Đối Tượng Dễ Bị Covid-19 Tấn Công: Độ Tuổi Nào Có Nguy Cơ Nhất?
Có thể bạn quan tâm
“Siêu bão” Covid-19 đang tàn phá khủng khiếp trên toàn thế giới, số người tử vong liên tục gia tăng, cứ 40 giây sẽ có 1 người Mỹ chết vì Covid-19, hàng loạt bệnh viện phải “vỡ trận”,… CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, đại dịch không chừa bất cứ ai, song, những người cao tuổi, có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu,… là đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công nhất.
Covid-19 là một căn bệnh mới. SARS-CoV-2 có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ nhẹ đến đe dọa tính mạng của bất kỳ ai tiếp xúc với nó. Toàn nhân loại dường như đang cùng nhau hướng về đại dịch với hy vọng tìm ra được giải pháp hiệu quả để chấm dứt sự gia tăng đáng báo động của các con số – đó chính là vaccine ngừa Covid-19.
Đại dịch Covid-19 đã và đang đặt ra thách thức lớn cho cả cộng đồng. Theo các số liệu thống kê cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính,… có nguy cơ lây nhiễm cao, bệnh cảnh tiến triển nặng nề hơn, điều trị kéo dài với chi phí tốn kém hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. Ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người mắc bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD); 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư… Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra 3 nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị đe dọa bởi Covid-19 nhiều nhất:
Người lớn tuổi (khả năng nhiễm bệnh tăng theo độ tuổi)
Covid-19 không chừa một ai. Bất kỳ mọi lứa tuổi, mọi độ tuổi, giới tính, đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Covid-19 có xu hướng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn ở người trung niên và lớn tuổi. Nguy cơ phát triển các triệu chứng nguy hiểm tăng theo tuổi tác, với những người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng cao nhất. Ở Mỹ, khoảng 80% trường hợp tử vong là ở những người từ 65 tuổi trở lên. Rủi ro thậm chí còn cao hơn đối với người lớn tuổi có các bệnh lý nền.
Người cao tuổi sẽ dần xuất hiện những sự lão hóa của cơ thể, từ hệ xương khớp cho đến các cơ quan quan trọng trong bộ máy hoạt động như tim, phổi, hệ thống mạch máu. Tình trạng này làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể người lớn tuổi đối với những tác động từ bên ngoài như thời tiết và môi trường, làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh lý đường hô hấp.
Theo Quỹ Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm, người cao tuổi dễ mắc và tử vong cao hơn do Covid-19 là vì:
- Chức năng hệ miễn dịch giảm suy giảm: Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể có sự thoái hóa, suy giảm chức năng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu dần. Mặt khác, hệ miễn dịch chính là “tấm khiên” của cơ thể ngăn chặn mọi tác động bên ngoài. Chức năng bảo vệ của hệ miễn dịch giảm khiến người lớn tuổi gặp khó khăn trong cuộc chiến chống lại “kẻ xâm lược” – virus, vi khuẩn tấn công cơ thể.
- Phản ứng viêm quá mức: Khi tuổi tác tăng cao, mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Dễ biến chứng: Người cao tuổi thường có sẵn tình trạng bệnh lý nền trước đó, nên việc virus xâm nhập gây nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn ở bệnh tim, thận hoặc gan. Các trường hợp nặng, người bệnh phải thở bằng máy, can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), thậm chí dẫn đến tử vong.
- Chức năng phổi giảm theo tuổi tác: khiến khả năng thông khí kém hiệu quả, nếu có thêm tình trạng viêm phổi tiến triển thì tình trạng suy hô hấp dễ phát triển.
Tuy nhiên, Covid-19 không có giới hạn độ tuổi tuyệt đối, những người trẻ tuổi không phải là “bất khả xâm phạm” như chúng ta từng nghĩ. Bệnh viêm phổi cấp do coronavirus chủng mới gây ra gần như là một bức tranh hoàn toàn mới cho nền dịch tễ thế giới, vì thế chưa có một nghiên cứu toàn diện về sự tác động của Covid-19 đối với trẻ em.
