Đội Cung Và Cuộc Binh Biến Đô Lương - Sự Kiện Nhân Chứng
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- English
- 中文
- ລາວ
- ខ្មែរ
- QĐND Cuối Tuần
- Theo dòng sự kiện
- Đối thoại
- Chuyện xưa - nay
- Nhân vật
- Chuyện tướng lĩnh
- Kỷ niệm sâu sắc
- Thư - Nhật kí chiến tranh
- Tình yêu người lính
- Điều tra
- Kỷ vật kháng chiến
- Con người - cuộc sống
- Địa chỉ đỏ
- Khách đến Việt Nam
- Văn học - Sự kiện
- Trên mặt trận thầm lặng
- Hồ sơ - Tư liệu
Chuyện xưa - nay
SKNC - Chủ Nhật, 15/05/2021, 15:14 (GMT+7) Đội Cung và cuộc binh biến Đô LươngQĐND - Cuộc binh biến Đô Lương xảy ra cách đây 80 năm của binh lính người Việt trong quân đội của thực dân Pháp, do Nguyễn Văn Cung (còn gọi là Đội Cung) lãnh đạo, nổ ra ngày 13-1-1941. Mặc dù bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, nhưng cuộc binh biến đã có ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc: “Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu tranh đấu bằng võ lực...” (*).
Đội Cung, tức Nguyễn Văn Cung, sinh năm 1903, nguyên quán ở thôn Long Trì, tổng Đậu Chữ (nay là thôn Phú Lòng, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Bố ông là Trần Công Đậu (còn có tên là Trần Công Thưởng) là người có tinh thần yêu nước, tham gia hoạt động trong phong trào Cần Vương chống Pháp. Mẹ ông là bà Lương Thị Uyển ở làng Hạc Oa, tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là vợ thứ của ông Trần Công Thưởng khi ông làm chức quan huyện ở Đông Sơn. Do bố ông tham gia phong trào Cần Vương nên để tránh liên lụy, khi sinh ra, ông được mẹ đặt tên và đổi họ.
Đội Cung (1903-1941). Ảnh tư liệu |
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc Đội Cung lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nổ ra như: Thực dân Pháp cắt đất Đông Dương cho Xiêm và dâng nước ta cho Nhật, thành thử “dân ta một cổ ba tròng” (Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn phải kể đến sưu thuế nặng nề, dân ta cực khổ, binh lính bị đẩy ra mặt trận làm bia đỡ đạn, chết thay cho quân Pháp ở Đông Dương... Ngày 8-1-1941, Nguyễn Văn Cung được đề bạt làm suất đội và điều từ Vinh về làm quyền trưởng đồn Chợ Rạng (Thanh Chương, Nghệ An) thay viên đồn trưởng người Pháp Alonzo. Chỉ 5 ngày sau khi nhậm chức, Đội Cung đã cùng với những người đồng chí hướng tổ chức cuộc khởi nghĩa. Tối 13-1-1941, Đội Cung cùng viên cai Lê Văn Vỵ và 9 người lính, gồm: Nguyễn Văn Kiết, Bùi Tinh, Võ Viết Thóc, Nguyễn Ba, Nguyễn Bạt, Huỳnh Cồng Côi, Nguyễn Văn Khôi, Cao Văn Tuấn, Lê Văn Tương đi tuần tra dưới sự chỉ huy của Đội Cung. Đội Cung là người thông minh và thao lược, ông nghĩ ra kế hoạch, nhưng lại thiếu sự bàn bạc (vì có thể ông nghĩ đưa ra bàn mà không được ủng hộ nên ông trù tính việc đã rồi). Để chuẩn bị khởi nghĩa và cứ theo những toan tính của mình mà hành sự: “Ngày 13 tháng Giêng, mới 8 giờ sáng, tôi có ý định làm một cuộc tuần tra và chọn những binh lính khỏe mạnh nhất để tiến hành công việc đạt kết quả tốt. Vậy nên ngay sáng ấy, tôi bảo viên cai Lê Văn Vỵ chuẩn bị các bao đạn và nạp đầy các ổ lắp đạn. Để làm việc đó, tôi đã tự tay mở thùng đạn. Tôi lấy cớ tập báo động. Chỉ đến lúc 19 giờ 45 phút, tôi mới nói với các lính mà tôi đã chọn rằng họ phải theo tôi đi tuần tra” (lời khai của Đội Cung tại tòa án đại hình). Như vậy là bí mật của cuộc khởi nghĩa được giữ kín tới phút chót. Tới 20 giờ 30 phút ngày 13-1-1941, Đội Cung cùng 10 binh lính rời đồn Chợ Rạng đi tuần tra. Để giữ kín mưu sự của mình và viện cớ dẫn lính sang địa phận Đô Lương, đi tuần tra được chừng 2km, Đội Cung mới ra lệnh dừng chân tạm nghỉ và nêu lý do “được giao nhiệm vụ đi bắt một sòng bạc lớn đang đánh tại Đô Lương và số tiền tịch thu được sẽ chia đều cho mọi người” (tài liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng).
