Đói Bụng Liên Tục – 17 Nguyên Nhân Không Ngờ Và Cách Xử Lý

Đói bụng liên tục là trường hợp không ít người gặp phải. Cảm giác này khiến bạn cảm thấy khó chịu, mất tập trung. Hơn nữa, việc liên tục nạp thức ăn vào cơ thể sẽ dẫn tới nguy cơ tăng cân mà bạn không hề mong muốn. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng này và cách xử lý. 

5/5 - (524 bình chọn)
  1. 1. Đói bụng liên tục là gì?
  2. 2. Dấu hiệu đói bụng liên tục
  3. 3. Nguyên nhân gây đói bụng liên tục
    1. 3.1. Không nạp đủ protein vào cơ thể
    2. 3.2. Chế độ ăn ít chất béo
    3. 3.3. Ăn thiếu chất xơ gây đói bụng liên tục
    4. 3.4. Không uống đủ nước
    5. 3.5. Sử dụng nhiều thức ăn dạng lỏng
    6. 3.6. Uống nhiều rượu
    7. 3.7. Phân tâm trong bữa ăn
    8. 3.8. Tập thể dục cường độ cao
    9. 3.9. Thiếu ngủ gây đói bụng liên tục
    10. 3.10. Căng thẳng kéo dài
    11. 3.11. Đói bụng liên tục khi mang thai
    12. 3.12. Tác dụng phụ của thuốc
    13. 3.13. Bệnh tiểu đường gây đói bụng liên tục
    14. 3.14. Hạ đường huyết
    15. 3.15. Cường giáp
    16. 3.16. Nhiễm giun sán gây đói bụng liên tục
    17. 3.17. Rối loạn ăn uống
  4. 4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
  5. 5. Làm gì để giảm đói bụng liên tục
    1. 5.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng
    2. 5.2. Giữ chế độ sinh hoạt khoa học
    3. 5.3. Rèn luyện cơ thể hợp lý
    4. 5.4. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ

1. Đói bụng liên tục là gì?

Đói là một cảm giác bình thường, một nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Nó xảy ra khi bạn không ăn trong vòng vài giờ. Nhưng nếu bạn luôn có cảm giác đói, ngay cả sau bữa ăn thì đây rất có thể là dấu hiệu bất thường. Đôi khi nó là tín hiệu cảnh báo về bệnh lý cần điều trị kịp thời.

Đói bụng liên tục có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau bụng, mệt mỏi, khó tập trung, cáu gắt hoặc thèm ăn các loại thức ăn cụ thể. .

2. Dấu hiệu đói bụng liên tục

  • Mong muốn được ăn
  • Cảm giác trống rỗng trong dạ dày
  • Thèm ăn các loại thức ăn cụ thể
  • Tiếng sôi bụng
  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi

đói bụng liên tục

3. Nguyên nhân gây đói bụng liên tục

Tại sao đói bụng liên tục có lẽ là thắc mắc của không ít người. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Trong đó có những lý do mà bạn không ngờ tới.

3.1. Không nạp đủ protein vào cơ thể

Protein là một trong ba loại dinh dưỡng chính của cơ thể, bên cạnh carbohydrate và chất béo. Protein có tác dụng giúp xây dựng và duy trì các mô và cơ quan trong cơ thể, hỗ trợ miễn dịch, sản sinh hormone và enzym.

Protein cũng giúp kiểm soát cảm giác đói bằng cách tăng sản xuất hormone no (leptin) và giảm sản xuất hormone đói (ghrelin). Khi bạn không ăn đủ protein, bạn sẽ có xu hướng cảm thấy đói nhanh hơn và nhiều hơn. Những loại thực phẩm giàu protein bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu, hạt, quả hạch…

3.2. Chế độ ăn ít chất béo

Bạn có thể đang áp dụng một chế độ ăn ít hoặc không có chất béo. Đó có thể là chế độ ăn kiêng của bạn. Điều này sẽ gây cảm giác đói liên tục. Thức ăn chứa chất béo sẽ lưu lại lâu hơn trong dạ dày giúp bạn cảm thấy no lâu hơn.

