Đội Tuyển Bóng đá Quốc Gia Thái Lan – Wikipedia Tiếng Việt

Thái Lan
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhช้างศึก (Voi chiến)
Hiệp hộiFAT
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Huấn luyện viên trưởngIshii Masatada
Đội trưởngTheerathon Bunmathan
Thi đấu nhiều nhấtKiatisuk Senamuang (134)
Ghi bàn nhiều nhấtKiatisuk Senamuang (71)
Sân nhàRajamangala
Mã FIFATHA
Áo màu chính Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 101 Giữ nguyên (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[1]
Cao nhất43 (9.1998)
Thấp nhất165 (10.2014)
Hạng Elo
Hiện tại 107 Tăng 28 (30 tháng 11 năm 2022)[2]
Cao nhất62 (1.2001)
Thấp nhất137 (4.1985)
Trận quốc tế đầu tiên
 Thái Lan 6–1 Trung Hoa Dân Quốc (Bangkok,Thái Lan; 20 tháng 8 năm 1948)
Trận thắng đậm nhất
 Thái Lan 10–0 Brunei (Bangkok, Thái Lan; 24 tháng 5 năm 1971)
Trận thua đậm nhất
 Anh Quốc 9–0 Thái Lan (Melbourne, Úc; 30 tháng 11 năm 1956)
Cúp bóng đá châu Á
Sồ lần tham dự8 (Lần đầu vào năm 1972)
Kết quả tốt nhấtHạng ba (1972)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan (tiếng Thái: ฟุตบอลทีมชาติไทย, RTGS: futbon thim chat thai, phát âm tiếng Thái: [fút.bɔ̄n tʰīːm t͡ɕʰâːt tʰāj]) là đội tuyển bóng đá đại diện cho Thái Lan do Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) quản lý.

Ở cấp độ châu lục, Thái Lan đã có 8 lần tham dự Cúp bóng đá châu Á với thành tích tốt nhất là đạt hạng 3 vòng chung kết năm 1972, kỳ đầu tiên Thái Lan là chủ nhà đăng cai. Ngoài ra đội từng có 2 lần tham dự Olympic, 2 lần giành hạng tư ở ASIAD. Đội chưa bao giờ vượt qua vòng loại World Cup nhưng đã từng góp mặt ở vòng loại cuối cùng vào các năm 2002 và 2018.

Là bá chủ các giải đấu thuộc khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đã 7 lần giành ngôi vô địch khu vực và nắm giữ kỷ lục 9 lần vô địch SEA Games ở cấp độ đội tuyển quốc gia.[a]

Lịch sử

Đội tuyển bóng đá Thái Lan thời kỳ đầu.

Tuyển Thái Lan tiền thân là Đội tuyển bóng đá quốc gia Xiêm ra đời năm 1915 và có trận đấu đầu tiên vào ngày 20 tháng 12 năm 1915 gặp đội những người Âu sống tại Thái Lan, tổ chức tại sân vận động của câu lạc bộ thể thao Hoàng gia Trat. Vào ngày 25 tháng 4 năm 1916, Vua Vajiravudh Rama VI cho thành lập Hiệp hội bóng đá Xiêm.

Năm 1930, đội nhận được lời mời sang Đông Dương thi đấu giao hữu với đội tuyển Đông Dương, một đội bóng tập hợp bởi các cầu thủ Nam Kỳ và một số cầu thủ người Pháp. Các trận đấu trong khuôn khổ giải giao hữu diễn ra từ ngày 14 cho đến ngày 20 tháng 4. Có người coi đây là trận đấu quốc tế không chính thức đầu tiên của đội. Vào năm 1949, nhà nước Xiêm đổi tên thành Thái Lan, hiệp hội và đội tuyển bóng đá Xiêm cũng theo đó đổi tên.

Năm 1956, Thái Lan tham dự giải đấu cấp độ thế giới đầu tiên khi có mặt tại Thế vận hội Mùa hè Melbourne 1956. Đội thua trận đầu tiên và cũng là duy nhất trước Liên hiệp Anh với tỉ số 0–9, thất bại nặng nề nhất trong lịch sử của đội, đồng thời mất cơ hội chơi trận tứ kết.