Để lý giải điều đó, các nhà khoa học đã đưa ra 2 giả thuyết:
- Thứ nhất, số ca nhiễm Covid-19 ở trẻ em thấp có thể vì trẻ ít có khả năng bị phơi nhiễm ngay từ đầu.
- Thứ hai, vì cơ thể trẻ có một cách phản ứng đặc biệt nào đó với virus, được gọi hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Nếu có con nhỏ, bạn nên dành thời gian đọc thêm bài viết về trẻ em và Covid-19 nữa nhé!
Mặt khác, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, Cố vấn cao cấp Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC cho biết: “Nếu Coronavirus lây truyền chủ yếu ở trẻ em, sẽ thật sự là thảm họa. Hiện nay, tỷ lệ trẻ nhiễm Covid-19 ở mức thấp là một điều đáng mừng, bởi vì trẻ không tự ý thức được như phải rửa tay, che miệng hay chạm vào người khác hoặc những hành động có thể làm lan truyền virus. Vì thế chúng ta không nên chủ quan, thoải mái để trẻ ra ngoài mà không có các biện pháp bảo vệ. Cần phải dự phòng, tất cả mọi người đều phải được phòng ngừa và thực hiện biện pháp phòng ngừa như nhau”.
Người có tình trạng bệnh lý nền – Đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công
Italy là một trong những vùng dịch Covid-19 “top đầu” trên thế giới. Một nghiên cứu tại đây đã chỉ ra rằng, 99% số ca tử vong là người mắc bệnh lý mạn tính. Trong đó, gần một nửa số ca mắc ít nhất 3 bệnh lý nền và khoảng 1/4 có 1 hoặc 2 bệnh nền trước đó. Có tới hơn 75% người bị tăng huyết áp, khoảng 35% bị tiểu đường và 1/3 tổng số bệnh nhân bị bệnh tim.
Không chỉ vậy, người mắc nhiều bệnh lý mạn tính lại thường là người cao tuổi. Sức đề kháng của nhóm người cao tuổi mắc bệnh mạn tính lại giảm hơn so với các nhóm tuổi khác. Nếu người già bị bệnh, virus sẽ làm cho các bệnh mạn tính đó thúc đẩy chuyển thành giai đoạn cấp hoặc đợt cấp, do đó người bệnh rất dễ tử vong.
Ngoài việc phải uống rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh nền, cơ thể của người già cũng suy giảm miễn dịch, dễ mắc thêm các bệnh khác. Khi người cao tuổi mắc Covid-19 thì thường bị rất nặng do tương tác của bệnh mới với bệnh nền cũng như tương tác của rất nhiều loại thuốc. Khi bị nhiễm virus, cơ thể không đủ sức chống lại, đồng thời lại khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên nền bệnh như suy gan, suy thận, suy đa tạng làm phức tạp và khó khăn việc điều trị.
Những người có tình trạng bệnh lý nền là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nếu mắc Covid-19. Vì vậy, người mắc các bệnh dưới đây cần hết sức thận trọng, kiểm soát tốt bệnh lý nền và nâng cao thể trạng:
1. Mắc bệnh thận mãn tính
Bệnh thận mãn tính là một “kẻ giết người” toàn cầu. Người mắc thận mãn tính ở bất kỳ giai đoạn nào điều làm tăng nguy cơ diễn tiến xấu và tử vong nếu mắc Covid-19. Nguy cơ dường như tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt ở những người chạy thận.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng SARS-CoV-2 có thể ảnh hưởng đến chức năng thận trong quá trình phát bệnh, thậm chí là tác động kéo dài đến cả sau khi người bệnh phục hồi. Một số người mắc Covid-19 nghiêm trọng có dấu hiệu tổn thương thận, ngay cả khi họ không có vấn đề về thận trước đây. Các báo cáo sơ bộ cho thấy, có tới 30% bệnh nhân nhập viện vì SARS-CoV-2 ở Trung Quốc và New York bị tổn thương thận mức độ trung bình hoặc nặng. Theo các bác sĩ ở New York, con số thực tế thậm chí còn cao hơn.