Tượng đài khởi nghĩa Đô Lương, Nghệ An. Ảnh: NGỌC PHƯƠNG |
Kế hoạch diễn ra như dự kiến, Đội Cung và các đồng sự của ông đến Đô Lương vào khoảng 23 giờ 30 phút, sau một quãng đường đi bộ dài gần 13km, ông đưa toàn bộ binh lính vào một quán nhỏ ăn cháo. Sau đó, để tránh gây sự chú ý của dân chúng trước sự xuất hiện đột ngột của toán lính lạ và có điều kiện trình bày kế hoạch khởi sự, Đội Cung đưa binh lính vào nghỉ trong sân chùa Vườn (nay là trụ sở Huyện ủy Đô Lương). Đến khi đó, Đội Cung mới tuyên bố rõ ràng kế hoạch khởi nghĩa: “Tôi vừa nhận được thư này từ Vinh gửi đến. Các vị ở bộ phận trung ương đã chuẩn bị xong tất cả ở tỉnh lỵ, Cường Để đang ở Cửa Hội với 8 chiếc tàu thủy và quân Xiêm đã đến xóm Cúc. Tại trại lính, chỉ còn 60 lính Tây, người An Nam được giao việc giết chúng. Bộ phận trung ương phải ám sát viên thanh tra, viên công sứ, viên phó sứ cùng tất cả đám lính Tây ở Vinh, về phần chúng ta chỉ cần giết tên Bách, trưởng đồn Đô Lương, sau đó chúng ta bắt các xe ô tô tải xuống Vinh để cho cuộc tiến vào long trọng của Cường Để” (hồ sơ lưu trữ tại Bộ Công an. HS P3A27). Do sự khôn khéo của Đội Cung mà binh lính tin và hành sự theo sự chỉ huy của ông, không có ý kiến nào phản đối khi kế hoạch khởi sự được trình bày. Khi đến Đô Lương, Đội Cung chọn điểm tấn công đầu tiên là trạm dây thép Đô Lương (nay gọi là bưu điện), trấn áp viên đội phụ trách trạm, cắt đứt dây điện thoại, lấy máy điện thoại và điện tín, khống chế mạng lưới thông tin liên lạc, đề phòng chúng báo động xuống Vinh hoặc các nơi khác. Trong cuộc tấn công đồn Đô Lương, viên chỉ huy trưởng đồn là người Pháp bị bắn chết ngay từ đầu. Binh lính trong đồn hoang mang, dao động, lại được sự hô hào, động viên, khích lệ của những viên cai, viên đội nên nhanh chóng tuân theo. Đúng như dự định, việc tấn công đồn Đô Lương thắng lợi đã bổ sung thêm quân lính tham gia khởi nghĩa, 3 xe ô tô được trưng dụng làm phương tiện chuyển quân quay trở lại đồn Chợ Rạng và tiến xuống Vinh. Đội Cung cử 5 lính quay trở về đồn Chợ Rạng. Theo dự kiến của Đội Cung thì Chợ Rạng là điểm xuất phát căn cứ và nếu thất bại thì là vị trí rút lui và cố thủ. Trên đường tiến quân xuống Vinh, Đội Cung đã cho lính cắt dây điện thoại, điện tín khi qua cầu Đò Cấm và đưa 5 người lính gác cầu nhập vào quân khởi nghĩa. Về đến Vinh, khi vào được đồn lính khố xanh, nếu Đội Cung cũng tiến hành như ở đồn Đô Lương-bắn chết viên giám binh Pháp ngay từ đầu thì có thể cuộc khởi nghĩa sẽ diễn ra theo một tình thế khác. Nhưng Đội Cung lại tiến đến phòng ngủ của những viên cai, viên đội vốn rất đỗi quen thuộc khi ông đóng quân ở Vinh để vận động, kêu gọi. Trước khi vào đồn, có thể Đội Cung đã bị lính gác chặn lại, yêu cầu để súng cho viên cai đứng ở ngoài giữ hộ. Cùng lúc đó, Cai Á ở ngoài cửa đồn đã bắn hai phát súng chỉ thiên nhằm yểm hộ, gây thanh thế cho Đội Cung đang thuyết phục anh em binh lính ở bên trong. Ngay từ phát súng đầu tiên do Cai Á bắn đã làm cho viên giám binh Desrioux tỉnh dậy. Cũng lúc đó, một hạ sĩ quan cũng đến báo cho y biết sự