Đôi điều Ghi Nhận Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ở Nam Định 23/10/2018
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Giới thiệu chung
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Tổ chức thành viên
- Tiếp nhận ý kiến nhân dân
- Danh sách ý kiến
- Hệ thống văn bản
- Văn bản pháp luật Việt Nam
- Văn bản MTTQ Việt Nam
- Văn bản hướng dẫn của MTTQ tỉnh
- Lịch công tác
- Thư viện số
- Thư viện ảnh
- Thư viện video
- Trang chủ
- Tin tức công tác tôn giáo
- Chi tiết tin tức
Đôi điều ghi nhận về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định 23/10/2018
Nam Định là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội. Riêng về thờ và phối thờ Mẫu có 352 di tích lịch sử - văn hoá; trong đó có 220 phủ, 16 miếu, 72 chùa phối thờ, 44 đền, đình thờ chung với thành hoàng làng. Lễ đón bằng công nhận thực hành tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loạiTrong đó, xã Kim Thái (huyện Vụ Bản) có gần 20 di tích ở trong quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Phủ Dầy(một trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của Người Việt ở Nam Định và cả nước). Huyện Ý Yên có 26 di tích liên quan đến Thánh Mẫu tập trung nhiều ở xã Yên Đồng như: Phủ Nấp, Phủ Đồi, chùa Đồi… Trong Khu Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Trần, phường Lộc Vượng (TP Nam Định) và Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc (huyện Mỹ Lộc)... đều có ban thờ Đức Thánh Trần và Tam tòa Thánh Mẫu. Thực hành cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là lễ hội và nghi lễ Chầu văn. Thời gian qua, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu liên quan đến các nghi lễ thờ cúng và các sinh hoạt văn hóa truyền thống trong các lễ hội được các địa phương khôi phục và phát huy. Hàng năm, tại các di tích thờ Mẫu, lễ hội thường được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch với các nghi lễ như: tế, rước kiệu và các hoạt động văn hóa dân gian như: hát chầu văn, múa lân, sư, rồng, cờ người. Trong số các lễ hội tại các di tích thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu nhất là lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái (Vụ Bản). Đây là lễ hội tích hợp nhiều giá trị lịch sử, văn hóa tín ngưỡng thờ Nữ thần (Mẫu) và văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc trưng tín ngưỡng bản địa của người Việt. Cùng với quần thể kiến trúc, lễ hội Phủ Dầy là một kho tàng di sản văn hóa phản ánh về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật, thẩm mỹ, thể hiện tư duy, nhận thức về nhân sinh quan, thế giới quan của cộng đồng dân cư, góp phần nghiên cứu đời sống văn hóa, xã hội truyền thống của làng quê Việt Nam. Từ ngày mùng 3 đến mùng 10-3 âm lịch hàng năm, lễ hội Phủ Dầy được tổ chức trên quy mô vùng thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương tới dự. Trong lễ hội diễn ra các nghi lễ trang trọng như: Chầu văn hầu đồng, rước thỉnh kinh, rước đuốc, hoa trượng hội; các hoạt động văn hóa dân gian như: Thi hát văn, đánh cờ người và nhiều trò chơi dân gian độc đáo khác. Nghi lễ rước Mẫu Thỉnh Kinh từ Phủ Tiên Hương lên chùa Tiên Hương vào ngày 6-3; đám rước dài hàng km, diễn ra trang trọng có đội ngũ nhạc, có phường bát âm. Còn lễ rước đuốc được tổ chức vào tối mùng 5. Theo quan niệm dân gian, ngọn lửa thiêng được rước từ nơi thờ Thánh Mẫu trong những ngày lễ hội sẽ xua tan đi điềm xấu, đem lại sự may mắn, sinh sôi. Hoa trượng hội (hay kéo chữ) là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an với sự tham gia của hàng trăm thanh niên, trang phục đầu cuốn khăn đỏ, viền vàng, bụng cũng thắt khăn đỏ, viền vàng, quần trắng, chân cuốn xà cạp đỏ. Gậy xếp chữ dài khoảng 4m, cuốn giấy nhiều màu, đầu gậy có “ngù” bằng lông gà. Chữ được xếp thay đổi theo từng năm; các chữ thường xếp là “Mẫu nghi thiên hạ”, “Thiên hạ thái bình”, “Quốc thái dân an”, “Hòa cốc phong dương” hay “Quang phục thánh thiện”… đều thể hiện mơ ước của cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ mang đậm bản sắc và giá trị truyền thống văn hóa Việt, nó phản ánhứng xử con người với con người, con người với thiên nhiên.Các thực hành trong Tín ngưỡng đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội. Tình yêu Mẹ trở thành nguồn cội gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, góp phần cố kết nhân tâm, ổn định và phát triển xã hội. Tín ngưỡng chứa đựng giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Các vị thần trong điện thờ Mẫu là những nhân vật lịch sử hoặc huyền thoại được lịch sử hóa thành những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam như: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Xí, Phùng Khắc Khoan, Lê Chân,vv…Đó chính là truyền thống “uống nước, nhớ nguồn” tri ân những người có công với dân, với nước.Tín ngưỡng còn thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc. Với “Tính mở” của “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” mọi người đều có thể tham gia, không phân biệt xu hướng chính trị, tôn giáo, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp. Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ còn thể hiện khả năng tiếp thu, tích hợp, bản địa hóa nhiều yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo khác như: Thờ cúng Tổ tiên, Đạo giáo, Phật giáo , Nho giáo và văn hóa của một số dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Dao vv…Nó trở thành điển hình của đa dạng văn hóa trong sự thống nhất. Ngày 01/12/2016, Hội nghị lần thứ 11 của Ủy ban Liên Chính phủ Tổ chức Giáo dục, Khoa hoạc và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003đã chính thức ra Nghị quyết vinh danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trong di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thực tế một bộ phận công chúng hiểu chưa đúng về di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt”, đánh đồng coi di sản là Diễn xướng hầu đồng. Hiểu như vậy là phiến diện, vô hình làm hẹp lại Di sản. Thậm chí gần đây, khi minh họa Di sản, nhiều cơ quan báo chí thường chỉ lấy hình ảnh hầu đồng làm cho nhiều người lầm tưởng là vinh danh các ông, bà đồng dẫn đến hiểu sai lệch, chưa đầy đủ về Di sản. Hầu đồng hay giá đồng chỉ là một thành tố và là thành tố quan trọng, một thực hành cơ bản và nhạy cảm trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Vì thế để bảo vệ và phát huy Di sản trước hết chúng ta cần nhận diện đúng, đầy đủ bản chất và giá trị cốt lõi của Di sản. Cần phải thực hiện công tác tuyên truyền một các đồng bộ và sâu rộng để các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng và trúng về ý nghĩa của Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” , qua đó bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời, ngăn chặn được sự lạm dụng, biến tướng làm sai lệch Di sản.
