Đối Mặt Với Công Việc Mà Bạn Ghét - Viện Tâm Lý Việt Pháp
Có thể bạn quan tâm
Mọi người đều từng trải qua cảm giác ngán ngẩm hay khó chịu khi nghĩ tới ngày thứ Hai phải làm việc, nhưng đôi khi cảm giác này còn có thể ở mức mạnh mẽ và xâm chiếm lý trí của bạn. Và khi đó, bạn sẽ cảm thấy “mình ghét công việc của bản thân”.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải chấp nhận những cảm giác khó chịu khi đi làm. Nhiều người đã nghĩ đến chuyện nghỉ việc, tuy nhiên, bạn có thể không cần phải thay đổi công việc mà vẫn có thể tìm thấy sự hài lòng trong công việc hiện tại.
Một số cách dưới đây có thể giúp bạn đối mặt với công việc mà bạn ghét. Hãy tham khảo nó nhé!
Nhận Diện Điều Gây Ra Sự Không Hài Lòng Trong Công Việc
Trước tiên, hãy cố gắng hiểu rõ hơn điều gì đứng sau cảm giác “mình ghét công việc mình đang làm” này. Mỗi người đều có những lý do khác nhau khiến họ ghét công việc của mình, nhưng thông thường những gì mọi người không thích nhất về công việc của họ lại chính là vấn đề góp phần gây ra tình trạng kiệt sức trong công việc.
Kỹ Năng Không Phù Hợp
Năng lực không đặt đúng chỗ sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực hoặc buồn chán. Thiếu năng lực, bạn sẽ bị quay vòng; thừa năng lực, bạn sẽ nhàn dỗi tới mới buồn chán. Do đó, kỹ năng không phù hợp có thể gây nên căng thẳng đáng kể.
Kiểm Soát Kém
Mọi người cần cảm thấy rằng họ có một chút quyền kiểm soát cuộc sống của bản thân nói chung, và điều này chắc chắn cần áp dụng cho công việc. Nếu bạn cảm thấy bạn không thể kiểm soát những gì xảy ra trong công việc của mình, thì bạn có thể cảm thấy mọi thứ trở nên căng thẳng hơn.
Chỉ cần có một chút cảm giác kiểm soát nhỏ cũng có thể thay đổi cách bạn cảm nhận những tác nhân gây căng thẳng hàng ngày.
Áp Lực Lớn
Hậu quả có nặng nề nếu bạn mắc phải lỗi nào đó? Mọi người thường nghĩ rằng làm việc nhiều giờ là nguyên nhân chính dẫn tới sự kiệt sức, nhưng thậm chí là làm ít giờ cũng có thể dẫn tới kiệt sức. Vấn đề nằm ở môi trường có áp lực ở mức độ như thế nào đối với bản thân bạn. Môi trường có áp lực cao sẽ tăng thêm căng thẳng.
Ít Được Công Nhận
Những gì bạn làm có được công nhận hay không? Hay bạn có được khen thưởng xứng đáng cho những khó khăn trong công việc mà bạn đã vượt qua? Nếu câu trả lời là không, bạn có lẽ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc duy trì động lực làm việc. Tất cả chúng ta đều cần cảm thấy rằng công việc của mình quan trọng và mong muốn được công nhận với những thành tựu đạt được.
Xem Thêm:
Presenteeism Là Gì? Mức Độ Hài Lòng Với Công Việc
Cách Đối Mặt Với Sự Thiếu Hài Lòng
Đôi khi giải pháp tốt nhất chỉ đơn giản là tìm một công việc mới. Nhưng đôi khi việc rời bỏ công việc hiện tại có thể không phải là lựa chọn tốt nhất của bạn. Cho dù mục tiêu của bạn là ở lại với công việc của bạn lâu dài hay chỉ đủ lâu để tìm một công việc khác, nỗ lực để giảm thiểu căng thẳng và gia tăng mức độ hài lòng nói chung của bản thân vẫn luôn cần thiết.
Làm Việc Theo Điểm Mạnh Của Bạn
Để tận hưởng công việc của mình, bạn nên được thử thách ở mức độ vừa phải - không quá nhiều và cũng không quá ít. Hơn nữa, tốt nhất là bạn nên được thử thách trong những lĩnh vực mà bạn có thế mạnh và ở đó bạn nổi trội một cách tự nhiên. Hãy nói chuyện với nhà tuyển dụng của bạn về việc điều chỉnh trách nhiệm bản thân để phù hợp với điểm mạnh của bạn. Đề nghị tiếp nhận những thử thách mới có thể mang lại lợi ích cho công ty - những thứ bạn thích làm và làm tốt nhờ năng lực của bạn - và xem liệu những lĩnh vực mà bạn cảm thấy căng thẳng có thể được quản lý tốt hơn bởi một người khác có năng lực trong lĩnh vực đó hay không.