Năm 1965, Thái Lan giành danh hiệu quốc tế đầu tiên khi đoạt huy chương vàng môn bóng đá tại Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1965 tổ chức tại Kuala Lumpur. Từ đó đến kỳ đại hội năm 1999 (lần cuối cùng bóng đá tại đại hội dành cho đội tuyển quốc gia), đội có thêm 8 lần vô địch. Năm 1996, Thái Lan đăng quang danh hiệu AFF Cup đầu tiên tại Singapore và từ đó đến nay họ có thêm 6 lần giành chức vô địch. Là đội bóng có nhiều lần đăng quang nhất ở cả hai sân chơi khu vực SEA Games và AFF Cup, Thái Lan được xem là đội tuyển giàu thành tích nhất ở Đông Nam Á.

Ở đấu trường châu lục, Thái Lan từng đạt hạng ba tại Cúp bóng đá châu Á 1972 khi là nước chủ nhà đăng cai vòng chung kết. Thái Lan cũng lần nữa là chủ nhà của một kỳ Asian Cup vào năm 2007 khi cùng đăng cai giải đấu với 3 quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Giải năm ấy, đội dừng bước ở vòng bảng sau khi thua Úc 0-4 dù trước đó đã cầm hòa đội vô địch giải đấu Iraq 1-1 và đánh bại Oman 2-0. Thái Lan cũng từng hai lần giành hạng tư môn bóng đá ở ASIAD vào các năm 1994 và 1998, thời điểm mà đại hội thể thao cấp châu lục vẫn cho phép các đội tuyển quốc gia thi đấu.

Đội tuyển Thái Lan trước trận gặp Bahrain tại Cúp bóng đá châu Á 2019.

Là thế lực thống trị Đông Nam Á nhưng tại các đấu trường rộng lớn hơn thì Thái Lan chưa có sự đột phá hay bước tiến nào đáng kể.[3] Phải mất 47 năm kể từ năm 1972, họ mới có lần thứ hai vượt qua vòng bảng Cúp bóng đá châu Á 2019 và dừng bước trước Trung Quốc tại vòng 16 đội. Nhờ thành công trong việc lọt vào vòng đấu loại trực tiếp, đội đã nhận thưởng từ FAT và các nhà tài trợ ít nhất 25 triệu bạt.[4]

Thái Lan từng hai lần lọt vào vòng đấu cuối cùng của vòng loại World Cup vào các năm 2002 và 2018 nhưng đều thất bại trong việc giành tấm vé dự vòng chung kết. Đội không thể thắng được trận nào ở cả hai lần lọt vào vòng loại cuối, trong khi có tổng cộng 6 trận hòa.

