Đối Tượng - Object Trong Java
Có thể bạn quan tâm
Bài trước mình đã giới thiệu với mọi người về cách khai báo một class, phương thức và thuộc tính trong Java rồi. Bài này mình sẽ giới thiệu với mọi người về đối tượng (Object) trong Java.
Đối tượng (Object) trong lập trình hướng đối tượng nói chung hay Java nói riêng là một thể hiện (instance) của một class. Thường được gọi là class instance hoặc class object.
1. Khởi tạo object trong Java.
Để khởi tạo một đối tượng trong Java thì chúng ta sử dụng keyword new với cú pháp như sau:
objectType objectName = new ClassName(arguments);Trong đó:
- objectType: là type của object muốn khởi tạo. objectType thường sẽ là ClassName.
- objectName: là tên biến chứa object.
- ClassName: là tên của class cần khởi tạo object.
- arguments: là các param các bạn muốn truyền vào object khi khởi tạo. Nếu không cần các bạn có thể bỏ trống.
VD: Mình sẽ khởi tạo object xeDap từ class Xe của bài trước.
Xe xeDap = new Xe();2. Truy vấn thông tin của đối tượng.
Sau khi chúng ta đã khởi tạo được một object rồi thì chúng ta có thể truy vấn thông tin của object đó như là thuộc tính, phương thức. Nhưng access modifier phải nằm trong phạm vi cho phép.
Vd: Mình sẽ xét và lấy ra một số thông tin của đối tượng xeDap vừa được khởi tạo.
Xe xeDap = new Xe(); // xét số bánh xe cho xe đạp xeDap.setSoBanh(2); System.out.println(xeDap.getSoBanh()); // Ouput: 2Ở ví dụ trên mình đã xét giá trị cho thuộc tính soBanh qua phương thức setSoBanh, vì thuộc tính soBanh của class mình đang để là private nên chúng ta không thể nào truy xuất được giá trị của thuộc tính này được.
Đối với Java các object hay các biến được khai báo ra đều sẽ được Garbage collector dọn dẹp khi chương trình kết thúc. Nên bạn không cần phải lo lắng về việc object, biến đó sẽ gây ra rác cho bộ nhớ.
3. Code demo.
Đây là toàn bộ code có thể run của bài này. File name: Xe.java
public class Xe { private int soBanh; private int tocDo; public int getSoBanh() { return soBanh; } public void setSoBanh(int soBanh) { this.soBanh = soBanh; } public int getTocDo() { return tocDo; } public void setTocDo(int tocDo) { this.tocDo = tocDo; } public static void abc() { } public void print() { // gán số bánh qua phương thức. this.setSoBanh(2); // hoặc gán trực tiếp cho thuộc tính. this.soBanh = 2; // in ra số bánh sử dụng phương thức System.out.println(this.getSoBanh()); // in ra số bánh qua thuộc tính System.out.println(this.soBanh); } } class CreateObject { public static void main(String[] args) { Xe xeDap = new Xe(); // xét số bánh xe cho xe đạp xeDap.setSoBanh(2); System.out.println(xeDap.getSoBanh()); } }4. Lời kết.
Bài này hơi ngắn một chút, nhưng mình muốn tách riêng ra với bài Class trong Java để nhấn mạnh cho mọi người là Class với Object không phải là một.
Từ khóa » Khởi Tạo Object Java
-
Ví Dụ Thực Tế Về Cách Tạo Class Và Object Trong Java OOP
-
Khởi Tạo Object Java Theo Một Cách "khác Thường" - Viblo
-
Đối Tượng (object) Và Cách Sử Dụng đối Tượng Trong Java - Góc Học IT
-
Object Và Class Trong Java Với Ví Dụ Cụ Thể - Deft Blog
-
Các Cách Khởi Tạo đối Tượng Trong Java (Java Constructor)
-
Khởi Tạo Object Trong Java - Có Thật Sự Dễ? - 2KVN
-
Lớp Và đối Tượng Trong Java - Học Java Miễn Phí Hay Nhất - VietTuts
-
Object Và Class Trong Java
-
Class Và Object Trong Java - Lập Trình Từ Đầu
-
Java: Bộ Khởi Tạo Cho đối Tượng | V1Study
-
Java: Lớp (Class) Và Đối Tượng (Object) | V1Study
-
Bài 5: Lập Trình Hướng đối Tượng Trong Java
-
Lớp Và đối Tượng Trong Java - Quách Quỳnh
-
Đối Tượng Và Lớp (class) Trong Java - Hoclaptrinh