Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Mẫu Biên Bản đối Chiếu Công Nợ 2022
Có thể bạn quan tâm
Trong hoạt động kinh doanh thì công nợ là một trong những vấn đề khiến doanh nghiệp phải lưu tâm hàng đầu. Do đó cần phải thường xuyên kiểm tra, quản lí công nợ. Mà “đối chiếu công nợ” chính là là biện pháp hữu hiệu nhất. Vậy đối chiếu công nợ là gì hãy cùng Kế toán Apolo tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- 1. Đối chiếu công nợ là gì?
- 2. Các khoản công nợ cần phải đối chiếu?
- 3. Tại sao cần phải lập biên bản đối chiếu công nợ?
- 4. Những sai sót thường gặp trong biên bản đối chiếu công nợ
- 5. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ
1. Đối chiếu công nợ là gì?
Đối chiếu công nợ là việc so sánh các khoản công nợ của doanh nghiệp trên thực tế dựa vào các hợp đồng hoặc các giao dịch mua bán hàng hóa, cung cứng dịch vụ với sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Khi thực hiện việc đối chiếu doanh nghiệp phải thu thập các bằng chứng chứng minh số liệu trên sổ sách là đúng thực tế.
2. Các khoản công nợ cần phải đối chiếu?
Trong hoạt động kinh doanh mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ có những khoản tài chính chưa được thanh toán kịp thời gọi là công nợ. Công nợ được chia thành 2 loại sau đây:
– Công nợ phải thu: Là những khoản tiền chưa thu về được hết trong hoạt động bán hàng, cung cấp sản phầm, dịch vụ cho đối tác, cho khách. Khi theo dõi công nợ phải thu, cần lưu ý:
+ Hạch toán chi tiết theo từng lần và từng đối tượng phát sinh.
+ Theo dõi thanh toán để gửi giấy đề nghị thanh toán cho khách hàng
+ Tập hợp và lưu trữ các giấy tờ, chứng từ liên quan đến công nợ. Biên bản đối chiếu công nợ cần có chữ ký của cả 2 bên.
+ Đối với các khoản công nợ quá hạn hoặc khó đòi, kế toán công nợ cần báo lên cấp trên để có phương án xử lý kịp thời, tránh thất thoát tài sản của doanh nghiệp.
– Công nợ phải trả: Là các khoản tiền mà chủ thể kinh doanh cần thực hiện việc trả cho những bên cung cấp, các bên đối tác trong quá trình mua vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ nhưng chưa đủ khả năng thanh toán, chưa kịp thời thanh toán. Khi theo dõi công nợ phải thu, cần lưu ý:
+ Hạch toán chi tiết theo từng đối tượng và nhóm đối tượng
+ Theo dõi và thanh toán đúng hạn cho các nhóm đối tượng. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp và đúng luật đối với các khoản phải nộp cho nhà nước.
+ Với các khoản nợ chưa có hóa đơn, kế toán công nợ vẫn phải theo dõi ngoài. Khi có hóa đơn mới cập nhật vào sổ sách.
Ngoài hai khoản chính trên thì kế toán công nợ còn phải theo dõi các khoản công nợ phải thu khác như: thu hộ nội bộ, tạm ứng, thu tiền bồi thường… và các khoản công nợ phải trả khác như phải trả nội bộ, trả lương và trợ cấp cho nhân viên, khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước.
3. Tại sao cần phải lập biên bản đối chiếu công nợ?
- Việc đối chiếu công nợ phải được lập thành văn bản, gọi là biên bản đối chiếu công nợ Biên bản đối chiếu công nợ rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời liên quan đến các hoạt động kê khai thuế, quyết toán thuế với cơ quan nhà nước.
- Biên bản đối chiếu công nợ là cơ sở để kế toán nắm bắt được tình hình công nợ mà khách hàng, đối tác đang nợ doanh nghiệp cung như các khoản thanh toán của doanh nghiệp mình đối với nhà cung cấp.
- Biên bản đối chiếu công nợ giữa khách hàng và nhà cung cấp văn bản quan trọng dùng khi quyết toán khấu trừ thuế. Vì đó là căn cứ để kiểm tra tình hình thanh toán việc mua bán hàng hóa. Đặc biệt là đối với những giao dịch không dùng tiền mặt những hóa đơn giá trị gia tăng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, xem việc thực hiện có đúng quy định của pháp luật hay không.
4. Những sai sót thường gặp trong biên bản đối chiếu công nợ
Trong việc lập biên bản đối chiếu công nợ những sai sót hay gặp phải thường là:
- Kế toán gửi thư xác nhận cho khách hàng nhưng tỷ lệ phản hồi rất thấp dẫn đến sai sót trong quản lí công nợ.
- Chênh lệch công nợ mà doanh nghiệp phải thu giữa sổ kế toán với biên bản đối chiếu công nợ.
- Xảy ra các trường hợp không đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu công nợ có nhiều chênh lệch hoặc không có đối tượng rõ ràng xảy ra ở mô hình các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp
5. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ bài viết của Kế Toán Apolo về đối chiếu công nợ là gì? Các khoản công nợ cần phải đối chiếu? Tại sao cần phải lập biên bản đối chiếu công nợ? Những sai sót thường gặp trong biên bản đối chiếu công nợ và Mẫu biên bản đối chiếu công nợ. Apolo hy vọng sẽ hữu ích với quý đọc giả.
KẾ TOÁN APOLO – 0904448464
TIẾT KIỆM – HIỆU QUẢ – NHANH CHÓNG – CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÌNH
Xem thêm các bài viết khác:
=>> Dịch Vụ Thành Lập Công Ty, Doanh Nghiệp – [Phí Chỉ 250.000đ]
=>> Hướng Dẫn Thủ Tục Thành Lập Công Ty TNHH Năm 2024
=>> Những Khó Khăn Trở Ngại Lớn Nhất Khi Khởi Nghiệp (Startup) 2024
Từ khóa » Bảng Kê đối Chiếu Công Nợ Là Gì
-
Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? - Luật Phamlaw
-
Biên Bản đối Chiếu Công Nợ Là Gì? (Cập Nhật 2021)
-
Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Biên Bản Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Quy Trình ... - Kế Toán Lê Ánh
-
Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Tổng Hợp Những Mẫu Mẫu Biên Bản đối ...
-
Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Mẫu Biên Bản đối Chiếu ... - Hoàn Cầu Office
-
Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Mẫu Biên Bản đối Chiếu Công ...
-
Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Quy định Pháp Luật Về đối Chiếu Công Nợ?
-
Mẫu Biên Bản đối Chiếu Công Nợ Mới Nhất - Kế Toán Thiên Ưng
-
Đối Chiếu Công Nợ Là Gì? Mẫu Biên Bản đối Chiếu Công Nợ 2022 - TPos
-
Biên Bản đối Chiếu Công Nợ Là Gì Và Những điều Cần Lưu ý
-
Mẫu Biên Bản đối Chiếu Và Xác Nhận Công Nợ Mới Nhất
-
Biên Bản đối Chiếu Công Nợ Và Các Vấn đề Liên Quan Cần Lưu ý