Thống kê

Giải đấu

Giải vô địch thế giới
Năm Thành tích St T H B Bt Bb
1930 đến 1970 Không tham dự
1974 đến 2026 Không vượt qua vòng loại
Tổng cộng - - - - - - -
Thế vận hội
Năm Thành tích St T H B Bt Bb
1900 đến 1952 Không tham dự
Úc 1956 Vòng 1 1 0 0 1 0 9
1960 đến 1964 Không vượt qua vòng loại
México 1968 Vòng 1 3 0 0 3 1 19
1972 Không vượt qua vòng loại
1976 đến 1980 Không tham dự
1984 đến 1988 Không vượt qua vòng loại
Tổng cộng 2 lần vòng bảng 4 0 0 4 1 28
Cúp châu Á
Năm Thành tích St T H B Bt Bb
1956 đến 1964 Không tham dự
1968 Loại từ vòng ngoài
Thái Lan 1972 Hạng ba 5 0 3 2 6 9
1976 Bỏ cuộc
1980 đến 1988 Loại từ vòng ngoài
Nhật Bản 1992 Vòng 1 3 0 2 1 1 5
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 1996 0 3 2 13
Liban 2000 2 1 4
Trung Quốc 2004 0 3 1 9
IndonesiaMalaysiaThái LanViệt Nam 2007 1 3 5
2011 đến 2015 Loại từ vòng ngoài
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 2019 Vòng 2 4 1 1 2 4 7
Qatar 2023 Vòng 2 4 1 2 1 3 2
Tổng cộng Hạng ba 28 3 11 14 22 54
Á vận hội
Năm Thành tích St T H B Bt Bb
1951 đến 1962 Không tham dự
Thái Lan 1966 Tứ kết 4 1 1 2 5 8
Thái Lan 1970 4 1 2 1 6 6
Iran 1974 Vòng 1 2 0 0 2 2 4
Thái Lan 1978 Vòng 2 5 2 0 3 6 12
Ấn Độ 1982 Vòng 1 3 1 0 2 3 5
Hàn Quốc 1986 4 1 1 2 8 4
Trung Quốc 1990 Bán kết 6 3 1 2 5 3
Nhật Bản 1994 Vòng 1 4 0 1 3 8 12
Thái Lan 1998 Bán kết 8 4 1 3 12 10
Tổng cộng Bán kết 40 13 7 20 55 64
Giải vô địch Đông Nam Á
Năm Thành tích St T H B Bt Bb
Singapore 1996 Vô địch 6 5 1 0 18 3
Việt Nam 1998 Hạng tư 5 2 2 1 10 10
Thái Lan 2000 Vô địch 5 5 0 0 15 3
Indonesia Singapore 2002 5 2 2 1 13 7
Malaysia Việt Nam 2004 Vòng 1 4 2 1 1 13 4
Singapore Thái Lan 2007 Á quân 7 3 3 1 10 4
Indonesia Thái Lan 2008 7 5 1 1 15 4
Indonesia Việt Nam 2010 Vòng 1 3 0 2 1 3 4
Malaysia Thái Lan 2012 Á quân 7 5 1 1 14 6
Singapore Việt Nam 2014 Vô địch 7 6 1 1 17 6
Myanmar Philippines 2016 7 6 0 1 12 4
2018 Bán kết 6 3 3 0 17 5
Singapore 2020 Vô địch 8 6 2 0 18 3
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2022 8 5 2 1 19 5
Tổng cộng 7 lần vô địch 85 54 21 10 195 68
Đại hội Thể thao Đông Nam Á
Năm Thành tích St T H B Bt Bb
Thái Lan 1959 Á quân 4 2 0 2 9 10
Myanmar 1961 Hạng ba 3 1 2 0 7 4
Malaysia 1965 Vô địch 3 2 1 0 6 3
Thái Lan 1967 Hạng ba 4 2 0 2 9 8
Myanmar 1969 Á quân 3 1 1 1 4 4
Malaysia 1971 Hạng ba 5 1 2 2 7 8
Singapore 1973 Vòng 1 2 0 1 1 1 2
Thái Lan 1975 Vô địch 3 1 2 0 5 4
Malaysia 1977 Á quân 4 1 1 2 3 6
Indonesia 1979 Hạng ba 5 2 2 1 6 5
Philippines 1981 Vô địch 4 2 2 0 9 6
Singapore 1983 5 3 1 1 10 4
Thái Lan 1985 4 3 1 0 17 1
Indonesia 1987 Hạng ba 4 2 1 1 7 3
Malaysia 1989 Hạng tư 4 1 2 1 5 3
Philippines 1991 Á quân 4 2 1 1 10 2
Singapore 1993 Vô địch 6 6 0 0 18 6
Thái Lan 1995 6 5 1 0 19 2
Indonesia 1997 6 4 2 0 15 3
Brunei 1999 6 5 1 0 24 1
Tổng cộng 9 lần vô địch 85 43 24 15 - -

Cá nhân

Cầu thủ có tên in đậm vẫn còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Tính đến ngày 30 tháng 1 năm 2024.[5]
Khoác áo đội tuyển quốc gia nhiều nhất
# Tên cầu thủ Số trận Bàn thắng Thời gian thi đấu
1 Kiatisuk Senamuang 134 71 1993–2007
2 Teerasil Dangda 127 64 2007–
3 Totchtawan Sripan 110 19 1993–2009
4 Theerathon Bunmathan 101 7 2010–
5 Piyapong Pue-on 100 70 1981–1997
Datsakorn Thonglao 100 11 2003–2017
7 Dusit Chalermsan 96 14 1994–2004
8 Niweat Siriwong 90 3 1997–2012
9 Natee Thongsookkaew 87 1 1986–2000
10 Surachai Jaturapattarapong 86 7 1991–2002

