Dồi Cổ Gà, Món Lạ Cao Nguyên - Ẩm Thực - Việt Giải Trí
Có thể bạn quan tâm
Món dồi rất lạ này bên trong giống như món lòng heo thông thường, nhưng vỏ thì lại làm từ… da gà.
Món lòng này ăn khá lạ vì phần da gà làm vỏ có vị ngậy ngậy, beo béo, thơm thơm mùi đặc trưng của gà, khi ăn khá mềm, không dai.- Ảnh: Hồng Minh
Tôi có dịp ghé qua nhà một người họ hàng ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) và được mời ăn một món dồi rất lạ: bên trong giống như món lòng heo thông thường, nhưng vỏ thì lại làm từ… da gà.
Đã từng được nếm qua đủ thứ dồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được ăn một món lạ như thế. Về thành phần miếng dồi, cơ bản thì nó không khác so với dồi làm từ lòng nhiều, nhưng phần bọc ngoài là da gà thì quả thật rất lạ. Miếng da giòn, mềm, ăn sần sật.
Tò mò tôi hỏi về nguồn gốc của món ăn này với vài người họ hàng. Mỗi người giải thích một kiểu. Vùng đất Di Linh là vùng đất tập trung rất nhiều người từ các địa phương khác tới đây làm kinh tế mới.
Trong đó có rất nhiều người quê Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa… Có người bảo nó là món ăn của người dân quê Nam Định mang vào, cũng có người bảo do người Thanh Hóa sáng tạo ra…
Video đang HOT
Tuy vậy, cách giải thích nghe có vẻ hợp lý nhất là do dân nhậu làm trong các đồi cà phê lúc thời vụ rảnh rang, rủ bạn tới chơi, chiêu đãi món gà đồi thả rông.
Món cổ, cánh luộc ăn mãi cũng chán, thêm nữa, gà đồi nên cổ dài và phần da cổ khá dày. Thế nên, nhiều người “bày đặt” làm món lòng cổ cho đỡ thèm món lòng lợn phức tạp lại hiếm ở vùng cao.
Phần lòng để nhồi cổ có thành phần làm gần giống như lòng heo. Tuy nhiên, tiết có thể tận dụng luôn tiết gà, thêm các loại rau thơm, lạc rang, đỗ tương rang trộn đều – Ảnh: Hồng Minh
Dần dà, món ngon lan truyền, khi có khách tới chơi, chủ nhà muốn mời khách món lạ miệng lại dân dã, dễ làm thì món lòng cổ gà có vẻ thỏa mãn được các điều kiện trên.
Ông chú tôi – một đầu bếp nghiệp dư (vì nghề chính của ông là công nhân trồng cà phê), quê Thanh Hóa chia sẻ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp thôi, món lòng cổ gà này làm rất đơn giản”.
Đầu tiên phải chọn chú gà tầm 2 cân, gà trống là tốt nhất vì cổ dài, da dày. Khi cắt tiết cũng phải khéo đừng cắt quá rách để cổ không bị nát.
Tiếp đó, cắt phần cổ gà từ đoạn dưới đầu đến gần phần cánh, chần qua nước sôi để dễ lột da. Phải lột nhanh, khéo để phần cổ không bị rách”.
Ông chú chẳng ngại ngần chia sẻ thêm, phần lòng để nhồi cổ có thành phần làm gần giống như lòng heo. Tuy nhiên, tiết có thể tận dụng luôn tiết gà, thêm các loại rau thơm, lạc rang, đỗ tương rang trộn đều.
Luộc lòng cổ gà khoảng 10-15 phút là món ăn hoàn thành. Món lòng này ăn khá lạ vì phần da gà làm vỏ có vị ngậy ngậy, beo béo, thơm thơm mùi đặc trưng của gà, khi ăn khá mềm, không dai.
Phần nhân ăn thơm bùi mùi của các loại rau thơm và các loại đỗ đi kèm. Bạn có thể chấm với nước mắm ớt hoặc muối tiêu chanh để tăng thêm vị đậm đà.
Nếu có dịp du lịch qua vùng đất cao nguyên Lâm Đồng, bạn đừng quên thưởng thức thử món ngon này. Hoặc nếu khéo tay, bạn cũng có thể thử chế biến đãi ông xã xem sao.
Theo SGAT
Nhớ cháo lòng ngày mưa
Có người từng ví làn khói nghi ngút từ nồi cháo lòng tựa như dòng khí quyển đúng chất Sài Gòn. Không xuất hiện ở những nơi xa hoa, cũng không hẳn là một món để tự nấu ở nhà, mà chỗ của cháo lòng là những góc phố, lề đường thân quen...
Lòng heo luôn là món khoái khẩu của người Việt - Ảnh: Giang Hương
Với người phương Tây thì lòng heo là thứ không nên ăn vì có nhiều cholesterol, có chăng ruột heo được cán mỏng ra để làm vỏ bọc xúc xích. Nhưng lòng heo với người Việt lại là một món khoái khẩu. Người dân ở các miền quê Việt Nam làm việc chân tay nhiều nên chẳng lo béo phì, những độ giòn sừn sựt khác nhau của dĩa lòng phù hợp với văn hóa của Việt là món ăn phải tạo ra tiếng kêu mới thú vị.