Có lẽ bạn đã từng được khuyên rằng phải cắt giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, thậm chí là loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm chứa chất béo đều xấu. Mà vẫn có những loại chất béo lành mạnh, rất tốt cho cơ thể.

Những loại chất béo lành mạnh bao gồm: chất béo đơn không no (như dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hạnh nhân…), chất béo đa không no (như dầu cá, hạt chia, hạt óc chó…)

chế độ ăn ít chất béo gây đói liên tục

Chế độ ăn chứa ít chất béo sẽ khiến bạn nhanh đói hơn

3.3. Ăn thiếu chất xơ gây đói bụng liên tục

Chất xơ cũng giúp giảm cảm giác đói bằng cách làm tăng thể tích của thức ăn trong dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và giải phóng các hormone no. Thêm vào đó, hàm lượng chất xơ cao còn sản sinh axit béo chuỗi ngắn giúp tạo cảm giác no. Bạn nên ăn khoảng 25-30 gram chất xơ mỗi ngày. Những loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt…

3.4. Không uống đủ nước

Uống đủ nước là lời khuyên dành cho sức khỏe phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi bạn quên mất lời khuyên này. Uống ít nước có thể là nguyên nhân gây đói bụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhầm lẫn cảm giác khát với đói.

3.5. Sử dụng nhiều thức ăn dạng lỏng

Nếu chế độ ăn của bạn chủ yếu là cháo, súp, nước sinh tố, nước ép hoa quả mà không nhiều thức ăn rắn thì đây rất có thể là nguyên nhân. Khi sử dụng những loại thực phẩm, đồ uống này nó sẽ đi qua dạ dày nhanh. Từ đó thúc giục cơ thể phải ăn nhiều hơn nữa.

thức ăn dạng lỏng dễ gây đói bụng

Thức ăn dạng lỏng sẽ đi qua dạ dày nhanh

3.6. Uống nhiều rượu

Đã bao giờ bạn gặp phải trường hợp sau khi uống rất nhiều rượu thì bụng đói cồn cào liên tục? Lý do là bởi rượu ức chế hormone tạo cảm giác no, đặc biệt là khi uống trước và trong bữa ăn. Chất cồn làm suy yếu khả năng phán đoán, tự chủ của bạn. Do đó, khi say bạn có thể thấy đói bụng hơn mức bình thường dù bạn thực sự không bị đói.

3.7. Phân tâm trong bữa ăn

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta ngày càng bận rộn hơn với công việc hoặc đắm chìm vào những thiết bị giải trí. Không khó để bắt gặp những bữa ăn vội vàng nơi công sở hoặc vừa ăn vừa xem điện thoại. Điều này sẽ khiến bạn nhai ít hơn, nuốt vội hơn. Và vì thế thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ, hòa trộn đủ dịch vị để tiêu hóa hết thay vì đào thải ra bên ngoài.

Thêm vào đó, việc phân tâm trong bữa ăn còn khiến bạn không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể và cho rằng mình ăn vẫn chưa đủ no.

Phân tâm trong khi ăn gây đói bụng liên tục

Vừa ăn vừa xem điện thoại là thói quen không tốt

3.8. Tập thể dục cường độ cao

Tập luyện cường độ cao sẽ đốt cháy nhiều calo. Quá trình chuyển hóa, trao đổi chất diễn ra nhanh khiến bạn nhanh chóng đói hơn những người khác. Bạn sẽ phải ăn nhiều bữa trong ngày hoặc thường xuyên muốn ăn một chút gì đó để giải tỏa cơn đói.

