Dối Trá Với Sức Khỏe Và Văn Hóa

Sự dối trá làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây căng thẳng làm tổn thương não, trong khi đó, sự trung thực lại có lợi cho sức khỏe, đưa đến nhiều hiệu ứng tâm lý tích cực, có lợi cho cuộc sống con người một cách  đáng ngạc nhiên.

Các loại hình dối trá trong cuộc sống

Theo Adam Dachis (2012), mỗi ngày, chúng ta thực hiện một cách vô thức hàng trăm lần những hành vi giao tiếp ngôn ngữ giống nhau, bất kể đó là nói dối hay nói thật. Sự dối trá qua ngôn ngữ là phổ biến nhất. Các chuyên gia về vấn đề lừa dối đã cho biết trung bình mỗi người nói dối ba lần trong phút đầu tiên gặp người lạ và từ 10 đến 200 lần mỗi ngày, nhưng lại dễ dàng bỏ qua hậu quả.Những hành vi nói dối tưởng như không quan trọng đã tác động đến các mối quan hệ và nhiều khi gây ảnh hưởng xấu đến sự lựa chọn của mỗi con người.

Hãy cứ sống trung thực và hồn nhiên như trẻ nhỏ bởi sống dối trá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây căng thẳng làm tổn thương não...(ảnh minh họa)

Hãy cứ sống trung thực và hồn nhiên như trẻ nhỏ bởi sống dối trá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây căng thẳng làm tổn thương não...(ảnh minh họa)

Song song với các hình thức dối trá qua ngôn ngữ là dối trá qua trang phục. Từ hàng ngàn năm trước, luật pháp La Mã cổ đại đã bao gồm cả những quy định về ăn mặc, cư xử được gọi chung là “hạn chế cá nhân”, sau này được chắt lọc qua nhiều thế kỷ trở thành những quy định về ăn mặc phù hợp với địa vị và đẳng cấp được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước châu Âu. Trang phục xã hội trở thành một thứ tín hiệu về quyền uy và đẳng cấp, giống như quân hàm trên vai áo sĩ quan quân đội hiện nay. Chẳng hạn như ở Anh, thời Phục Hưng chỉ có tầng lớp quý tộc mới được khoác áo lông thú, áo đính các loại hạt cườm nhất định trên cơ thể; tương tự, giai cấp thượng lưu phải ăn mặc sang trọng và bắt mắt hơn quý tộc, gái làng chơi thì phải đội mũ trùm có sọc như một dấu hiệu về sự nhơ nhuốc của nghề nghiệp và phẩm cách; các tín đồ dị giáo đôi lúc cũng phải đeo những miếng băng gắn kèm các bộ gõ nhằm ngụ ý rằng họ có thể bị, hoặc nên bị thiêu sống. Thực tế đó khiến người ta đã phải lừa dối về thân phận thấp hèn của mình, ăn mặc quá đẳng cấp thực của mình, chẳng hạn như bước ra đường mà không đội mũ sọc, không mặc quần áo dành cho các đẳng cấp thấp theo quy định, chấp nhận bị phạt gậy hoặc các hình thức phạt khác khi bị phát hiện ra.

Ngày nay, quần áo không được coi như tín hiệu của đẳng cấp xã hội như thời Phục Hưng, nhưng vẫn là một tín hiệu không thành văn về đẳng cấp văn hóa, xã hội của người mặc, giúp cho người mặc phô trương cá tính, độ giàu có, đẳng cấp văn hóa cũng như sự thành đạt của mình. Quần áo trên thân thể con người thời nay vẫn tiếp tục phát ra những thông tin và tín hiệu đến những người xung quanh về lối sống, thái độ sống và sự giàu có của người đang mặc nó. Nếu như sự giả dối trong ăn mặc thời Phục Hưng chỉ là sự lừa dối về đẳng cấp xã hội, thì sự lừa dối trong ăn mặc thời nay lại là sự lừa dối về đẳng cấp văn hóa và kinh tế. Sự lừa dối đó bao gồm việc mặc hàng giả, hàng nhái. Việc mặc hàng giả hay hàng nhái không gây ra những rủi ro lớn như mặc quần áo không đúng đẳng cấp xã hội thời Phục Hưng. Những rủi ro xảy ra khi bị lộ chỉ là những vấn đề liên quan đến dư luận xã hội. Các nhà khoa học xã hội đã đặt ra thuật ngữ “sự tự biểu hiện” để nói về mối quan hệ giữa những thứ chúng ta khoác lên mình với cách chúng ta hành xử. Nguyên lý cơ bản của “sự tự biểu hiện” chính là: Dù suy nghĩ thế nào, chúng ta vẫn không hiểu rõ chính mình, không định hình rõ chúng ta là ai. Trái lại, chúng ta đang quan sát bản thân mình y như đang quan sát và phán xét người khác - từ kinh nghiệm đó chúng ta nghiệm ra mình là ai và các hành vi của mình “trông như thế nào?” trong con mắt của xã hội. Vấn đề đặt ra là, liệu việc mặc hàng giả, hàng nhái có phải là thiếu trung thực hay không? Và khi nào thì những thứ hàng giả, hàng nhái này sẽ gây ảnh hưởng xấu mà chính chúng ta cũng không ngờ tới?

