Đội Tàu Trung Quốc Bị Nghi Quay Lại Bãi Ba Đầu - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tuần trước công bố ảnh vệ tinh chụp ngày 17/10 cho thấy đội tàu Trung Quốc hiện diện trở lại trong khu vực cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Các tàu Trung Quốc rải đều ở khu vực phía bắc cụm Sinh Tồn, một số quay lại neo đậu ở khu vực bãi Ba Đầu, theo báo cáo của AMTI.
Bãi Ba Đầu là nơi đội tàu hơn 200 chiếc của Trung Quốc bắt đầu neo đậu trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông từ ngày 7/3, bật đèn suốt đêm và không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi. Tới cuối tháng 3, sau khi vấp phải phản ứng quyết liệt của cộng đồng quốc tế, nhóm tàu Trung Quốc rời khỏi bãi Ba Đầu, phân tán đi khắp Trường Sa, một số tới đá Khúc Giác cũng thuộc chủ quyền Việt Nam cách đó khoảng 200 km.
Hai tàu tuần tra của Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản Philippines ngày 29/9 di chuyển qua khu vực gần bãi Khúc Giác và phát hiện gần như hàng chục tàu cá Trung Quốc nhờ tín hiệu AIS phát từ tàu này sang tàu khác. Philippines sau đó đã lên tiếng phản đối sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc gần đá Khúc Giác.
AMTI cho biết ảnh vệ tinh hồi đầu tháng 8 cho thấy khoảng 40 tàu Trung Quốc bắt đầu quay lại khu vực phía bắc cụm Sinh Tồn, bao gồm bãi Ba Đầu. Đến tháng 9, đội tàu Trung Quốc ở cụm Sinh Tồn tăng lên hơn 100 chiếc và tiếp tục tăng lên 150 chiếc một tháng sau đó.
Ảnh vệ tinh chụp khu vực bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 17/10 (trái) và 8/8 (phải). Ảnh: AMTI.
AMTI cho rằng việc đội tàu Trung Quốc kéo từ bãi Khúc Giác tới bãi Ba Đầu cho thấy dân quân biển Trung Quốc không có ý định rời khỏi Trường Sa. "Khi dư luận quốc tế phản đối hoặc các bên tổ chức tuần tra, họ phân tán đến các rạn san hô khác trong một thời gian. Tuy nhiên, tổng số tàu của họ ở Trường Sa không đổi", báo cáo của AMTI có đoạn.
Philippines, bên nêu yêu sách chủ quyền với cụm Sinh Tồn, hồi tháng 3 cáo buộc nhóm tàu Trung Quốc neo đậu tại đá Ba Đầu "do dân quân biển điều khiển". Một trợ lý cấp cao của Tổng thống Rodrigo Duterte hồi tháng 4 cảnh báo sự hiện diện của hàng trăm tàu Trung Quốc tại khu vực có thể gây ra "hành động thù địch ngoài ý muốn" giữa hai bên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hồi tháng 4 cũng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực, bà Hằng nói.
Nguyễn Tiến (Theo CSIS, Times)
- Phản đối Trung Quốc đưa vận tải cơ tới Trường Sa
- Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt tập trận tại Hoàng Sa
- Philippines chặn tàu hải quân Trung Quốc trên Biển Đông
- Việt Nam phản đối xâm phạm chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa
- Trung Quốc đưa trái phép tàu, máy bay trinh sát tới Trường Sa
Từ khóa » Vị Trí Bãi đá Ba đầu
-
Bãi Ba Đầu Trong Tính Toán Của Các Tay Chơi ở Trường Sa
-
Đá Ba Đầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biển Đông: Bãi Ba Đầu Thuộc Việt Nam, Trung Quốc Hay Philippines?
-
Trung Quốc đang Làm Gì ở đá Ba Đầu? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đá Ba Đầu - Wikiwand
-
Sự Kiện đá Ba Đầu, Trung Quốc Tiến Về Nam Biển Đông? - Dân Việt
-
Trường Sa, Tháng 4.2021 - Kỳ 1: Bãi Ba Đầu, Trước Năm 2020
-
Cập Nhật Cận Cảnh 220 Tàu Cá Trung Quốc ở Bãi đá Ba đầu đe Dọa ...
-
Dần Rõ Mưu đồ Trung Quốc Mở Rộng Kiểm Soát đá Ba Đầu - PLO
-
Chuyên Gia Quốc Tế Chỉ Rõ ý đồ Của Trung Quốc Tại Đá Ba Đầu - VOV
-
Tàu Thuyền Trung Quốc 'ăn Vạ' ở Trường Sa: Nằm Lì ở Ba Đầu
-
Tàu Dân Quân Biển Trung Quốc ở Bãi Ba Đầu (Phần 1)
-
Vấn đề ở đá Ba Đầu Vẫn Là Câu Hỏi 'còn Bỏ Ngỏ' - PLO