Ghi nhiều bàn thắng nhất
# Tên cầu thủ Bàn thắng Số trận Thời gian thi đấu
1 Kiatisuk Senamuang 71 134 1993–2007
2 Piyapong Pue-on 70 100 1981–1997
3 Teerasil Dangda 64 127 2007–
4 Sarayuth Chaikamdee 31 49 2003–2011
5 Vithoon Kijmongkolsak 29 84 1985–1995
6 Daoyod Dara 28 70 1975–1986
Worrawoot Srimaka 28 63 1995–2003
Niwat Srisawat 28 85 1967–1979
9 Jedsada Na Phatthalung 27 79 1971–1981
10 Chalor Hongkajorn 25 67 1979–1987
Netipong Srithong-In 25 55 1995–1997
Suttha Sudsa-ard 25 51 1978–1988

Đồng phục

Vào thời kỳ tiền khởi, đồng phục đội tuyển Thái Lan chủ yếu là bộ trang phục toàn màu đỏ.

Áo đấu của đội tại Olympic 1968.

Đội từng chơi bằng các trang phục tạo bởi nhà thiết kế bản xứ FBT cho tới tháng 6 năm 2007. Tháng 7 cùng năm, Nike trở thành nhà cung mới, và từ tháng 10, đội chơi với trang phục toàn màu vàng để mừng sinh nhật thứ 80 của quốc vương Rama IX. Đội đã chơi trong màu áo này khi thi đấu giao hữu với Trung Quốc[6] và Qatar.[7]

Áo đấu màu vàng được tái sử dụng nhiều lần, gần nhất là tại King's Cup 2019 và trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31 với màu áo vàng và quần trắng tất trắng được cho là phối màu yêu thích của nhà vua Rama X.

Thế chân Nike trong giai đoạn suốt từ năm 2012 đến 2016 là nhãn hiệu Thái Grand Sport với bản hợp đồng trị giá 96 triệu bạt (3.1 triệu đô Mỹ).[8]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan.

Tháng 9 năm 2016, đội tuyển Thái Lan ký bản hợp đồng hợp tác 4 năm với một hãng bản địa khác, Warrix Sports.[9] Đầu năm 2017, Warrix trình làng bộ trang phục mới với hai màu toàn đen và trắng (màu để tang truyền thống) lần lượt cho sân nhà và sân khách để tưởng nhớ vua Rama IX một năm sau ngày băng hà.[10] Đầu năm 2018, Warrix cho ra mắt bộ ba trang phục gồm toàn xanh, toàn đỏ và đen trắng[11] thì đến cuối năm đã lại giới thiệu bộ ba mới lần lượt là xanh tím đậm, đỏ, và trắng để phục vụ đội tuyển ở Asian Cup 2019.

Thành tích

Châu lục

  • Cúp bóng đá châu Á
    • Hạng ba (1): 1972
  • Đại hội Thể thao châu Á
    • Hạng tư (2): 1990, 1998

Khu vực

  • Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
    • Vô địch (7): 1996, 2000, 2002, 2014, 2016, 2020, 2022
    • Á quân (3): 2007, 2008, 2012
  • Sea Games:
    • Huy chương vàng (16): 1965*, 1975, 1981, 1983, 1985, 1993, 1995, 1997, 1999
    • Huy chương bạc (4): 1959, 1969, 1977, 1991
    • Huy chương đồng (5): 1961, 1967, 1971, 1979, 1987

Giao hữu

  • King's Cup
    • Vô địch (15): 1976*, 1979, 1980*, 1981, 1982, 1984, 1989, 1990, 1992, 1994, 2000, 2006, 2007, 2016, 2017
    • Á quân (12): 1970, 1971, 1972, 1974, 1993, 1997, 2002, 2004, 2009, 2015, 2018, 2023
    • Hạng ba (12): 1968, 1973, 1986, 1987, 1988, 1989, 1996, 1999, 2001, 2003, 2013*, 2022
  • Cúp Trung Quốc
    • Á quân (1): 2019
  • Indonesian Independence Cup
    • Vô địch (1): 1994
  • Cúp Hàn Quốc
    • Hạng ba (1): 1977*
    • Hạng tư (1): 1980
  • VFF Cup
    • Vô địch (2): 2006, 2008
  • Nehru Cup
    • Hạng ba (1): 1995
  • Giải Tam hùng Đài Loan
    • Vô địch (1): 1971
  • Giải Tứ hùng Đông Dương
    • Vô địch (1): 1989
  • Brunei Games
    • Vô địch (1): 1990
    • Ghi chú:
*ngôi vị được chia đều cho cả 2.