việc đang xảy ra. Thấy nguy hiểm, Desrioux cấp báo bằng điện thoại cho công sứ và mật thám Pháp rồi thổi hai hồi kèn tập hợp toàn doanh trại. Sau một chút do dự, binh lính đã đến xếp hàng theo mệnh lệnh của viên giám binh. Đội Cung hiểu rằng, mưu sự của mình đã thất bại. Đến 15 giờ ngày 14-1-1941, toàn bộ quân tham gia khởi nghĩa và có liên quan đều bị bắt, trừ Đội Cung-người cầm đầu đã trốn thoát. Cho đến 21 giờ ngày 11-2-1941, ông mới bị bắt. Ngày 25-4-1941, Đội Cung và các đồng sự của ông đã bị thực dân Pháp xử bắn tại 3 nơi: Đô Lương, Chợ Rạng, Vinh. Cuộc khởi nghĩa không nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng, chưa được tổ chức, chuẩn bị chu đáo, chưa có cơ sở trong nhân dân... có nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa chưa thành công. Tuy cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng ngọn lửa đấu tranh vũ trang từ đây âm ỉ trong nhân dân, Đảng ta đã trực tiếp lãnh đạo và rút được nhiều kinh nghiệm quý báu về đấu tranh vũ trang và gây được phong trào du kích từ bấy giờ. (*) Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, tập 7 (1940-1945), tr.109 NGUYỄN VĂN BIỂU
Tag(s): đô lươngđội cungThông báo
Bạn đã gửi bình luận thành công.Bình luận của bạn sẽ được quản trị duyệt trước khi hiển thị! ĐóngThông báo
Bình luận của bạn chưa được gửi đi. Vui lòng thử lại! Đóng Ý kiến của bạn Hiển thị: Nội dung Họ và tên Email Nội dung Mã bảo mật Generate New ImageType the code from the image
GỬI TÒA SOẠN Các tin khác- Phục kích đánh viện binh địch - (21/09/2024 11:00)
- Thủ lĩnh nghĩa quân sông Đà - (13/08/2024 14:00)
- Danh tướng ngự đền Cổ Phao - (13/08/2024 13:00)
- Danh tướng quân sự, ngoại giao tài ba của nhà Tây Sơn - (21/07/2024 14:46)
- Thủ lĩnh của căn cứ Hai Sông - (19/06/2024 18:34)
- Danh nhân đất Cổ Loa - (14/04/2024 12:22)
- QĐND HẰNG NGÀY
- QĐND CUỐI TUẦN
- QĐND TIẾNG ANH
- QĐND TIẾNG TRUNG
- QĐND TIẾNG LÀO
- QĐND TIẾNG KHMER
- Quân khu 1
- Quân khu 2
- Quân khu 3
- Quân khu 4
- Quân khu 5
- Quân khu 7
- Quân khu 9
- BTL Thủ đô Hà Nội
- Quân chủng Hải quân
- Bộ đội Biên phòng
- Quân chủng Phòng không - Không quân
Từ khóa » Người Chỉ Huy Cuộc Binh Biến đô Lương Là Ai
-
Binh Biến Đô Lương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ai Là Người Chỉ Huy Cuộc Binh Biến Đô Lương (13/1/1941)? - Khóa Học
-
Ai Là Người Chỉ Huy Cuộc Binh Biến Đô Lương (13/1 ...
-
Người Chỉ Huy Binh Biến Đô Lương Là Ai? - Hoc247
-
Ai Là Người Chỉ Huy Cuộc Binh Biến Đô Lương (13/1/1941)?
-
Ai Là Người Chỉ Huy Cuộc Binh Biến Đô Lương (13/1/1941)?
-
Binh Biến Đô Lương (13-1-1941) - Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
-
Ai Là Người Chỉ Huy Cuộc Binh Biến Đô ... - Thư Viện
-
Người Chỉ Huy Binh Biến Đô Lương Là Ai?A. Đội Cấn.B. Đội C
-
Người Chỉ Huy Binh Biến Đô Lương Là Ai?
-
Ai Là Người Chỉ Huy Cuộc Binh Biến Đô Lương (13/1 ... - Vietjack.online
-
Người Chỉ Huy Binh Biến Đô Lương Là Ai? A. Đội Cấn. B. Đội ... - Hoc24
-
Người Chỉ Huy Binh Biến Đô Lương Là Ai? | 7scv
-
[PDF] Vai Trò Của đội Cung Với Cuộc Binh Biến độ Lương