Đội đá Chắn Sóng - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Người dân thôn Tây đội đá chắn sóng - Ảnh: V.Minh |
Ông Võ Nhất (72 tuổi, thôn Tây, xã An Vĩnh) thường kể rất hãnh diện việc đi tiên phong đội đá lấn biển, chắn sóng giữ làng, giữ nhà của mình. Nhà ông là một trong số ít các gia đình sống sát mép biển của làng. Chục năm về trước, cứ qua một trận gió bão kèm theo triều cường, ông cùng bà con láng giềng trong vùng lực bất tòng tâm đứng nhìn biển ngoạm từng mét đất của đảo, của gia đình.
Chỉ tay vào giữa ngôi nhà, ông Nhất nói trước đây nước biển lấn vô tới tận trong đó. Thấy biển cứ “nuốt” đảo, “nuốt” đất, cuộc sống không thể an cư, ông cùng gia đình khuân đá từ trên núi về chất thành kè để cản sóng biển. Những tảng đá nặng cả trăm ký, có khi nặng cả tấn lần lượt được đưa xuống biển, hình thành một “trường lũy” kiên cố cản sóng. “Lúc đầu một tay mình làm, sau này còn thuê người cùng chất đá. Đến năm 2007 tiếp tục dốc hết 25 cây vàng gia đình dành dụm được để mang ra mua đá, thuê người chất kè. Tốn mấy cũng phải làm. Mình mà không làm thì giờ cả mình, con cháu không còn nhà, có đất để ở” - ông kể lại.
Miệt mài, ông Nhất đã hình thành nên một đoạn kè cao 5m, dài 20m từ bàn tay con người. Triều cường không thể lấn vào thêm một gang đất nào mà ngược lại, gia đình ông còn lấn ngược ra biển được thêm 400m2, nay là vườn rau xanh tốt. Ông nhẩm tính để có được kè, gia đình ông bị “ngốn” không dưới 800 triệu đồng.
Ông Trần Minh Lý, thôn Tây, cũng kiên trì đội đá chắn sóng biển. Bệnh tật, sức yếu nhưng ông Lý vẫn không chịu thua biển. Biển lấn vào đất 3m thì ông lại đưa đá xuống biển lấn ra lại nguyên trạng, có khi lấn biển còn nhanh hơn biển lấn. Sau hàng chục năm “đấu” với biển, ông cũng làm biển... chịu thua. Còn ông thì có thêm một khu đất rộng để sinh hoạt, lấy lại phần đất gia đình bị biển lấn.
Ông Trần Bút, chủ tịch UBND xã An Vĩnh, cho biết nếu như gần 100 hộ dân ở thôn Tây không tự giác bỏ tiền thuê nhân công xây kè, lấn biển thì đến hôm nay khu vực đó đã bị sóng biển lấn hết. Ông Bút kể trước kia bờ biển chỉ cách mặt đường chính của huyện vài ba mét, nay người dân lấn biển nới rộng ra lên đến hàng chục mét. Việc làm của các hộ dân ở đây phần nào giải quyết bớt khó khăn cho địa phương và bảo đảm cuộc sống của người dân trước nạn sạt lở.
Từ khóa » đá Chắn
-
Vành Chắn đá Máy Xúc - Tấm Cao Su
-
Đá MI Trắng. Chân đá Chắc Chắn | Shopee Việt Nam
-
Lưới Chắn Bóng đá (cao 3m X Dài 10m) Chịu Thời Tiết Nắng Mưa
-
Rọ đá Hộc Là Gì? Xây Dựng Tường Chắn Trọng Lực Với Rọ đá Hộc
-
Đường Xuống Cấp, Dân Rải đá Chắn Gỗ Ngăn ô Tô Chạy Nhanh
-
Đá Chắn Sóng (Đá) - Facebook
-
Gắp đá Chắn Chắn Nhỏ Gọn Dễ Dàng Sử Dụng Kích Thước 30cm
-
Viên đá Chắn Sóng điện Từ - Chăm Sóc Mắt
-
Bị Phạt Hành Chính Vì Xây Kè đá Chắn đất - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Hòn đá Chắn Giữa đường - Trường THCS Hoàng Diệu
-
Tường Chắn Rọ đá - VĨNH HƯNG JSC
-
Mưa Lớn Kéo Dài, Hàng Trăm Khối đất đá Chắn Ngang Quốc Lộ 279