Hồ Quang – UVTT, UBMTTQVN tỉnh Nam Định
Các bài viết khác
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh nhân dịp Ðại lễ Phật đản 2023 31/05/2023
Hội nghị ký kết chương trình phối hợp về thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. (Giai đoạn 2023 - 2026) 31/03/2023
Phát huy vai trò chức sắc, chức việc và nguồn lực của các tổ chức tôn giáo trong xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh trật tự 28/02/2023
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chúc mừng Giáo phận Bùi Chu nhân dịp Lễ Giáng sinh 2022 26/12/2022
Đại hội đại biểu Người Công giáo tỉnh Nam Định xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VIII thành công tốt đẹp 16/12/2022
Người Công giáo tỉnh phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, hiệp hành và chia sẻ, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh 13/12/2022
Huyện Trực Ninh : Đại hội Đại biểu Người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2027 thành công tốt đẹp 13/09/2022
Giao Thủy : Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm phong trào thi đua "Người Công giáo xây dựng và bảo về Tổ quốc"; Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc huyện Giao Thủy lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2027 15/08/2022
Vụ Bản: Tổ chức Đại hội đại biểu người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VII, Nhiệm kỳ 2022-2027 18/07/2022
Đ/c Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đến thăm, chúc mừng ni trường Thích Đàm Hiền nhân dịp Đại lễ Phật đản 2022 12/05/2022
Danh mục
Tin tức thời sự Tin hoạt động Xây dựng Khối Đại đoàn kết Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, chính quyền Các phong trào thi đua, cuộc vận động Công tác tôn giáo Gương điển hìnhHình ảnh hoạt động
Hội nghị lần thứ 10 nhiệm kỳ 2014-2019 Các tập thể, cá nhân ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt Miền Trung và Tây Nguyên _2020 Tiếp nhận ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 (2021) Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng chức sắc, tăng ni nhân dịp Đại lễ Phật đản 2022 Hội nghị tập huấn công tác Mặt trận năm 2022 Hội nghị tuyên truyền bầu cử đai biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trong chức sắc, chức việc các tôn giáo tỉnh Nam Định Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid - 19 Previous NextVideo
Thống kê truy cập
- Đang online: 264 Tuần này: 45929
- Trong tháng: 95383 Tất cả: 3324200
Liên kết website
--Liên kết website-- Lịch công tác Đại hội Hỏi - đáp về nghiệp vụ công tác Mặt trận Giám sát và phản biện xã hội Luật MTTQ Việt Nam UBND tỉnh Nam địnhMặt trận tổ quốc tỉnh Nam Định
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng Internet số 02/GP-STTTT ngày 12/9/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định
Chịu trách nhiệm chính : Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định
Điện thoại: (0228) 38249360; fax: (0228) 3834632
Phát triển bởi Trung tâm Ứng dụng, Dịch vụ Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định @2018. Bản quyền đã đăng ký
TopTừ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ Gắn Liền Với Lễ Hội Nào Của Tỉnh Nam định
-
Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ Của Người Việt Trở Thành ...
-
Độc đáo Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ Và Di Tích Phủ Dầy
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ở Nam Định: Trước Và Sau Khi Ghi Danh Tầm ...
-
Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ...
-
Nam Định: Bảo Tồn Di Sản Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ - Vietnamnet
-
Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Thực Hành Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ...
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ | Vietnam+ (VietnamPlus)
-
Lễ Hội Phủ Dầy Gắn Với Bảo Tồn, Phát Huy Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
-
Nam Định: Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Thực Hành Tín Ngưỡng ...
-
Đưa Lễ Hội Phủ Dầy Vào Di Sản Văn Hóa Quốc Gia - Hànộimới
-
Dịch Bệnh được Kiểm Soát, Người Dân Nô Nức Trẩy Hội Phủ Dầy
-
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trả Lại đúng Tên Phủ Chính - Phủ Tiên Hương Cho Di Tích Phủ Dầy
-
14 Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể đại Diện Của Nhân Loại Tại Việt Nam