Đội ngũ

Ban huấn luyện

Tên Vai trò
Nhật Bản Ishii Masatada Huấn luyện viên trưởng
Nhật Bản Nojima Ryōhei Trợ lý huấn luyện viên trưởng
Nhật Bản Terasaki Haruki Chuyên gia phân tích trận đấu
Nhật Bản Furukibe Yūki Huấn luyện viên thủ môn
Nhật Bản Itō Chōjirō Huấn luyện viên thể lực

Cầu thủ

  • Danh sách 26 cầu thủ được triệu tập cho AFF Cup 2022.
  • Số lần ra sân và số bàn thắng được cập nhật ngày 10 tháng 1 năm 2023 sau trận đấu với  Malaysia.
Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Kampol Pathomakkakul 29 tháng 7, 1992 (32 tuổi) 4 0 Thái Lan Ratchaburi
20 1TM Kittipong Phuthawchueak 26 tháng 9, 1989 (35 tuổi) 8 0 Thái Lan BG Pathum United
23 1TM Saranon Anuin 24 tháng 3, 1994 (30 tuổi) 0 0 Thái Lan Chiangrai United
2 2HV Sasalak Haiprakhon 8 tháng 1, 1996 (28 tuổi) 21 0 Thái Lan Buriram United
3 2HV Theerathon Bunmathan (đội trưởng) 6 tháng 2, 1990 (34 tuổi) 81 6 Thái Lan Buriram United
4 2HV Pansa Hemviboon 8 tháng 7, 1990 (34 tuổi) 36 6 Thái Lan Buriram United
5 2HV Chalermsak Aukkee 25 tháng 8, 1994 (30 tuổi) 6 0 Thái Lan Police Tero
12 2HV Kritsada Kaman 18 tháng 3, 1999 (25 tuổi) 18 0 Thái Lan Chonburi
15 2HV Suphanan Bureerat 10 tháng 10, 1993 (31 tuổi) 11 1 Thái Lan Port
16 2HV Jakkapan Praisuwan 16 tháng 8, 1994 (30 tuổi) 7 0 Thái Lan BG Pathum United
19 2HV Chatmongkol Rueangthanarot 9 tháng 5, 2002 (22 tuổi) 3 0 Thái Lan Chonburi
6 3TV Sarach Yooyen 30 tháng 5, 1992 (32 tuổi) 66 4 Thái Lan BG Pathum United
7 3TV Sumanya Purisai 5 tháng 12, 1986 (37 tuổi) 27 1 Thái Lan Chonburi
8 3TV Peeradon Chamratsamee 15 tháng 9, 1992 (32 tuổi) 14 2 Thái Lan Buriram United
11 3TV Bordin Phala 20 tháng 12, 1994 (29 tuổi) 30 5 Thái Lan Port
13 3TV Jaroensak Wonggorn 18 tháng 5, 1997 (27 tuổi) 7 0 Thái Lan Muangthong United
14 3TV Sanrawat Dechmitr 3 tháng 8, 1989 (35 tuổi) 31 0 Free agent
17 3TV Ekanit Panya 21 tháng 10, 1999 (25 tuổi) 15 1 Thái Lan Muangthong United
18 3TV Weerathep Pomphan 19 tháng 9, 1996 (28 tuổi) 13 0 Thái Lan Muangthong United
22 3TV Channarong Promsrikaew 17 tháng 4, 2001 (23 tuổi) 8 1 Thái Lan Chonburi
9 4 Adisak Kraisorn 1 tháng 2, 1991 (33 tuổi) 54 21 Malaysia Terengganu
10 4 Teerasil Dangda 6 tháng 6, 1988 (36 tuổi) 122 61 Thái Lan BG Pathum United
21 4 Poramet Arjvirai 20 tháng 7, 1998 (26 tuổi) 6 0 Thái Lan Muangthong United