3.9. Thiếu ngủ gây đói bụng liên tục

Bạn sẽ khá bất ngờ nếu biết rằng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng tới chứng thèm ăn của bạn. Thiếu ngủ sẽ làm gia tăng hormone ghrelin kích thích đói và giảm hormone leptin thúc đẩy cảm giác no. Do đó, nếu bạn không ngủ đủ 8 tiếng bạn sẽ cảm thấy dễ đói hơn bình thường.

3.10. Căng thẳng kéo dài

Một trong những nguyên nhân gây cảm giác đói bụng liên tục chính là stress. Khoa học đã lý giải hiện tượng này như sau: khi cơ thể căng thẳng sẽ sản sinh ra nhiều cortisol hơn bình thường. Đây là một trong số các hormone kích thích đói. Nó chính là lý do khiến những người thường xuyên bị stess đói bụng thường xuyên. Thậm chí là mất khả năng kiểm soát lượng thực phẩm mình nạp vào cơ thể. Hơn nữa, căng thẳng cũng sẽ khiến bạn khó ngủ, mất ngủ – một trong những lý do đã đề cập ở trên.

3.11. Đói bụng liên tục khi mang thai

Có bầu đói bụng liên tục là hiện tượng phổ biến của nhiều phụ nữ khi mang thai. Bà bầu sẽ đói bụng nhanh, ăn nhiều mà không no. Đây là cách để cơ thể đảm bảo rằng thai nhi có đủ dinh dưỡng để phát triển. Cảm giác đói bụng liên tục khi mang thai là hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, bà bầu cần kiểm soát dạng thực phẩm mà mình nạp vào cơ thể cũng như cân nặng của bản thân và thai nhi.

đói bụng liên tục khi mang thai

Bà bầu rất hay có cảm giác đói bụng

3.12. Tác dụng phụ của thuốc

Nếu bạn bị đói bụng liên tục đừng loại trừ khả năng là do những loại thuốc đang sử dụng. Đó là tác dụng phụ của chúng. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường

3.13. Bệnh tiểu đường gây đói bụng liên tục

Đói bụng liên tục là bệnh gì có lẽ là mối bận tâm hàng đầu của nhiều người. Sự lo lắng này không phải không có cơ sở. Bởi hiện tượng đói bụng liên tục là dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường. Nó thường đi kèm với thường xuyên khát nước, mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do. Nguyên nhân là do khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thay vì tiếp nhận glucose thì lại đào thải nó. Sự thiếu hụt glucose sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy đói.

3.14. Hạ đường huyết

Không chỉ những người mắc bệnh tiểu đường mà cả những người bệnh khác cũng có khả năng bị hạ đường huyết. Lúc này lượng glucose trong cơ thể giảm xuống thấp. Nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bồn chồn, đổ mồ hôi, da nhợt nhạt.

3.15. Cường giáp

Cường giáp là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Nó sẽ kéo theo việc sản xuất quá nhiều hormone tuyết giáp, thúc đẩy cảm giác thèm ăn.

Cường giáp gây đói bụng thường xuyên

Bệnh cường giáp sẽ thúc đẩy cảm giác thèm ăn

3.16. Nhiễm giun sán gây đói bụng liên tục

Cảm thấy đói ngay cả sau khi ăn có thể là do bạn đã bị nhiễm giun sán. Do sống trong đường ruột nên chúng lấy đi các chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn nạp vào cơ thể. Điều này khiến bạn nhanh đói hơn bình thường. Nếu bạn bị nhiễm ký sinh trùng, biểu hiện sẽ là đói cồn cào vào sáng sớm. Bên cạnh đó bạn có thể bị giảm cân dù ăn nhiều.

3.17. Rối loạn ăn uống

Chứng rối loạn ăn uống có thể khiến bạn ăn vô độ. Người bệnh sẽ ăn một lượng lớn thức ăn mà không thể ngừng lại. Khi mắc phải chứng bệnh này, bạn sẽ không thể kiểm soát được bản thân, luôn có cảm giác thúc bách phải ăn bất kể thời điểm nào và ở đâu.

4. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Cơn đói không phải là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng. Nhưng nếu bạn có cảm giác thèm ăn liên tục đi kèm với các triệu chứng sau hãy tới gặp bác sĩ ngay:

  • Đau bụng dữ dội
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Mệt mỏi

5. Làm gì để giảm đói bụng liên tục

Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có những cách xử lý khác nhau. Như trên đã đề cập có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Đa phần là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện. Do đó bạn chỉ cần thay đổi sao cho khoa học.

Đối với phụ nữ mang thai, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và bà bầu chỉ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

5.1. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng

Chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Một bữa ăn cần có protein, chất béo lành mạnh, chất xơ như: rau màu xanh đậm, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, thịt gia cầm… Bạn cũng nên chế biến món ăn dưới nhiều dạng. Điều này sẽ giúp bạn no lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn cần uống đủ nước, hạn chế đồ uống có cồn.

Trong khi ăn cần tập trung vào bữa ăn thay vì kết hợp với các hoạt động khác. Bạn cần phải nhai kỹ thức ăn, ăn chậm để đảm bảo thực phẩm được tiêu hóa hết.

Cơn đói vẫn có thể “ghé thăm” do thời gian đầu điều chỉnh chế độ ăn vì cơ thể chưa kịp thích ứng. Lúc này bạn hãy xoa dịu cơn đói bằng cách ăn nhẹ trái cây, đậu hạt…

5.2. Giữ chế độ sinh hoạt khoa học

Sinh hoạt điều độ là cách giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và tránh xa cơn đói. Bạn nên ăn đúng giờ, đủ bữa. Ngủ đủ giấc, tốt nhất là cần đủ 8 tiếng mỗi đêm.

Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp bạn tránh được căng thẳng. Để kiểm soát mức độ stress, bạn có thể áp dụng một vài gợi ý sau:

  • Nghe nhạc
  • Xem video hài hước, đọc truyện cười: Tiếng cười sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
  • Trò chuyện cùng người thân, bạn bè
  • Đi dạo: Không khí trong lành, không gian thoáng đãng và ánh sáng mặt trời sẽ giúp bạn thấy thư thái hơn.
  • Ngồi thiền: sẽ tạo thời gian cho bạn thả lỏng cả cơ thể và trí óc.
nghe nhạc giúp bạn quên đi cơn đói

Nghe nhạc sẽ giúp giảm căng thẳng từ đó giảm cảm giác thèm ăn

5.3. Rèn luyện cơ thể hợp lý

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn là lời khuyên dành cho bạn. Nó giúp duy trì sức khỏe thể chất cho bạn. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn môn thể thao vừa sức và tập luyện với cường độ phù hợp với thể trạng. Bởi tập luyện quá sức cũng khiến bạn cảm thấy đói liên tục.

5.4. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ

Nếu thấy khó khăn trong việc xây dựng thực đơn, chế độ tập luyện, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Điều này đặc biệt cần thiết nếu sau một thời gian thay đổi chế độ mà cơn đói vẫn “bám riết” bạn.

Đến thăm khám tại các cơ sở y tế cũng giúp bạn đảm bảo chắc chắn rằng tình trạng đang gặp phải không xuất phát từ bệnh lý. Nếu có thì bạn cũng sẽ được chữa trị kịp thời. Nếu triệu chứng đói bụng liên tục là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc đổi loại thuốc cho bạn.

khám bác sĩ khi đau bụng liên tục

Tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ

Như vậy đói bụng liên tục là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất hợp lý trong dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện của bạn. Nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý cần điều trị. Hãy nhớ là bạn không nên chủ quan với triệu chứng này. Nếu cần cung cấp thêm thông tin hãy chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.

Chat với bác sĩ ngay

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM:

  • Bụng bị sôi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì – Lời đáp từ chuyên gia
  • Truy tìm nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi khó tiêu

Từ khóa » Hay đói Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì