Đội Sao đỏ: Nỗi ám ảnh Của Học Sinh - Kênh Tuyển Sinh
Có thể bạn quan tâm
Lăm lăm cuốn vở và cây viết trong tay đứng ở cổng trường mỗi sáng, sẵn sàng chạy đuổi theo kéo bạn đang hớt hải chạy vào lớp vì sợ muộn học để ghi tên vào sổ… là những hình ảnh thường thấy của đội sao đỏ trong trường học.
Như bắt tội phạm
Nhiệm vụ của đội sao đỏ là quan sát, theo dõi mọi hoạt động, nền nếp của học sinh (HS), từ đó giúp giáo viên giáo dục, tuyên dương và nhắc nhở HS một cách kịp thời. Tuy nhiên, ở một số trường, đội sao đỏ đang trở thành nỗi “ám ảnh” của HS.
Với câu hỏi “Sợ ai nhất trong trường?”, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với HS một số trường tiểu học ở Q.1, Q.3, Q.Tân Bình (TP.HCM)… và đều nhận được câu trả lời: “Sao đỏ”. Theo giải thích của những HS này, khi mắc lỗi về nền nếp đầu giờ, đồng phục, vệ sinh lớp… và bị ghi vào sổ của đội sao đỏ thì lớp sẽ bị trừ điểm, ảnh hưởng đến thi đua chung, cô giáo la, bạn bè dè bỉu, cằn nhằn… nên rất sợ.
Một phụ huynh tại Q.1 đã thốt lên: “Sao đội sao đỏ lại tỏ ra quyền uy và gắt gao thế? Một bạn trong đội này kiên quyết giữ tay con gái tôi lại nhìn cho được phù hiệu để ghi tên vào sổ khi cháu đang hốt hoảng chạy nhanh vào hàng cho kịp giờ chào cờ. Tôi có cảm giác như cảnh sát tiến hành bắt giữ tội phạm”.Tại diễn đàn lamchame.com, phụ huynh N.H.T cũng bức xúc về hành vi và thái độ của HS trong đội sao đỏ ở một trường tiểu học tại Hà Nội: “Ở buổi học bán trú buổi chiều, giáo viên có việc xuống văn phòng nên yêu cầu lớp tự quản. Mà tâm lý HS vắng giáo viên là nói chuyện riêng. Vì vậy, bé nhà tôi mới quay mặt xuống bàn dưới nói chuyện với bạn, ai dè đúng lúc đội sao đỏ đi qua, thay vì nhắc nhở, thành viên của đội này liền vô lớp đập bàn và hét lên yêu cầu im lặng”.
Xin cho con thôi làm sao đỏ vì… lo
Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, cho biết chuyện HS được giao chức vụ sao đỏ từ lâu đã gây nhiều bất bình. “Phụ huynh đã từng than thở với tôi khi thấy con ra dáng đại ca, quát nạt các bạn. Thậm chí có bé lợi dụng công việc này ép các bạn phải làm theo mình, nếu không sẽ ghi tội vào sổ. Vì vậy có phụ huynh sợ quá phải xin giáo viên cho con thôi chức sớm vì sợ con hư”, tiến sĩ Thúy nói.
Một phụ huynh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) từng phản ánh với giáo viên chủ nhiệm khi phát hiện con mình có ngày nhịn ăn sáng, lấy tiền “cống nộp” cho các bạn sao đỏ để không bị ghi tên vào sổ. Hay một HS trong lực lượng sao đỏ tại một trường tiểu học ở Q.8 cho biết: “Có bạn đề nghị em bỏ qua lỗi thì sẽ mang kẹo đến trường để tặng”.
Còn một HS là sao đỏ của Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1) chia sẻ: “Lúc đầu nhận công việc, có cảm giác thật hãnh diện, ngay tối đó em chuẩn bị sẵn sàng vở, viết dành cho việc ghi chép. Nhưng khi làm, sáng phải dậy thật sớm để đến trường đứng “canh me” những bạn đi học muộn, giờ ra chơi “rình” để phát hiện bạn nào phạm lỗi ghi tên, để rồi bạn bè xa lánh không gần gũi vì sợ bị phát hiện lỗi. Nhưng không ghi tên các bạn phạm lỗi thì sẽ bị thầy cô la”. HS này cũng thật thà nói thêm: “Chăm chăm ghi tên bạn vi phạm nhưng khi phạm lỗi thì em lại tự cho mình quyền không ghi tên. Em thấy mình dối trá, không trung thực nên xin không tham gia đội sao đỏ nữa”.
