Đối Tượng Và Thủ Tục đăng Ký Tham Gia BHXH Tự Nguyện - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
- Người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
- Người tham gia khác.Đối tượng và thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện (Ảnh minh họa)
Trình tự thủ tục tham gia BHXH tự nguyện
Thành phần hồ sơ:
Theo quy định tại Điều 24 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, người có nhu cầu đăng ký tham gia và cấp sổ BHXH cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Trình tự, thủ tục đăng ký
Bước 1: Căn cứ theo Điểm d tiết 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).
Bước 2: Người tham gia cung cấp thông tin và hoàn thiện tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Thời hạn giải quyết:
Theo khoản 1 Điều 29 Quyết định 595, thời hạn cấp mới sổ BHXH tự nguyện không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Mức đóng BHXH tự nguyện
Mức đóng hằng tháng: bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập hằng tháng do người tham gia BHXH lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Xem thêm Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2020 như thế nào?
Phương thức tham gia BHXH tự nguyện
Tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định có 06 cách đóng BHXH tự nguyện có thể lựa chọn:
1 – Đóng hàng tháng;
2 – Đóng 03 tháng một lần;
3 – Đóng 06 tháng một lần;
4 - Đóng 12 tháng một lần;
5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;
6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng thiếu không quá 10 năm.>> Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Tất cả thông tin cần biết
Từ khóa » Thủ Tục đăng Ký Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
-
Thủ Tục đăng Ký Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Năm 2022 Mới Nhất
-
Đăng Ký, đăng Ký Lại, điều Chỉnh đóng BHXH Tự Nguyện; Cấp Sổ BHXH
-
Muốn Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Thì Cần Những Giấy Tờ Gì?
-
Thủ Tục Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Khi Nghỉ Việc ở Công Ty
-
Thủ Tục đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện 2022 - Công Ty Luật Minh Gia
-
Thủ Tục Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện - Công Ty Luật Minh Gia
-
Thủ Tục đăng Ký Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Lần đầu 2021
-
BHXH Tự Nguyện: "Của để Dành" Cho Người Lao động Tự Do - VNPost
-
Thủ Tục để Tham Gia Bảo Hiểm Tự Nguyện
-
Cấp Sổ BHXH. - Chi Tiết Thủ Tục Hành Chính
-
Đăng Ký, đăng Ký Lại, điều Chỉnh đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
-
THỦ TỤC HỒ SƠ THU BHXH, BHYT, BHTN 51
-
Chi Tiết Thủ Tục Hành Chính
-
Thủ Tục Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Lần đầu - Đại Lý Thuế Luật Việt An