Đổi Mới Phương Thức Tổ Chức Thi Và Cấp Chứng Chỉ Nghề Nghiệp Kế ...
Có thể bạn quan tâm
Năm 1991, lần đầu tiên xuất hiện hai công ty kiểm toán và dịch vụ kế toán, đánh dấu một nghề mới ở Việt Nam. Từ thời điểm này, nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam đòi hỏi một lực lượng lao động cung cấp cho dịch vụ kế toán, kiểm toán có năng lực về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, tự chịu trách nhiệm về dịch vụ cung cấp cho khách hàng, xã hội. Trước yêu cầu đó, Bộ Tài chính đã mở một lớp đào tạo cấp tốc và tổ chức thi để cấp đặc cách chứng chỉ cho 20 người của hai công ty đáp ứng yêu cầu ký báo cáo kiểm toán. Từ năm đó, mỗi năm một lần (vào khoảng cuối quý III – đầu quý IV) Bộ Tài chính tổ chức kỳ thi Quốc gia và cấp chứng chỉ kiểm toán viên (với tên gọi ban đầu: Kiểm toán viên cấp Nhà nước) tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đến năm 2003, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Luật Kế toán, Việt Nam xuất hiện khái niệm hành nghề kế toán và cũng bắt đầu từ năm 2004, Bộ Tài chính đã tổ chức kỳ thi Kế toán viên hành nghề đầu tiên cùng với kỳ thi Kiểm toán viên hành nghề. Từ năm 2004 đến nay (năm 2019), Bộ Tài chính đã tổ chức được 24 kỳ thi và đã cung cấp cho gần 900 chứng chỉ kế toán viên và gần 4.000 chứng chỉ kiểm toán viên. Các kỳ thi đã cung cấp một lượng kế toán viên và kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, qua các kỳ thi đã bộc lộ một số hạn chế cần có sự đổi mới bắt nhịp với sự phát triển của xã hội.
Thực trạng tổ chức kỳ thi và cấp chứng chỉ Kế toán viên, Kiểm toán viên của Việt Nam
Sau 24 kỳ tổ chức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức đã bộc lộ một số hạn chế sau:
- Một là, Chứng chỉ kế toán viên và chứng chỉ kiểm toán viên là một loại chứng chỉ nghề nghiệp cho những cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Với tính chất là một loại chứng chỉ nghề nghiệp nên ở các nước đều do Hội nghề nghiệp tổ chức thi và cấp chứng chỉ. Nhưng ở Việt Nam, tính từ năm 1994 đến nay việc tổ chức thi kế toán viên, kiểm toán viên do Bộ Tài chính thực hiện.
Hiện nay chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm Chứng chỉ nghề nghiệp, nhưng qua thực tế có thể hiểu chứng chỉ nghề nghiệp là một loại giấy chứng nhận năng lực thực hành và kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết công việc của một lĩnh vực cụ thể. Những người muốn cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán (Hành nghề kế toán, kiểm toán) cần phải có chứng chỉ này. Để nhận được chứng chỉ nghề nghiệp cần phải vượt qua kỳ thi chuyên môn do Hội nghề nghiệp tổ chức và có kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực đó tính theo thời gian công tác. ở Việt Nam, những người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác tế nếu đã học 7% tín chỉ trở lên /tổng số học trình về kế toán, kiểm toán, phân tích kinh tế,... và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm thực tế kể từ khi được cấp bằng đại học.
- Hai là, Đề thi do Bộ Tài chính lựa chọn hoặc trực tiếp ra, bởi vậy, nội dung các đề thi mang nặng tính lý thuyết hàn lâm nhiều hơn là tính thực hành, bài tập tình huống thực tế. Từ hạn chế ra đề thi đã dẫn đến: khó đánh giá năng lực của kế toán viên, kiểm toán viên và kết quả những người vượt qua kỳ thi rất thấp, nhiều người nản chí và chứng chỉ hành nghề kế toán không có tính hấp dẫn với xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho những người cung cấp dịch vụ kế toán “chui”, không có chứng chỉ. Theo đó, cũng không bị ai kiểm soát chất lượng, đạo đức nghề nghiệp. Đây là một yếu tố góp phần thông tin kế toán của số lớn doanh nghiệp Việt Nam thiếu tính tin cậy, ngân sách Nhà nước thất thoát nguồn thu.
- Ba là, Việc tổ chức mỗi năm một kỳ thi tại hai địa điểm: TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cũng tạo nên những khó khăn cho những người muốn tham gia dự thi mà không có điều kiện về thời gian, kinh phí.
- Bốn là, Bộ Tài chính đứng ra chủ trì tổ chức kỳ thi không những thiếu tính khách quan (vì một cơ quan vừa ra chính sách chỉ đạo vừa tổ chức thực hiện) trong công tác điều hành mà còn trái với quy luật chung của hoạt động nghề nghiệp, không hòa nhập với khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các nước trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng. chứng chỉ hành nghề đều do các tổ chức nghề nghiệp tổ chức thi và cấp chứng chỉ như ACCA do Hội Kế toán Công chứng Anh cấp; CPA Mỹ do một tổ chức nghề nghiệp phi Chính phủ của Mỹ, CPA Australia do Hội Kế toán Công chứng Úc cấp, … các tổ chức này đều là tổ chức nghề nghiệp kế toán phi Chính phủ.
Năm là, Hình thức làm bài thi tự luận hay nói cách khác là thí sinh làm bài thi viết trên giấy với 180 phút / bài là không phù hợp với thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0. Trong giai đoạn Cách mạng Công nghệ 4.0 cần có sự đổi mới bằng các yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với thông lệ chung của các nước trong khu vực và ứng dụng, sử dụng công cụ tin học trong làm bài thi, tạo điều kiện thuận lợi cho những người dự thi góp phần công khai, minh bạch kết quả kỳ thi và tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Từ những phân tích trên, để đẩy mạnh phát triển đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên đáp ứng yêu cầu quốc tế việc đổi mới phương thức tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp là cần thiết.
Đổi mới phương thức tổ chức thi và cấp chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên
Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức 24 kỳ thi và sự phát triển của khoa học công nghệ, thay đổi yêu cầu quản lý, nâng cao chất lượng kỳ thi, kiến nghị một số nội dung đổi mới, như sau:
Thứ nhất, Tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi trong tương lai
- Việc tổ chức các kỳ thi do Bộ Tài chính thực hiện như hiện nay là không còn phù hợp mà nên nhanh chóng chuyển giao cho tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi phù hợp với tính chất chứng chỉ, khắc phục được các hạn chế do Bộ Tài chính, như: đề thi, các kỳ thi trong năm, … hòa nhập với thông lệ chung.
- Không nên phân biệt hai loại chứng chỉ kế toán viên và kiểm toán viên như hiện nay, vì một người muốn cung cấp được dịch vụ kiểm toán cần phải giỏi kế toán. Kiểm toán là giai đoạn sau của kế toán là giai đoạn kiểm tra lại kết quả công việc của kế toán theo cách thức và phương pháp của kiểm toán. Tại các trường đại học nước ngoài không có chuyên ngành kiểm toán riêng mà muốn làm kiểm toán phải học xong chương trình kế toán, sau đó học thêm kiểm toán. Bởi vậy, cần đổi mới bằng cách hợp nhất hai chứng chỉ hiện hành thành một chứng chỉ và có tên gọi: Kế toán viên Công chứng. Những người có chứng chỉ này có quyền lựa chọn cung cấp dịch vụ kế toán hoặc dịch vụ kiểm toán, cũng có thể đồng thời cung cấp cả hai dịch vụ nhưng phải tôn trọng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, Hình thức làm bài thi
Đề nghị đổi mới bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy, với các lý do sau:
- Để tăng cường tính minh bạch kết quả kỳ thi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho xã hội cũng như những người dự thi, tăng cường tính hấp dẫn của kỳ thi, thiết nghĩ rằng việc đổi hình thức làm bài thi từ tự luận sang trắc nhiệm trên máy là hết sức cần thiết và là một việc nên làm trong thời đại Cách mạng Công nghệ 4.0 như hiện nay. Việc tổ chức thi trắc nghiệm trên máy giúp cho người dự thi có thể thực hiện bài thi và biết kết quả ngay sau khi thực hiện bài thi và đồng thời là một biện pháp nâng cao năng lực, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo đáp ứng được công việc hàng ngày của các kế toán viên, kiểm toán viên.
- Đối với đơn vị tổ chức thi, đây là một hình thức giúp cho việc xác định kết quả thi của các thí sinh một cách nhanh chóng, đáng tin cậy nhất, minh bạch nhất và là một hình thức tổ chức thi ít tốn kém nhất, tiên tiến nhất trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được hình thức thi này cần phải có các điều kiện sau:
+ Cần tìm được một đơn vị tin học có phương tiện máy tính đáp ứng về số lượng, chất lượng và tính bảo mật đề thi và bài thi;
+ Có ngân hàng đề thi với đầy đủ đáp án có chất lượng và không bị trùng lắp;
+ Có bộ tài liệu chuẩn gồm cả lý thuyết và thực hành để các thí sinh học, ôn luyện đồng thời là cơ sở ra đề thi phù hợp, thích hợp cho kỳ thi.
Thứ ba, Kết cấu đề thi và cách thức ra đề thi
Như đã phân tích trên, kết cấu nội dung và cách thức ra đề thi cần thay đổi một cách cơ bản, để đề thi thiết thực và là cơ sở đánh giá năng lực thực hành của kế toán viên, kiểm toán viên. Kết cấu đề thi cần tuân theo nguyên tắc: 30 – 40% lý thuyết và 70 - 60% thực hành mỗi đề có từ 100 – 120 câu trắc nghiệm. Mỗi câu phải có 4 phương án trả lời, trong đó 30 – 40 câu hỏi về lý thuyết và 60 – 70 câu hỏi bài tập tình huống xử lý thực tế
Cách thức ra đề thi cũng cần có sự đổi mới như sau: Chọn 5 - 7 chuyên gia thực tế là kế toán viên, kiểm toán viên đang hành nghề ở các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, hội nghề nghiệp có chuyên môn tốt có kinh nghiệm thực tế và ra đề thi độc lập và chọn 2 – 3 chuyên gia lý thuyết (thường giáo viên các trường Đại học Kinh tế: Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại,…) ra 2 – 3 đề độc lập.