Hãy suy nghĩ về điều có thể khiến công việc của bạn trở nên tốt hơn, và xem nếu bạn có thể xin phép quản lý để điều chỉnh tình hình công việc và trách nhiệm của mình. Hãy nhớ rằng dù bạn có thể không đạt được mọi thứ bạn mong muốn, điều tồi tệ nhất mà mà bạn nhận được chỉ đơn giản là một lời từ chối.
Tìm Kiếm Những Trải Nghiệm Thú Vị Mà Công Việc Chưa Thể Mang Lại
Nếu bạn dường như không thể tìm thấy bất cứ điều gì ở nơi làm việc khiến bạn cảm thấy hài lòng và thỏa mãn, hãy tìm kiếm bên ngoài để có thể vui chơi và thư giãn. Đăng ký trở thành tình nguyện viên cho một mục tiêu mà bạn tin tưởng, hay đăng ký một khóa học với một người bạn, hoặc lên kế hoạch cho một vài chuyến du ngoạn cuối tuần để thăm những người bạn ít khi gặp. Hãy nhớ rằng: Cuộc sống còn có nhiều điều tốt đẹp hơn những gì đang diễn ra tại nơi làm việc của bạn.
Bắt Đầu Ngày Mới Của Bạn Một Cách Đúng Đắn
Một thói quen có ý thức buổi sáng có thể giúp ích rất nhiều để bắt đầu một ngày mới thêm thuận lợi. Cố gắng có một giấc ngủ ngon trước khi bắt đầu ngày mới với một bài tập hay một hoạt động mà bạn muốn.
Hãy dành một chút thời gian trong buổi sáng chỉ để cho bản thân. Liệu bạn có thích đọc tin tức sau khi rời khỏi giường không? Hay liệu 10 phút thiền định có mang lại cho bạn sự tĩnh tâm để bắt đầu một ngày mới không? Hoặc là bạn có thể nghe một podcast trên đường đi làm sẽ giúp bạn bớt sợ hãi hơn khi bước vào văn phòng.
Xem Thêm:
Mặt Tối Của Deadline Ngăn Ngừa Sự Kiệt Quệ Tại Nơi Làm Việc
Nhớ Tới Những Phần Thưởng
Khi mọi thứ trở nên khó khăn, hãy nhắc nhở bản thân về lý do tại sao bạn lại làm công việc này ngay từ ban đầu. Hãy để ý tới phần thưởng và cố gắng nhớ lại những gì mà bạn đã nhận được trong công việc.
Thực Hành Tự Nói Chuyện Với Bản Thân
Nếu bạn đã xác định rằng đã tới lúc tìm kiếm một công việc mới, hãy nhắc với bản thân rằng tình hình công việc hiện tại của bạn chỉ là tạm thời. Hãy cố gắng hết mình để thay thế mọi suy nghĩ tiêu cực bằng cách tự nói chuyện tích cực với bản thân. Đôi khi chỉ cần một sự thay đổi đơn giản trong cách bạn nói với chính mình về những nhân tố gây căng thẳng trong cuộc sống có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cảm giác của bản thân.
Nguồn bài: How to Cope With a Job That You Hate - VeryWell Mind.
Từ khóa » Cực Ghét Là Gì
-
7 Cách để đối Phó Với Tình Trạng "ghét Bản Thân" - Vinmec
-
Vượt Qua Cảm Giác Bị Ghét Bỏ để Sống Tích Cực Hơn - Hello Bacsi
-
NTO - Thương Và Ghét - Báo Ninh Thuận
-
Thù Ghét – Wikipedia Tiếng Việt
-
14 Biểu Hiện Chán Ghét Bản Thân Khiến Bạn Bế Tắc Trong Cuộc Sống
-
Rối Loạn Nhân Cách Né Tránh (AVPD) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Rối Loạn Trầm Cảm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tại Sao Con Người Ghét Bị Phê Bình? - BBC News Tiếng Việt
-
Tôi Rất đáng Ghét - VnExpress
-
Phật Pháp & Sự Hóa Giải Lòng Thù Ghét - Giác Ngộ Online
-
Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới: Nhiều Người Mắc Phải Nhưng ít Ai ...
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn đang Bị Trầm Cảm - Kiến Guru
-
GHÉT BỎ LÀ CẢM XÚC CỐ HỮU CỦA CON NGƯỜI