gì và chúng đại diện cho điều gì? Cùng xem phần giải thích dưới dây của Daily Auto để hiểu rõ hơn về tính năng của động cơ xe này.

Nội dung

  • Khái niệm DOHC và SOHC
    • DOHC là gì?
    • SOHC là gì?
  • Hiệu suất động cơ DOHC và SOHC mang lại
  • Ưu nhược điểm của từng loại
  • Lời kết

Khái niệm DOHC và SOHC

DOHC là gì?

DOHC là gì?

Động cơ DOHC là viết tắt của cụm từ “Dual Over Head Camshaft”. Đúng như tên gọi, DOHC sử dụng 2 trục cam trong 1 hệ thống động cơ. Trong đó, 1 trục cam để nạp và 1 trục để xả.

Với thiết kế này, động cơ DOHC sẽ có nhiều sức mạnh hơn. Điều này là do khí nạp và khí thải có trục cam riêng, nhờ đó công suất phát ra từ trục khuỷu không bị lãng phí nhiều để di chuyển trục cam.

Ví dụ về ô tô với động cơ DOHC:

SOHC là gì?

SOHC là gì?

SOHC là viết tắt của cụm từ “Single Over Head Camshaft”, có nghĩa là chỉ có 1 trục cam được sử dụng trên động cơ để di chuyển “rocker arm” (là đòn bẩy có nhiệm vụ thay đổi chuyển động quay của trục cam thành chuyển động lên xuống để di chuyển các van).

Vì chỉ có 1 trục cam để di chuyển cả van điều chỉnh lượng nhiên liệu nạp vào và van điều chỉnh lượng khí thải ra nên động SOHC có công suất nhỏ hơn động cơ DOHC dù có cùng dung tích.

Ví dụ về ô tô với động cơ SOHC:

  • Động cơ 1.5 L i-VTEC SOHC của Honda
  • Động cơ SOHC 800 cc của Suzuki

Hiệu suất động cơ DOHC và SOHC mang lại

Động cơ SOHC tạo ra mô-men xoắn tốt hơn động cơ DOHC có cùng số van, do trọng lượng của động cơ SOHC nhẹ hơn. Nhưng DOHC lại tạo ra nhiều  mã lực hơn ở tốc độ cao hơn. Hiểu một cách đơn giản hơn, SOHC có mô-men xoắn thấp tốt hơn, trong khi DOHC có nhiều công suất đầu ra hơn khi cả 2 có cùng số van.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng ở vòng tua máy thấp, số lượng van không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất, nhưng khi chuyển sang số tiếp theo, động cơ có nhiều van sẽ hoạt động tốt hơn.

Tóm lại, DOHC tạo ra nhiều năng lượng hơn do thời gian van tối ưu. Khi bạn có một bộ van kép trên mỗi trục cam, nhiều nhiên liệu sẽ được giải phóng đến các xi-lanh. Điều này dẫn đến nhiều mã lực hơn, tất nhiên, càng sử dụng nhiều năng lượng thì mức tiêu hao nhiên liệu càng nhiều.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là động cơ DOHC không hiệu quả về mức tiêu hao nhiên liệu. Hãy nhớ rằng, thiết kế xe, kỹ năng của người lái và cách bạn bảo dưỡng xe cũng ảnh hưởng đến yếu tố này.

Ưu nhược điểm của từng loại

Để hiểu rõ hơn những điểm vượt trội và hạn chế của động cơ DOHC và SOHC, hãy xem bảng so sánh dưới đây.

Tiêu chíĐộng cơ SOHCĐộng cơ DOHC
Ưu điểm
  • Do chỉ sử dụng 1 trục cam nên động cơ có trọng lượng nhẹ hơn
  • Tiết kiệm nhiên liệu hơn
  • Chi phí sản xuất và bảo trì rẻ hơn
  • Mô-men xoắn hoạt động tốt hơn ở vòng quay thấp
  • Do lượng nhiên liệu nạp vào dồi dào mà công suất động cơ lớn hơn và mô-men xoắn cao hơn.
  • Ít tiếng ồn
  • Tăng tốc nhanh hơn
Nhược điểm
  • Ồn ào hơn
  • RPM (tốc độ động cơ) thấp, vì vậy tốc độ tối đa không quá cao
  • Giá thành đắt đỏ do cấu tạo phức tạp
  • Hao xăng hơn
  • Chi phí chế tạo và sửa chữa tốn kém hơn
  • Do sử dụng 2 trục cam nên trọng lượng lớn hơn

Lời kết

Với những thông tin mà Daily Auto chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về động cơ SOHC và động cơ DOHC.

Rõ ràng, cả SOHC và DOHC đều có những ưu và nhược điểm riêng như DOHC mạnh mẽ hơn, còn SOHC nhanh hơn. Nhưng khi phải chọn một phương án tốt hơn, lưu ý đến xu hướng thị trường, chắc chắn đó sẽ là DOHC.

Từ khóa » Trục Cam Kép Là Gì