Sau đó để xác định được thời gian làm bài và độ khó, dễ và hợp lý của đề, Hội đồng thi có thể mời một số người đang làm kế toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán chưa có chứng chỉ hành nghề kế toán làm bài thử có bấm giờ trước khi quyết định chọn đề thi.
Thứ tư, Môn thi: trên cơ sở các môn thi như hiện hành đề nghị
- Bổ sung môn thi: Đề nghị để đón đầu việc công nhận lẫn nhau về chứng chỉ nghề nghiệp giữa các nước ASEAN, cần phải bổ sung môn thi ngoại ngữ thành một môn thi bắt buộc và nội dung thi cần gắn các tình huống thực tế kế toán, kiểm toán;
- Môn thi về kế toán như hiện nay là không phù hợp và quá nặng cho thí sinh, nên đề nghị tách thành 3 môn thi như sau:
+ Môn kế toán cơ bản;
+ Môn kế toán tài chính nâng cao;
+ Môn kế toán quản trị
Nếu tách được như thế này sẽ giảm áp lực thi cho thí sinh và nội dung các môn thi sẽ rộng và bao quát hơn có tính thực tiễn cao hơn và có thể phù hợp với nhiều đối tượng dự thi hơn. Hơn nữa, việc thay đổi các môn thi cũng là một trong những động tác để hòa nhập với thông lệ quốc tế và là một trong những điều kiện để các nước ASEAN chấp nhận chứng chỉ lẫn nhau.
Thứ năm, Tài liệu học ôn thi: Để tạo thuận lợi và thu hút những người dự thi, Hội nghề nghiệp (hoặc Bộ Tài chính) cần nhanh chóng soạn thảo một bộ tài liệu chuẩn thay cho tài liệu ôn thi hiện hành. Bộ tài liệu chuẩn gồm cả lý thuyết và thực hành, có các dạng bài tập tình huống gần với các nội dung thi để cho các thí sinh học, ôn luyện đồng thời là cơ sở ra đề thi phù hợp, thích hợp cho kỳ thi.
Bộ tài liệu chuẩn là điều kiện tiên quyết cho kỳ thi thành công.
Ngoài ra, để tăng nhanh số lượng kế toán viên, kiểm toán viên cho nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam có thể tăng số lượng kỳ thi 2 – 3 kỳ thi / năm./.
Tài liệu tham khảo
1- Tài liệu ôn thi và các quyết định tổ chức kỳ thi của Bộ Tài chính hàng năm.
2- Tài liệu và cách thức tổ chức thi của các tổ chức nghề nghiệp nước ngoài: ACCA, ICAEW, CPAA.
Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) Ths, CPA Hà Thị Tường Vy *
Ths, ACCA, CPA. Nguyễn Hà Lê **
* Trưởng Ban Tư vấn và kiểm soát nghề nghiệp kế toán, kiểm toán - VAA
** Công ty TNHH Kiểm toán E & Y
Từ khóa » đề Thi Môn Lý Thuyết Kiểm Toán
-
đề Thi Môn Lý Thuyết Kiểm Toán - 123doc
-
Mẫu đề Thi Môn Lý Thuyết Kiểm Toán
-
354 Cau Trac Nghiem Ly Thuyet Kiem Toan - TRẮC NGHIỆM LÝ ...
-
Đề Cương Lý Thuyết Kiểm Toán
-
Bài Tập Lý Thuyết Kiểm Toán.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
[PDF] Gợi ý Một Số Câu Hỏi ôn Tập Môn Lý Thuyết Kiểm Toán Bùi Thị Thủy
-
[PDF]Lý Thuyết Kiểm Toán - Ts Lê Văn Luyện
-
Trắc Nghiệm Bài Tập Và Lý Thuyết Kiểm Toán - TaiLieu.VN
-
[DOC] đề Thi Lý Thuyết Kiểm Toán Căn Bản - 5pdf
-
Đề Thi: Lý Thuyết Kiểm Toán Căn Bản PDF - Thư Viện Miễn Phí
-
Ly Thuyet Kiem Toan - SlideShare
-
Mẫu đề Thi Môn Lý Thuyết Kiểm Toán - Blog Cuocthidanca
-
KIỂM TOÁN - Khoa Tài Chính
-
Bộ đề Thi Môn Trắc Nghiệm Kiểm Toán Có đáp án Chính Xác
-
Bộ Môn Kiểm Toán
-
Bài Tập Lý Thuyết Kiểm Toán Có Lời Giải - Trần Gia Hưng
-
Bài Giảng Lý Thuyết Kiểm Toán - Chương 1 Tổng Quan Về Kiểm Toán
-
Kinh Nghiệm ôn Thi Môn Tài Chính Chứng Chỉ Kế Toán Kiểm Toán CPA