Nói dối vô hại cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Người ta đã phân ra hai loại nói dối: Nối dối trắng và nói dối đen. Người nói dối trắng thường che đậy sự không hài lòng của mình trước ứng xử hay sự phục vụ của người khác, như khách mời dự tiệc hầu hết đều khen tiệc ngon, trong khi đó trên thực tế có thể có những điều họ không thỏa mãn. Theo nhà tâm lý học Guy Winch, các nghiên cứu cho thấy 85% thực khách trong các nhà hàng thừa nhận đã nói dối khi họ không thỏa mãn với các món ăn. Thế những điều thú vị là những thực khách nói dối này lại có khả năng để lại lời khuyên lớn hơn so với những người nói toẹt ra sự không hài lòng của mình. Trong một nghiên cứu khác, sinh viên đại học được cung cấp một danh sách ngắn gồm các từ để tạo thành các câu. Một số người tham gia nhận được danh sách các từ vô nghĩa, trong khi những người khác lại nhận được các từ liên quan đến sự trung thực. Sau đó, trợ lý nghiên cứu cố ý để những người tham gia trong phòng trong khoảng 12 phút, chỉ ngồi đó mà không phải làm gì cả, chỉ để làm phiền họ. Khi người trợ lý trở lại phòng, cô hỏi một số học sinh rằng họ cảm thấy thế nào. Hầu hết đều trả lời là “Tốt”. Rõ ràng đó là một lời nói dối vì thực tế họ đã tỏ ra khó chịu ra mặt khi bị bỏ quẳng cho ngồi không hơn 10 phút.

Chúng ta thường bỏ qua những lời “nói dối sạch” bởi vì chúng dường như vô hại. Tuy nhiên, những lời nói dối vô hại vẫn có thể tác động lâu dài và gây ra những hệ luỵ ngay cả khi nó không gây ra hậu quả gì. Vì theo các nhà khoa học, dối trá đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Khi nói sự thật, ta chỉ cần nhớ những gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nói dối ta phải tốn năng lượng để xem xét những gì đang cố gắng che giấu và tìm ra một cách nói dối thuyết phục nhất, không bao giờ bị phát hiện. Ngay cả khi bạn giả vờ yêu thích món ăn vợ bạn nấu, bạn cũng phải chịu rất nhiều áp lực tinh thần. Theo các nhà khoa học, sự căng thẳng tâm trí là một thực tế khó chịu của cuộc sống. Việc nói dối thường gây ra căng thẳng và lo âu. Sự căng thẳng không phải lúc nào cũng là một dấu hiệu của nói dối, nó thường nhưng đó là một đầu mối tốt để phát hiện ra nói dối. Các nhà khoa học Anita Kelly và LiJuan Wang của Notre Dame đã thực hiện một nghiên cứu về vấn đề này. Họ tuyển một nhóm 110 người từ 18 đến 71 tuổi và tuyên bố rằng trong thời gian mười tuần, mỗi tuần một lần, những người tham gia nghiên cứu sẽ phải báo cáo về số lần nói dối trong tuần trước. Nhưng 110 người này lại bị chia làm đôi. 55 người trong số họ được hướng dẫn rõ ràng về cách tránh nói dối (họ có thể tránh nói sự thật, hoặc không trả lời, không bộc lộ tình cảm và thái độ). Nhóm kia không được hướng dẫn, chỉ tự giác cho biết họ đã nói dối bao nhiêu lần trong tuần trước. Kết quả là mọi người nói dối ít hơn. Nhưng nhóm người đã nhận được lời khuyên về việc làm thế nào để tránh nói dối đã báo cáo cho thấy việc ít nói dối đã cải thiện sức khỏe và các mối quan hệ của họ, ít bị khó ngủ và căng thẳng như trước đó, ít đau đầu hơn và ít đau họng hơn.