Theo tiến sĩ Thúy, những cách hành xử không hay của đội sao đỏ sẽ tác hại lên tâm lý và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của HS. Trẻ sẽ học tính xấu của việc sử dụng quyền lực vượt quá mức. Vì vậy, tiến sĩ Thúy đề nghị: “Nhà trường cần xem lại hoạt động của đội sao đỏ, trả công việc đó về đúng vai trò trách nhiệm của mình, sao cho các em là cầu nối giúp các bạn mình và giúp cô thầy để lớp ngày càng vui hơn, đoàn kết hơn...”.
Ý kiến Nếu làm tốt sẽ tạo nên ý thức kỷ luật Sao đỏ là một hình thức tự quản của HS. Nếu tổ chức tốt sẽ tạo cơ hội để HS thể hiện tinh thần đồng đội và ý thức kỷ luật. Đáng tiếc, ở một số trường, giao “quyền” cho HS nhưng lại chưa có sự quan tâm, quản lý và định hướng cách làm đúng. Điều đó khiến lẽ ra các em sẽ là những người bạn tốt, hỗ trợ, quan tâm và giúp đỡ những bạn yếu kém, lại trở thành người ảo tưởng về “uy quyền” gây ra sự tiêu cực. Thạc sĩ Bùi Gia Hiếu(Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM) Hướng dẫn để học sinh hiểu rõ vai trò của đội sao đỏ Sở dĩ có những hệ lụy xảy ra từ hoạt động của đội sao đỏ là do nhà trường thường quên việc hướng dẫn hoặc giải thích cụ thể bản chất mà chỉ giao nhiệm vụ hời hợt bề nổi khiến các em ứng xử chưa đúng với vai trò được giao. Nhà trường và thầy cô cần giải thích cho các em hiểu được ý nghĩa, trọng trách cũng như vinh dự khi được tuyển vào đội sao đỏ. Việc ghi tên không phải là để ra oai, mà là một hình thức nhắc nhở bạn không tái phạm lỗi lầm. Từ đó, chính các em sẽ tự rèn luyện bản thân và có trách nhiệm với nhiệm vụ và trọng trách. Thạc sĩ Đào Lê Hòa An (Trung tâm đào tạo Ý tưởng Việt) |
Theo Thanh niên
Từ khóa » đội Sao đỏ Là Gì
-
Đội Sao đỏ: Có Nên Lo Ngại Quyền Lực Sớm Làm ảnh Hưởng Nhân ...
-
Sao đỏ Là Ai? Sao đỏ Có Chức Năng Gì Trong Trường Học?
-
Đội Sao đỏ Trong Trường Có Cần Thiết? - Tuổi Trẻ Online
-
CÁCH THỨC HƯỚNG DẪN ĐỘI SAO ĐỎ HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN ...
-
Ngăn Ngừa “sao đỏ” Lạm Quyền - Báo Nhân Dân
-
"Sao đỏ" Là Ai? Sức Mạnh Của đội "Sao đỏ" Như Thế Nào? - YouTube
-
Không Có Sao đỏ Trường Học Sẽ Như Thế Nào?
-
Điều Gì đã Làm Hoạt động Sao đỏ Biến Tướng? - Giáo Dục Việt Nam
-
Nên Bỏ Tổ Sao đỏ Trong Trường Học - VnExpress
-
Đội Sao đỏ Trong Trường Có Cần Thiết?
-
"Sao đỏ" Trường Học, Cần Không? - Báo Người Lao động
-
"Sao đỏ" Trường Học, Cần Không? - Phụ Thuộc Cách Quản Lý!
-
Đội Sao đỏ Có đáng Ngại? | VOV.VN