Triệu tập gần đây

Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Siwarak Tedsungnoen 20 tháng 4, 1984 (40 tuổi) 33 0 Thái Lan Buriram United v.  Uzbekistan, 14 June 2022
TM Kawin Thamsatchanan 26 tháng 1, 1990 (34 tuổi) 64 0 Thái Lan Muangthong United v.  Uzbekistan, 14 June 2022
TM Patiwat Khammai 24 tháng 12, 1994 (29 tuổi) 2 0 Thái Lan Bangkok United v.  Suriname, 27 March 2022
HV Narubadin Weerawatnodom 12 tháng 7, 1994 (30 tuổi) 38 2 Thái Lan Buriram United 2022 King's Cup
HV Tristan Do 31 tháng 1, 1993 (31 tuổi) 48 0 Thái Lan Bangkok United v.  Uzbekistan, 14 June 2022
HV Peerapat Notchaiya 4 tháng 2, 1993 (31 tuổi) 32 1 Thái Lan Bangkok United v.  Uzbekistan, 14 June 2022
HV Manuel Bihr 17 tháng 9, 1993 (31 tuổi) 18 0 Thái Lan Bangkok United v.  Suriname, 27 March 2022
HV Philip Roller 10 tháng 6, 1994 (30 tuổi) 17 2 Thái Lan Port v.  Suriname, 27 March 2022
HV Kevin Deeromram 11 tháng 9, 1997 (27 tuổi) 3 0 Thái Lan Port v.  Suriname, 27 March 2022
TV Sivakorn Tiatrakul 7 tháng 7, 1994 (30 tuổi) 10 0 Thái Lan Chiangrai United 2022 AFF Championship INJ
TV Chanathip Songkrasin 5 tháng 10, 1993 (31 tuổi) 58 12 Nhật Bản Kawasaki Frontale 2022 King's Cup
TV Thitiphan Puangchan 1 tháng 9, 1993 (31 tuổi) 51 7 Thái Lan Bangkok United 2022 King's Cup
TV Jakkaphan Kaewprom 24 tháng 5, 1988 (36 tuổi) 21 2 Thái Lan Ratchaburi 2022 King's Cup
TV Phitiwat Sukjitthammakul 1 tháng 2, 1995 (29 tuổi) 21 0 Thái Lan BG Pathum United 2022 King's Cup
TV Supachok Sarachat 22 tháng 5, 1998 (26 tuổi) 20 6 Nhật Bản Hokkaido Consadole Sapporo 2022 King's Cup
TV Pathompol Charoenrattanapirom 21 tháng 4, 1994 (30 tuổi) 14 1 Thái Lan BG Pathum United 2022 King's Cup
TV Picha Autra 7 tháng 1, 1996 (28 tuổi) 5 0 Thái Lan Muangthong United 2022 King's Cup
TV Tanaboon Kesarat 21 tháng 9, 1993 (31 tuổi) 55 1 Thái Lan Port v.  Uzbekistan, 14 June 2022
TV Worachit Kanitsribampen 24 tháng 8, 1997 (27 tuổi) 12 2 Thái Lan BG Pathum United v.  Uzbekistan, 14 June 2022
TV Pakorn Prempak 2 tháng 2, 1993 (31 tuổi) 9 0 Thái Lan Port v.  Uzbekistan, 14 June 2022
TV Chaowat Veerachat 23 tháng 6, 1996 (28 tuổi) 5 1 Thái Lan BG Pathum United v.  Uzbekistan, 14 June 2022
TV Wisarut Imura 18 tháng 10, 1997 (27 tuổi) 2 0 Thái Lan Bangkok United Friendly Match May 2022 INJ
TV Lursan Thiamrat 18 tháng 9, 1991 (33 tuổi) 1 0 Thái Lan Nongbua Pitchaya v.  Suriname, 27 March 2022
Teerasak Poeiphimai 21 tháng 9, 2002 (22 tuổi) 2 0 Thái Lan Port v.  Đài Bắc Trung Hoa, 14 December 2022
Supachai Chaided 1 tháng 12, 1998 (25 tuổi) 27 5 Thái Lan Buriram United 2022 King's Cup
Suphanat Mueanta 2 tháng 8, 2002 (22 tuổi) 10 3 Thái Lan Buriram United 2022 King's Cup
Chayawat Srinawong 12 tháng 1, 1993 (31 tuổi) 4 0 Thái Lan Bangkok United v.  Uzbekistan, 14 June 2022
Chú thích
  • INJ Rút lui vì chấn thương.
  • SUS Bị cấm lên tuyển.
  • PRE Chỉ nằm trong danh sách sơ bộ.

Đối đầu

  • Dữ liệu được tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 (trước trận đấu với đội tuyển Indonesia)
Đối đầu với Lần đầu năm Gần nhất năm Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn bại Hiệu số
 Afghanistan 2015 2015 1 1 0 0 2 0 +2
 Úc 1982 2017 7 0 1 6 4 17 −13
 Bahrain 1980 2019 8 2 4 2 8 9 −1
 Bangladesh 1973 2012 14 9 3 2 29 11 +18
 Belarus 2017 2017 1 0 1 0 0 0 0
 Bhutan 2012 2012 1 1 0 0 5 0 +5
 Brasil 2000 2000 1 0 0 1 0 7 −7
 Brunei 1971 1997 7 6 1 0 33 5 +28
 Bulgaria 1968 1996 2 0 0 2 0 13 −13
 Campuchia 1957 1997 15 8 5 2 36 17 +19
 Cameroon 2015 2015 1 0 0 1 2 3 −1
 Cộng hòa Congo 2019 2019 1 0 0 1 2 3 −1
 Trung Quốc 2019 2019 1 0 1 0 1 1 0
 Đài Bắc Trung Hoa 1963 2015 9 4 1 4 16 16 0
 Cộng hòa Séc 1968 1968 1 0 0 1 0 8 −8
 Đan Mạch 2009 2010 2 0 1 1 2 5 −3
 Ai Cập 1998 1998 1 0 1 0 1 1 0
 Estonia 2000 2004 2 1 1 0 2 1 +1
 Phần Lan 1996 2000 4 3 1 0 11 3 +8
 Gabon 2018 2018 1 0 1 0 0 0 0
 Đức 2004 2004 1 0 0 1 1 5 −4
 Ghana 1982 1983 2 0 0 2 2 6 −4
 Guatemala 1968 1968 1 0 0 1 1 4 −3
 Hồng Kông 1961 2018 26 9 6 11 39 33 +6
 Ấn Độ 1962 2019 23 11 6 6 37 26 +11
 Indonesia 1957 2019 68 32 17 18 121 80 +41
 Iran 1972 2013 14 0 3 11 5 32 −27
 Iraq 1972 2017 17 2 5 10 18 45 −27
 Israel 1973 1973 1 0 0 1 0 6 −6
 Nhật Bản 1962 2017 19 1 3 15 11 49 −38
 Jordan 2004 2016 7 1 5 1 4 3 +1
 Kazakhstan 1998 2006 4 2 2 0 5 3 +2
 Kenya 1990 2017 2 2 0 0 3 1 +2
 Kuwait 1972 2014 12 4 1 7 18 30 −12
 Kyrgyzstan 2001 2001 1 1 0 0 3 1 +2
 Lào 1961 2010 12 10 1 1 45 14 +31
 Latvia 2005 2005 1 0 1 0 1 1 0
 Liban 1998 2014 7 3 2 2 12 15 −3
 Liberia 1984 1984 1 0 0 1 1 2 −1
 Libya 1977 1977 1 0 1 0 2 2 0
 Liechtenstein 1981 1981 1 1 0 0 2 0 +2
 Luxembourg 1980 1980 1 0 0 1 0 1 −1
 Ma Cao 2007 2007 2 2 0 0 13 2 +11
 Malaysia 1959 2019 97 29 31 37 136 140 −4
 Maldives 1996 2012 3 3 0 0 19 0 +19
 Malta 1981 1981 1 0 0 1 0 2 −2
 Maroc 1980 1980 1 0 0 1 1 2 −1
 Myanmar 1957 2017 48 20 14 14 89 62 +27
 Nepal 1982 2008 3 3 0 0 12 1 +11
 Hà Lan 2007 2007 1 0 0 1 1 3 −2
 New Zealand 1976 2014 5 2 2 1 9 7 +2
 Nigeria 1983 1983 1 0 1 0 0 0 0
 Bắc Ireland 1997 1997 1 0 1 0 0 0 0
 CHDCND Triều Tiên 1978 2017 20 5 4 11 18 32 −14
 Na Uy 1965 2012 2 0 0 2 0 8 −8
 Oman 1986 2019 10 4 1 5 10 9 +1
 Pakistan 1960 2001 5 4 0 1 16 7 +9
 Palestine 2011 2011 2 1 1 0 3 2 +1
 Papua New Guinea 1984 1984 1 0 0 1 1 4 −3
 Philippines 1971 2018 21 17 2 2 65 10 +55
 Ba Lan 2010 2010 1 0 0 1 1 3 −2
 Qatar 1992 2016 11 4 3 4 15 15 0
 Ả Rập Xê Út 1982 2017 16 1 1 14 9 42 −33
 Singapore 1957 2018 62 33 17 12 107 62 +45
 Slovakia 2004 2018 2 0 1 1 3 4 –1
 Nam Phi 2010 2010 1 0 0 1 0 4 −4
 Hàn Quốc 1961 2016 61 8 12 41 43 120 −77
 Sri Lanka 1979 2001 5 5 0 0 15 2 +13
 Thụy Điển 1962 2003 5 0 1 4 4 13 −9
 Syria 1978 2016 5 3 2 0 12 7 +5
 Tajikistan 2003 2003 2 1 0 1 1 1 0
 Đông Timor 2004 2018 2 2 0 0 15 0 +15
 Trinidad và Tobago 2003 2018 2 2 0 0 4 2 +2
 Turkmenistan 1998 1998 1 0 1 0 3 3 0
 UAE 1986 2019 11 2 3 6 11 16 −5
 Hoa Kỳ 1987 1987 1 0 0 1 0 1 −1
 Uruguay 2019 2019 1 0 0 1 0 4 −4
 Uzbekistan 1994 2017 8 5 0 3 18 15 +3
 Việt Nam 1957 2019 62 19 9 14 62 48 +24
 Yemen 1988 2007 6 2 4 0 9 5 +4
80 quốc gia 1948 2019 782 290 184 308 1201 1179 +22