Tác động của Covid-19 đối với thận vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết: Coronavirus có thể tấn công đến các tế bào thận; Lượng oxy trong máu quá ít khiến thận hoạt động sai; Phản ứng dữ dội của hệ miễn dịch đối với coronavirus chủng mới có thể phá hủy mô thận; Covid-19 có thể làm hình thành cục máu đông, làm tắc nghẽn thận,… Đồng thời, việc phải lọc máu và chạy thận là một điều đáng lo ngại ở bệnh nhân Covid-19.
2. Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Do có sẵn bệnh lý nền về phổi, những người mắc bệnh phổi mạn tính (COPD) là đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19 và có thể dẫn đến các biến chứng về hô hấp từ nhẹ đến nghiêm trọng. Theo đó, người nhiễm SARS-CoV-2 bị COPD có nguy cơ tăng đáng kể tiến triển nhiễm trùng nghiêm trọng, bởi virus ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tổn thương phổi và khiến phổi khó chống lại nhiễm trùng hơn.
Một nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa tỷ lệ tử vong cao do Covid-19 và những người được chẩn đoán mắc COPD. Cụ thể, trong số người bệnh mắc Covid-19 khi bị COPD có 63% nguy cơ diễn tiến nặng và 60% nguy cơ tử vong. Song, bệnh nhân Covid-19 không mắc COPD chỉ có 33,4% nguy cơ trở nặng và 55% tử vong.
Đồng thời, nguy cơ có thể thay đổi tùy theo loại bệnh hô hấp: COPD và bệnh phổi kẽ với đặc trưng là tình trạng xơ hóa và mất tính đàn hồi của phổi, sẽ làm giảm khả năng tự thở của người bệnh nếu mắc Covid-19; Hen suyễn không gây ra xơ hóa, nhưng nhiễm Covid-19 có thể gây nên cuộc tấn công nghiêm trọng và thậm chí cướp đi mạng sống, đặc biệt ở những người kiểm soát hen suyễn kém; Giãn phế quản gây ứ chất nhầy dư thừa. Nếu viêm phổi phát triển do Covid-19, sự tắc nghẽn đường thở có thể nguy hiểm đến tính mạng.
3. Người mắc bệnh gan
Người mắc bệnh gan mãn tính, đặc biệt là xơ gan (sẹo ở gan) có thể làm tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do Covid-19. Thêm vào đó, bệnh có xu hướng diễn tiến nặng, nhanh, có thể suy hô hấp do sức chống đỡ kém trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2 ở những đối tượng này.
Một số bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 bị tăng nồng độ men gan, như alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST). Virus có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn ở một số người, gây tăng men gan, và làm bệnh nặng hơn. Một số loại thuốc bao gồm kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị Covid-19 cũng gây hại cho tế bào gan.
4. Người mắc bệnh tim mạch (suy tim, động mạch vành, cơ tim)
Người bệnh tim mạch – đối tượng “ưa thích” của Covid-19. Theo thống kê của WHO, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở người bệnh tim mạch chiếm hơn 10%, tiếp đó là tiểu đường với hơn 7%. Điều đó cho thấy nguy cơ tử vong do Covid-19 ở người mắc tim mạch là cao nhất và cao gấp 10 lần người bình thường.
Nguyên do được lý giải là bởi khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ kích hoạt bệnh tim tiềm ẩn và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu và cơ tim dẫn tới cơn đau tim, rối loạn nhịp, hội chứng mạch vành cấp tính, suy tim cấp. Bên cạnh đó, chức năng tim đã suy yếu, người bệnh vốn đã khó thở, mệt mỏi vì bệnh sẵn có, nay lại càng khó thở hơn vì SARS-CoV-2 gây hội chứng viêm phổi cấp, khiến họ không đủ sức chống chọi với dịch bệnh. Nếu bị nhiễm virus bệnh sẽ tiến triển phức tạp hơn, khả năng hồi phục cũng khó khăn so với người bình thường.
Tuy nhiên, người bệnh nên bình tĩnh, không hoang mang mà nên đặc biệt chú trọng việc nâng cao sức khỏe và bảo vệ trái tim của mình.
5. Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch
Theo thống kê của CDC, những người có hệ miễn dịch bị suy yếu có nguy cơ cao bị bệnh nặng do SARS-CoV-2. Chúng cũng có thể lây nhiễm trong khoảng thời gian dài hơn so với những bệnh nhân khác.
CDC cho biết, những người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị nhiễm Covid-19 hơn:
- Một nửa số bệnh nhân Covid-19 mắc bệnh tiểu đường cần nhập viện.
- 78% những người cần nhập viện vì Covid-19 cần được chăm sóc đặc biệt có ít nhất một bệnh lý nền.
- 71% bệnh nhân Covid-19 (nhưng không phải chăm sóc đặc biệt) có ít nhất một bệnh lý nền.
Người có hệ thống miễn dịch kém như người nhiễm HIV; trải qua hóa trị và xạ trị ung thư; người ghép tạng; người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát,… có thể không chống lại được sự tấn công của Covid-19 như những người khác. Cơ thể những đối tượng này không có những phản ứng miễn dịch cần thiết để chống lại sự xâm nhập của SARS-CoV-2 trong giai đoạn đầu. Khả năng tạo kháng thể cũng có thể bị hạn chế, vì vậy hệ miễn dịch có thể không loại bỏ được virus nếu chẳng may khi bị nhiễm.
Mặt khác, hệ miễn dịch hoạt động quá mức cũng có thể gây ra tổn thương phổi và viêm phổi ở những bệnh nhân mắc Covid-19. Khi hệ thống miễn dịch được kích hoạt sẽ giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Cytokine có thể đem lại hiệu quả cho cơ thể, tuy nhiên chúng cũng có thể gây tổn thương mô khi hoạt động quá mức.
6. Rối loạn thần kinh
Mặc dù không có trong danh sách các yếu tố nguy cơ của CDC, nhưng một số nhà khoa học đã lưu ý rằng một số rối loạn thần kinh nhất định, như bệnh đa xơ cứng, Parkinson hoặc rối loạn thần kinh vận động, có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của Covid-19, do dễ làm rối loạn phản xạ nuốt, làm giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp.
Đồng thời, nhiều loại thuốc dùng để điều trị rối loạn thần kinh và nhược cơ chủ động gây ức chế hệ thống miễn dịch, dễ tạo điều kiện cho các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng hơn.
7. Béo phì
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những người béo phì sẽ có nguy cơ phải nhập viện vì Covid-19 cao gấp đôi so với người bệnh có cân nặng bình thường, người béo phì cần phải được chăm sóc cấp tính cao gấp đôi và khả năng phải ở phòng chăm sóc đặc biệt cao gấp ba lần.
Hoa Kỳ – quốc gia với hơn 40% dân số bị béo phì và không nghi ngờ gì khi đó là căn nguyên góp phần làm tăng tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 so với các quốc gia khác. Tiến sĩ Jennifer Light (Trường Y khoa NYU ở thành phố New York) cho biết, những người béo phì có tỷ lệ ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn cao hơn, vấn đề hen suyễn, trào ngược và phổi bị hạn chế,… có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, bởi trình trạng nhiễm trùng nặng do Coronavirus.
8. Thai kỳ
Năm 2020, WHO tuyên bố sự bùng phát Covid-19 trên toàn cầu là “tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm”. Đó là điều đáng sợ cho hàng tỷ người trên thế giới. Ngoài virus Zika và những yếu tố nguy cơ gây bất thường khi mang thai, phụ nữ mang thai có thể lại thêm một nỗi lo khác – đó là SARS-CoV-2.