Tôi nhớ mãi món cháo lòng của bà ngoại vào những dịp 30 Tết khi xưa. Vào ngày này mỗi năm, bà tôi thường nhờ các cậu làm thịt một con heo lang đen (loại này đã gần như tuyệt chủng ở Việt Nam, nhưng vẫn tồn tại ở Mỹ như là heo cảnh vì họ mang giống từ Việt Nam qua), đây là loại heo cho thịt ngon nhất và nuôi mãi cũng chỉ lớn chừng 30 kg là tối đa. Vì thịt của loại heo này thơm ngon hơn hẳn nên nước luộc đủ loại xương xẩu hầm kỹ, tai, đầu, lòng, gan cho ra một thứ nước dùng tuyệt tác. Thả vào vài nắm gạo rồi để củi đun liu riu, ngồi bên bếp lửa ấm áp mà ăn trong lúc trời mưa mới thấy cháo lòng là món ăn nhớ đời bậc nhất.
Về món cháo lòng phía Bắc, Vũ Bằng trong quyển "Món ngon Hà Nội" (xuất bản năm 1960) khẳng định: "Ông Tây nhứt định là không biết ăn lòng lợn, tiết canh rồi, còn ông Tàu thì chỉ biết độc có một món là làm thành "lù mỵ" cặp vào bánh mì ăn hay lấy một que tăm xiên từng miếng nhắm vào tới ba xị đế. Không ngon, ăn như thế không thể nào ngon được. Cái tiết canh, cháo lòng của ta chính ra là một món ăn rất bình dân, mọi lớp người trong xã hội đều có thể ăn chơi thong thả, nhưng trái lại, lại là một thức ăn thanh lịch vào bực nhất".
2 trường phái dồi chiên - dồi luộc ăn chung vẫn ngon như thường - Ảnh: T.N
Vũ Bằng cho rằng người Hoa vốn không có món cháo lòng. Tuy nhiên, ở Sài Gòn có món cháo Tiều của người Triều Châu bán trên đường Hồng Bàng (Q.6) lại ăn kèm với lòng heo và cải chua (cho bớt béo), tương tự như món hủ tiếu hồ cũng của người Tiều mang đến Sài Gòn.
Một blogger từng chia sẻ: "Theo làn khói nghi ngút kia, cháo lòng là khí quyển đúng chất Sài Gòn. Không thấy cháo lòng xuất hiện trong nhà hàng sang trọng, trong tiệc buffet chen chúc. Không bà nội trợ nào thết chồng con bằng món cháo lòng cả. Món khoái khẩu này là món ăn chơi ăn bời, ăn ngả ngớn xì xụp ở một góc phố, lề đường nào đó. Không chỉ ăn bằng miệng, mà còn no mắt, đầy tai với không khí của Sài Gòn quanh ta".
Hình như Sài Gòn có ít quán còn giữ đúng phong vị cháo lòng miền Nam. Người Sài Gòn đi xa có thể nhớ về hủ tíu, bánh canh, bánh mì, đôi khi là phở, còn cháo lòng hình như nằm ở đâu đó trong ký ức xa xôi... Mà thôi, dù là phiên bản nào đi nữa, cũng là một món ngon để mà tận hưởng trong những ngày đầu mùa mưa của Sài Gòn.
Theo SGAT
Đi ăn gỏi sứa chấm... mắm tôm ở Hà Nội Món sứa độc đáo là sự lựa chọn tuyệt vời để giải nhiệt cho những ngày Hà Nội nóng "như thiêu như đốt". Bạn đã từng nghe đến những món ăn chế biến từ sứa biển? Hãy thử một món ăn lạ miệng của Hà Nội, một sự kết hợp cực sáng tạo và thú vị trong món gỏi sứa đỏ dân dã...
Từ khóa » Cách Làm Dồi Cổ Gà Chọi
-
LÀM DỒI CỔ GÀ GIÒN SẦN SẬT, BÙI THƠM CẢ NHÀ TRANH ...
-
Cách Làm Cổ Dồi Gà Chọi - YouTube
-
Cổ Gà Chọi Làm Dồi - YouTube
-
Cách Làm Dồi Cổ Gà - Hỏi Đáp
-
Dồi Cổ Gà, Món Lạ Cao Nguyên - Báo Thanh Niên
-
Dồi Cổ Gà - Món Lạ Cao Nguyên, Một Lần ăn Nhưng Cả đời Nhớ Tới
-
Làm Dồi Cổ Ngan Giòn Sần Sật, Bùi Thơm Cả Nhà Tranh Nhau Gắp
-
Cách Làm Dồi Gà Chọi Chuẩn Vị Xứ Nghệ Ngon Mê Ly
-
Cách Làm Dồi Gà Chọi Chuẩn Vị Xứ Nghệ Ngon Mê Ly - Báo Kiến Thức
-
Https:///p?name=News&file=...
-
Top 17 Cách Làm Dồi Gà Chọi Mới Nhất 2022
-
Cách Làm Cổ Gà Chọi To | Cổ Gà Chọi Làm Dồi - Cài Đặt
-
Cách Làm Cổ Gà Chọi To | Kho Cung Cấp Những Kinh Nghiệm Cho Dân ...
-
Cách Làm Cổ Gà Chọi To Cực đơn Giản Cho Các Sư Kê