Có chế ngự được thói quen nói dối không?

Anita Kelly, một giáo sư tâm lý tại Đại học Notre Dame ở Indiana, đã trải qua 10 tuần theo dõi sức khỏe của 110 người lớn. Cô yêu cầu một nửa trong số họ ngừng nói dối trong suốt thời gian nghiên cứu - điều đó có nghĩa là không có thông tin sai và tuyên bố sai, mặc dù người tham gia vẫn có thể bỏ qua sự thật, giữ bí mật và né tránh những câu hỏi mà họ không muốn trả lời. Những người khác không được đưa ra bất kỳ hướng dẫn cụ thể về nói dối, mặc dù họ biết họ sẽ báo cáo số lượng fibs họ nói mỗi tuần. Ngoài việc tham gia kiểm tra phát hiện nói dối hàng tuần, những người tham gia đã điền vào bảng câu hỏi về sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, cũng như chất lượng mối quan hệ của họ.

Kết quả cả hai nhóm đều nói dối ít hơn, nhưng những người được hướng dẫn để nói sự thật gặt hái nhiều cải thiện sức khỏe hơn. Kelly nói: “Chúng tôi đã thiết lập rất rõ ràng rằng cố tình không nói dối khiến mọi người nói dối ít hơn”. “Khi họ nói dối nhiều hơn, sức khỏe của họ giảm xuống. Và khi họ nói sự thật, nó đã được cải thiện”. Trong thực tế, nói với ba ít trẻ vị thành niên nằm một tuần dịch cho bốn khiếu nại sức khỏe tâm thần ít hơn, và ba khiếu nại vật lý ít hơn. (Những người trong nhóm kiểm soát người độc lập nói với ít lời nói dối đã đăng nhập ít hơn hai khiếu nại về sức khỏe mỗi tuần.) Kelly suy đoán đó là bởi vì nói sự thật cải thiện mối quan hệ, như những người tham gia nghiên cứu cho biết. Và nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra rằng những người có mối quan hệ tốt có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn.

Giáo sư Baba Shiv (Đại học Stanfort, Hoa Kỳ) đã kiểm chứng giả thuyết cho rằng con người sẽ sa vào cám dỗ thường xuyên hơn nếu phần não bộ quyết định  tư duy có ý thức của họ phải làm việc quá mức. Các học giả đã tiến hành thí nghiệm để chứng minh rằng khi khả năng lập luận có ý thức của ta đang hoạt động thì hệ suy nghĩ bốc đồng sẽ tiến tới kiểm soát hành vi. Thế nhưng cơ chế tương tác giữa khả năng suy luận và ham muốn của con người còn phức tạp hơn rất nhiều, nếu đề cập đến khái niệm “vắt kiệt bản ngã” do Giáo sư  Roy Baumeister (Đại học bang Florida) khởi xướng.

Triết lý cơ bản đằng sau cụm từ “vắt kiệt bản ngã” chính là việc chống lại cám dỗ đòi hỏi rất nhiều công sức và nghị lực. Để hiểu rõ hơn về khái niệm “vắt kiệt bản ngã” có thể hình dung về việc chúng ta đang cố gắng tiết chế ăn uống để giảm cân, nhưng đến một ngày kia ta chợt thấy một miếng pho-mát hay miếng giò thơm phức ngay trước mặt, ta cố kiềm chế bằng mọi cách, giống như vắt kiệt bản ngã, để kiên quyết không ăn. Khi kiềm chế các nhu cầu ăn uống, ta phải hao tốn nhiều nghị lực để nói “Không” với những cám dỗ trong một thời gian dài. Nhưng đến một khoảnh khắc, khả năng kháng cự của ta sẽ suy giảm dần cho đến khi ta tặc lưỡi đầu hàng vô điều kiện. Thói quen nói dối cũng khó chế ngự như vậy.

1Dan Ariely - Bản chất của dối trá - NXB Lao động, Hà Nội, 2014, trang 134 -135.

Từ khóa » Sự Dối Trá Của Con Người