Đối Phó Với Thù Trong Giặc Ngoài, Chuẩn Bị Cho Cuộc Kháng Chiến ...
Có thể bạn quan tâm
Sau khi lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chúng ta ngay lập tức phải đối diện với các thế lực đế quốc, phản động quốc tế đã câu kết, bao vây, chống phá quyết liệt, hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng, tái dựng ách thống trị đối với đất nước ta.
Dưới danh nghĩa quân Đồng minh, gần 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào miền Bắc thực hiện “nhiệm vụ” giải giáp quân Nhật; nhưng thực chất là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động trong nước lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ tay sai cho chúng. Cùng lúc, quân Anh kéo vào miền Nam cũng để tước vũ khí quân Nhật, song thực chất là bí mật tìm cách giúp quân Pháp trở lại xâm chiếm Việt Nam lần thứ 2.
Ngoài ra còn có các thế lực thù địch, phản động ở trong nước, như “Việt Nam quốc dân đảng” (Việt Quốc) của Vũ Hồng Khanh, “Việt Nam cách mạng đồng chí hội” (Việt Cách) của Nguyễn Hải Thần, “Đại Việt quốc dân đảng”, “Đại Việt quốc gia xã hội đảng”… tìm mọi cách phá hoại thành quả của Đảng ta, nhân dân ta.
Chủ động và bình tĩnh ứng phó với những thách thức nghiêm trọng trên, xuất phát từ cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thế giới và hiện trạng đất nước, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, trong đó xác định rõ nhiệm vụ cấp bách trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân.
Xác định củng cố chính quyền là vấn đề cơ bản, hàng đầu của cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, lập chính phủ và chấn chỉnh các cơ quan nhà nước. Đồng thời, các địa phương cũng bầu ra hội đồng nhân dân các cấp.
Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam (ngày 6/1/1946) và Quốc hội thông qua Hiến pháp (ngày 9/11/1946) biểu thị ý chí và sức mạnh của toàn dân trong bảo vệ thành quả cách mạng, khẳng định trên thực tế và về mặt pháp lý một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân.
Dự đoán về Đại thắng mùa xuân 1975
Ngày 30/4/1975, sau hơn 20 năm kháng chiến gian khổ, non sông đất nước đã được thu về một mối. Trong ngày vui thống nhất, Người không còn nữa để nhìn thấy niềm vui ấy, nhưng cả dân tộc vẫn luôn hướng về người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo vệ đại thắng mùa xuân 1975 từ rất sớm. Điều đầu tiên, Người dự báo về hành động xâm lược trực tiếp của đế quốc Mỹ. Một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nhắc nhở đồng chí Tố Hữu về công tác tư tưởng, Người chỉ rõ: “Chiến thắng Pháp rồi, phải nhớ trước mặt ta còn có kẻ địch mạnh hơn, hung ác hơn, đó là đế quốc Mỹ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm đại hội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (12/1967).
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy trước sự sụp đổ tất yếu của Đế quốc Mỹ, nhất là sau khi phong trào Đồng Khởi (1960) bùng bổ và giành được nhiều thắng lợi.Có thời điểm, niềm Nam có tới hơn 60 vạn quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ, gần 1 triệu quân Ngụy được trang bị vũ khí hiện đại. Tuy nhiên, Người cũng dự báo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sẽ đến ngày thắng lợi. Ngay cả khi chuẩn bị đi vào cõi vĩnh hằng, Người vẫn khẳng định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể sẽ kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong diễn văn bế mạc 15 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người viết: “Trong lúc chúc mừng Ngày quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ – Diệm. Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam tình ruột thịt và hứa với đồng báo rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”.
Nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, tấm gương đạo đức sáng ngời
Luis Francisco Báez Hernández (1936-2015) là nhà báo, nhà văn Cuba chuyên viết về các hoạt động của lãnh tụ Fidel Castro huyền thoại. Ông viết rằng: “Tôi không bao giờ có thể quên được buổi sáng ngày 20/7/1965 đó và câu chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm ấy đã cho chúng tôi hiểu rõ: Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật phi thường của thời đại mình. Hồ Chí Minh phi thường chính trong sự giản dị và trong sáng của Người.
Những người nông dân Việt Nam bình dị nhìn thấy ở Người niềm hy vọng và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì thắng lợi cuối cùng của dân tộc. Toàn thể nhân dân Việt Nam nhìn thấy ở Người phẩm chất của vị lãnh tụ có thể tập hợp và đoàn kết tất cả các tầng lớp: nông dân, công nhân, trí thức và mọi người Việt Nam yêu nước vì một mục tiêu chung là giành độc lập, tự do cho đất nước.
Chính vì thế mà chúng ta hiểu vì sao Tổng thống Mỹ Eisenhower đã thú nhận trong hồi ký của mình rằng đích thân ông ta đã ra lệnh bằng mọi giá phải tìm cách ngăn chặn cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam theo quy định của hội nghị Geneve, bởi vì người Mỹ biết chắc rằng 80% dân chúng nước này sẽ bỏ phiếu ủng hộ chính phủ của Hồ Chí Minh”.
Bác của chúng ta cũng là một nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới và là một tấm gương đạo đức sáng ngời.
Ngay một người nông dân chân lấm, tay bùn, sống dưới đáy xã hội cũng có mảnh vườn, cái ao, hay chí ít là con gà, con lợn. Chỉ duy nhất một người dường như không có gì cả, đó chí là Bác. Tài sản của Bác chỉ là chiếc quạt bằng lá cọ, đôi dép cao su và bộ quần áo kaki… Và, ngay cả trong cõi riêng tư, Người cũng là người nghèo nhất. Một người nghèo nhất nước như Bác, nhưng để lại cho chúng ta một di sản đồ sộ – đó là một đất nước độc lập, toàn vẹn, một ý chí cách mạng chói ngời.
(Nguồn: http://giaoduc.net.vn/)
Từ khóa » Thù Trong Giặc Ngoài Là Gì
-
CHỐNG THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC ĐÓI, GIẶC DỐT, BẢO VỆ ...
-
Từ Thù Trong Giặc Ngoài Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Ứng Phó Với Thù Trong, Giặc Ngoài, Bảo Vệ Vững Chắc Thành Quả ...
-
Thù Trong Giặc Ngoài Là Gì
-
Từ Thù Trong Giặc Ngoài Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Đấu Tranh Chống Thù Trong Giặc Ngoài - 123doc
-
“Thù Trong, Giặc Ngoài” - Báo Công An Đà Nẵng
-
Thù Trong Giặc Ngoài Sau Cách Mạng Tháng 8 - Xây Nhà
-
Thù Trong Giặc Ngoài Trong Tiếng Lào Là Gì? - Từ điển Việt-Lào
-
Đảng Lãnh đạo Toàn Dân Chống Thù Trong, Giặc Ngoài
-
Sách Lược Hòa Hoãn, Nhân Nhượng Với Kẻ Thù Trong Giai đoạn (1945
-
Thừa Thiên Huế Trong Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Và ...
-
Cực Hữu Và Tân Phát Xít Nga: Putin Xử Lý 'thù Trong Giặc Ngoài' Ra Sao?
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Phong Trào Diệt Giặc đói, Giặc Dốt Những ...