Theo CDC Hoa Kỳ khuyến cáo: Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như cúm, hơn những người bình thường rất nhiều. Điều này là do mang thai làm thay đổi hệ thống miễn dịch và tác động đến phổi và tim. Do đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 và gặp những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như sinh non.
Bác sĩ Bạch Thị Chính cảnh báo: “SARS-CoV-2 đặc biệt nguy hiểm với những người có hệ miễn dịch yếu, người lớn tuổi, trẻ em, những người có các bệnh lý nền mãn tính. Những đối tượng này có khả năng lây nhiễm cao, khó điều trị và bệnh lý diễn biến nhanh, nguy hiểm cho tính mạng. Đặc biệt, virus cực kỳ nguy hiểm cho phụ nữ có thai. Khi phụ nữ có thai mắc bệnh sẽ để lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của bệnh lý này với phụ nữ có thai tương tự như mức độ của dịch bệnh MERS năm 2014.”
9. Bệnh hồng cầu hình liềm
SARS-CoV-2 đã và đang đặt ra những thách thức rất lớn đối với hệ thống y tế trên toàn cầu, đặc biệt, đối với những người mắc các bệnh lý rối loạn về máu, cả lành tính và ác tính, đặc biệt là người mắc bệnh hồng cầu hình liềm cần được chú ý đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng này.
Những người mắc bệnh hồng cầu hình liềm (SCD) có các tế bào hồng cầu bị biến dạng và gây tắc nghẽn lưu thông máu, ức chế quá trình cung cấp oxy, làm hỏng mạch máu và gây viêm. Coronavirus làm tăng sự hình thành các tế bào hình liềm, vì nhiễm trùng trong phổi dẫn đến mức oxy thấp và tình trạng viêm nặng hơn. Đồng thời, SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương phổi, tắc tĩnh mạch (veno‐occlusive crisis VOC), thậm chí tử vong đối với những người mắc SCD.
10. Hút thuốc
Thuốc lá đã được biết đến là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp. Theo đánh giá của Hội đồng các Chuyên gia y tế công cộng của WHO cho thấy, thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc Covid-19 cao gấp 5 lần người không hút thuốc lá. Nghiêm trọng hơn, những người trẻ tuổi vừa hút thuốc lá điện tử vừa hút thuốc lá thông thường sẽ có khả năng nhiễm Covid-19 cao hơn gấp 7 lần. Đây thực sự là một con số đáng báo động được công bố mới đây trên tạp chí Sức khỏe Vị thành niên, Mỹ.
Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu tấn công phổi. Hút thuốc lá làm suy yếu chức năng phổi, tổn thương biểu mô hô hấp (niêm mạc phổi) và hệ miễn dịch khiến cơ thể khó chống SARS-CoV-2 và các bệnh khác. Thêm vào đó, có một con đường mà SARS-CoV-2 dựa vào để xâm nhập các tế bào một cách nhanh chóng hơn, đó là thuốc lá điện tử.
Cụ thể, nếu một người bị nhiễm bệnh, người tiếp theo sử dụng thiết bị thuốc lá điện tử có thể hít các hạt virus vào sâu trong phổi của họ. Hơi thở ra cũng có thể chứa virus và có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh. Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.
11. Bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một rối loạn sức khỏe khiến hệ miễn dịch bị tổn hại, đặc biệt là ở tuýp 2, khiến người bệnh dễ mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Các chuyên gia từ Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) nhấn mạnh: Virus có thể phát triển mạnh trong cơ thể khi có đường huyết cao.
Tăng đường huyết kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan, trong đó các axit được gọi là ketone làm giảm sản xuất tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung tính. Và kết quả có thể làm tăng khả năng bị lây nhiễm Covid-19. Ngoài ra, một người mắc bệnh tiểu đường, khi nhiễm virus, có thể dẫn đến các biến chứng khó lường.
Những người bị rối loạn liên quan đến lượng đường trong máu cao, điều quan trọng là phải theo dõi đường huyết thường xuyên, quản lý đường huyết, tránh căng thẳng… đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác giúp ngăn ngừa Covid-19.
