Đổi độ K Sang độ F | C To F - Van Bướm

I. Giới thiệu về độ C, độ F, độ K

a. Độ C

Độ Celsius (°C hay độ C) là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100 độ C (212 độ Fahrenheit) là nước sôi và 0 độ C (32 độ Fahrenheit) là nước đá đông ở khí áp tiêu biểu (standard atmosphere) vào năm 1742. Hai năm sau nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước đá đông và một trăm độ là nước sôi. Hệ thống này được gọi là hệ thống centigrade tức bách phân và danh từ này được dùng phổ biến cho đến nay mặc dù kể từ năm 1948, hệ thống nhiệt độ này đã chính thức vinh danh nhà khoa học Celsius bằng cách đặt theo tên của ông. Một lý do nữa Celsius được dùng thay vì centigrade là vì thuật ngữ "bách phân" cũng được sử dụng ở lục địa châu Âu để đo một góc phẳng bằng phần vạn của góc vuông. Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất.

b. Độ F

Fahrenheit (tắt là F) là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit và ông cũng là người để xuất ra đơn vị đo nhiệt độ này.

Tuy không phải là đơn vị đo nhiệt độ được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và một số quốc gia nói tiếng Anh khác.

Thang nhiệt độ Fahrenheit từng được sử dụng chủ yếu trong đo đạc thời tiết, công nghiệp và y tế. Ngày nay thì độ C được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới và được xem là đơn vị đo nhiệt độ chuẩn nhất.

c. Độ K

Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Nó được ký hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C ứng với 273,15K. Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson, nam tước Kelvin thứ nhất.

Nhiệt độ trong nhiệt giai Kelvin đôi khi còn được gọi là nhiệt độ tuyệt đối, do 0K ứng với nhiệt độ nhỏ nhất mà vật chất có thể đạt được. Tại 0K, trên lý thuyết, mọi chuyển động nhiệt hỗn loạn đều ngừng. Thực tế chưa quan sát được vật chất nào đạt tới chính xác 0K; chúng luôn có nhiệt độ cao hơn 0K một chút, tức là vẫn có chuyển động nhiệt hỗn loạn ở mức độ nhỏ. Ngay cả những trạng thái vật chất rất lạnh như ngưng tụ Bose-Einstein cũng có nhiệt độ lớn hơn 0K. Quan sát này phù hợp với nguyên lý bất định Heisenberg; nếu vật chất ở chính xác 0K, luôn tìm được hệ quy chiếu trong đó vận tốc chuyển động của chúng là 0 và vị trí không thay đổi, nghĩa là đo được chính xác cùng lúc vị trí và động lượng của hệ, vi phạm nguyên lý bất định. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373,15K. Hay nói cách khác định nghĩa Kelvin (K), được xây dựng từ 1967 và có hiệu lực cho đến ngày 20 tháng 5 năm 2019, là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của điểm ba (điểm ba thể hay điểm ba pha) của nước.

II. Đổi các đơn vị nhiệt độ

a. Đổi độ C sang độ F, C to F

0 độ C tương đương với 32 độ F:

0 ° C = 32 ° F

Nhiệt độ T tính bằng độ Fahrenheit (° F) bằng với nhiệt độ T tính bằng độ C (° C) lần 9/5 cộng với 32:

T (° F) = T (° C) × 9/5 + 32

hoặc là

T (° F) = T (° C) × 1.8 + 32

Thí dụ

Chuyển đổi 20 độ C sang độ Fahrenheit:

T (° F) = 20 ° C × 9/5 + 32 = 68 ° F

doi_do_c_sang_do_f1

b. Đổi độ F sang độ C , F to C

0 độ F bằng -17,77778 độ C:

0 ° F = -17.77778 ° C

Nhiệt độ T tính bằng độ C (° C) bằng với nhiệt độ T tính bằng độ Fahrenheit (° F) âm 32, lần 5/9:

T (° C) = ( T (° F) - 32) × 5/9

hoặc là

T (° C) = ( T (° F) - 32) / (9/5)

hoặc là

T (° C) = ( T (° F) - 32) / 1.8

Thí dụ

Chuyển đổi 68 độ F sang độ Celsius:

T (° C) = (68 ° F - 32) × 5/9 = 20 ° C

doi_do_f_sang_do_c

c. Đổi độ K sang độ c, độ f , K to F, K to C

Công thức Kelvin đến CelsiusChuyển đổi nhiệt độ Kelvin (K) sang Celsius (° C) .

Công thức chuyển đổi Kelvin sang CelsiusNhiệt độ T tính bằng độ C (° C) bằng với nhiệt độ T tính bằng Kelvin (K) trừ đi 273,15:

T (° C) = T (K) - 273,15

Thí dụChuyển đổi 300 Kelvin sang độ Celsius:

T (° C) = 300K - 273,15 = 26,85 ° C

k_to_f

Từ khóa » Công Thức Quy đổi Nhiệt độ