12. Ung thư
Người bệnh ung thư thường có hệ miễn dịch suy yếu, do tình trạng bệnh lý hoặc quá trình điều trị. Hiện tại, có rất ít bằng chứng về việc những người mắc ung thư hoặc những người đang được điều trị bằng phương pháp ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như hóa trị, xạ trị có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn do chủng virus Covid-19 hay không.
Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra một số giả định: Khi các tế bào bạch hầu giúp chống lại nhiễm trùng của cơ thể thấp hoặc không hoạt động đủ, khả năng kháng nhiễm trùng theo đó giảm sút. Và hóa trị hay xạ trị, có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Do đó, bệnh nhân ung thư đang được điều trị tích cực có thể có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn.
Đặc biệt, những người mắc ung thư máu, bạch hầu, ung thư hạch và đa u tủy, có nguy cơ cao nhiễm Coronavirus hơn những người mắc các loại ung thư khác. Ung thư máu thường làm gián đoạn quá trình sản xuất bình thường của các tế bào miễn dịch. Tương tự như vậy, Covid-19 có tính chất tấn công vào phổi của cơ thể người, những người mắc ung thư phổi cũng có tỷ lệ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhóm còn lại.
Xem thêm video: Bệnh nền là bệnh lý như thế nào và bao gồm những bệnh gì?
Nam giới có khả năng mắc Covid-19 cao hơn phụ nữ và trẻ em
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh, như chúng ta đã biết, người cao tuổi và những người mắc bệnh lý nền là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc Covid-19 và tiến triển nặng hơn so với nhóm người khác. Gần đây, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Frontiers in Public Health đã cho thấy sự khác biệt về giới ở bệnh nhân Covid-19. Kết quả cho thấy nam giới và nữ giới đều có khả năng nhiễm virus như nhau, song nam giới có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và tử vong cao hơn.
Mới đây, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh công bố số liệu về tỷ lệ tử vong bởi Covid-19 ở quốc gia này, theo đó số lượng bệnh nhân nam tử vong gấp đôi nữ giới, tương tự ở Tây Ban Nha. Trong khi đó, ở Italy 70% trường hợp tử vong là nam giới. Theo CDC Trung Quốc, trong số 72.314 trường hợp được khảo sát, 2.8% nam giới mắc bệnh đã tử vong, so với 1.7% phụ nữ.
Bà Deborah Birx, điều phối viên về phản ứng bệnh dịch ở Nhà Trắng (Mỹ), cho biết số người chết do SARS-CoV-2 ở nam giới luôn gấp đôi nữ giới ở mọi độ tuổi. Tại tâm dịch New York, nam giới chiếm 56% số ca nhiễm và 61% số trường hợp thiệt mạng. Sự khác biệt giữa các trường hợp tử vong ở nam và nữ cũng được tìm thấy sau khi phân tích dịch SARS và MERS , đại dịch cúm năm 1918, nam giới tử có số tử vong cao hơn.
Đáng chú ý, trong bộ dữ liệu Covid-19 lớn nhất, hơn 70% bệnh nhân tử vong là nam giới, có nghĩa là nam giới có tỷ lệ tử vong cao gấp 2,5 lần phụ nữ. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, nam giới là một yếu tố rủi ro đáng kể cho mức độ nghiêm trọng của bệnh nặng hơn, bất kể tuổi tác.
Nữ giới, dù được ví là phái yếu, không có sức mạnh cơ bắp như đàn ông nhưng lại ít gặp rủi ro hơn nam giới. Theo các nhà khoa học, một số thói quen, hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở nam giới hơn nữ giới như: ít có thói quen rửa tay đúng cách, ít quan tâm về vấn đề bệnh tật, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn và hormone giới tính có thể đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Ngoài ra, sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ là yếu tố quan trọng. Testosterone – hormone sinh dục nam, ức chế viêm. Còn estrogen – hormone sinh dục nữ, lại có thể kích hoạt các tế bào liên quan đến phản ứng chống virus. Do đó, phụ nữ thường có hệ miễn dịch tốt hơn. Điều này giúp nữ giới tăng khả năng phản ứng đối với các bệnh truyền nhiễm như Covid-19.
Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ nhiễm Covid-19?
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và lây lan nhanh. Giữ sức khỏe trong đại dịch là việc rất quan trọng. Do đó, ngoài những biện pháp phòng ngừa Covid-19 hàng ngày, những đối tượng có nguy cơ cao cần phải đặc biệt tuân thủ những điều lưu ý sau:
- Tập thể dục vừa sức, đều đặn trong không gian ở nhà, hạn chế ra ngoài.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt, vận động hợp lý và tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan y tế.
- Cần phải kiểm soát các bệnh lý nền, tình trạng bệnh mãn tính của mình.
- Luôn mang theo các loại thuốc bệnh mãn tính trong người, ít nhất đủ dùng cho 30 ngày.
- Trao đổi về tình trạng bệnh lý nền của bản thân thường xuyên hơn với bác sĩ, liên hệ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người, giữ khoảng cách 2m ở những khu vực tập trung.
- Luôn đeo khẩu trang, tránh sử dụng các phương tiện công cộng.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh như sốt cao, ho, khó thở,… cần gọi ngay đến các cơ sở y tế để được khám kịp thời.
- Đảm bảo tiêm ngừa đầy đủ vắc xin phòng bệnh cúm và viêm phổi để hạn chế tình trạng xấu đi trong trường hợp nhiễm Covid-19.
Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em và người lớn trong những ngày phải đối mặt với “cơn bão” dịch bệnh Covid-19 là trăn trở của rất nhiều bậc phụ huynh. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, việc tăng sức đề kháng là việc phải làm liên tục chứ không phải bây giờ có dịch Covid-19 mới nghĩ cách tăng sức đề kháng. Ngay cả những bệnh như cúm, tay chân miệng hay những bệnh về hô hấp khác cũng cần phải tăng sức đề kháng.
Hãy cùng VNVC tổng hợp các danh sách đối tượng dễ bị Covid-19 tấn công để biết hướng phòng ngừa cho bản thân nhé!
Từ khóa » độ Tuổi Tử Vong Covid 19 Việt Nam
-
Trên 84% Ca COVID-19 Tử Vong Từ 50 Tuổi Trở Lên - Bộ Y Tế
-
Số Liệu Thống Kê Và Báo Cáo Về COVID-19
-
Thông Tin Về Số Ca Mắc Covid-19 Tử Vong Tại Việt Nam
-
Những Nguyên Nhân Dẫn Tới Tỷ Lệ Tử Vong Do COVID-19 Cao ở Việt ...
-
Phong Toả Không Giúp ích Nhiều Trong Việc Giảm Tỷ Lệ Tử Vong Vì ...
-
Đồng Nai: Tuổi Trung Bình Của Các Bệnh Nhân Tử Vong Do COVID-19 ...
-
Ngày 11/7: Ca Mắc COVID-19 Mới Tăng Lên 568, Số Khỏi Bệnh Gấp ...
-
13 Đối Tượng Dễ Mắc Covid-19 | Hết Sức Lưu ý Và đề Phòng
-
COVID-19 Tới 6 Giờ Sáng 28/2: Nghiên Cứu Mới Nhất Về Nguồn Gốc ...
-
Nguy Cơ Mắc COVID-19 Nặng ở Người Lớn Tuổi - HCDC
-
Tỷ Lệ Trẻ Tử Vong Do COVID-19 Thấp Nhưng Không Chủ Quan
-
Cổng Thông Tin Covid-19 TP.HCM: Trang Chủ
-
Hơn Nửa Số Ca Tử Vong Do Covid-19 ở Trẻ Em Tại Thái Lan Có độ Tuổi ...
-
Hà Nội Liên Tiếp Dẫn đầu Số Ca Nặng Và Tử Vong Vì COVID-19 Trong ...