Lịch thi đấu

2023

Thái Lan  v  Campuchia
4 tháng 1 năm 2023 Bảng A AFF Cup 2022 Thái Lan  3–1  Campuchia Pathum Thani, Thái Lan
19:30 UTC+7
  • Teerasil  45+2' (ph.đ.), 90'
  • Sumanya  50'
  • Chanthea  68'
Sân vận động: Sân vận động Thammasat Trọng tài: Omar Mohamed Al Ali (UAE)
Malaysia  v  Thái Lan
7 tháng 1 năm 2023 Bán kết lượt đi AFF Cup 2022 Malaysia  1–0  Thái Lan Kuala Lumpur, Malaysia
20:30 UTC+8
  • Faisal  11'
Chi tiết Sân vận động: Sân vận động Quốc gia Bukit Jalil Lượng khán giả: 62,989Trọng tài: Kim Dae-yong (Hàn Quốc)
Thái Lan  v  Malaysia
10 tháng 1 năm 2023 Bán kết lượt về AFF Cup 2022 Thái Lan  3–0  Malaysia Pathum Thani, Thái Lan
19:30 UTC+7
  • Teerasil  19'
  • Bordin  55'
  • Adisak  71'
Sân vận động: Sân vận động Thammasat
Việt Nam  v  Thái Lan
13 tháng 1 năm 2023 Chung kết lượt đi AFF Cup 2022 Việt Nam  2–2  Thái Lan Hà Nội, Việt Nam
19:30 UTC+7
  • Nguyễn Tiến Linh

 24'

  • Vũ Văn Thanh  88'
  • Poramet Arjvirai  48'
  • Sarach Yooyen  63'
Sân vận động: Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Thái Lan  v  Việt Nam
16 tháng 1 năm 2023 Chung kết lượt về AFF Cup 2022 Thái Lan  1–0  Việt Nam Pathum Thani, Thái Lan
19:30 UTC+7 Sân vận động: Sân vận động Thammasat

Huấn luyện viên

Các huấn luyện viên trong quá khứ
  • 1965-19??: Thái Lan Pratiab Thesvisarn
  • 1981-19??: Thái Lan Prawit Chaisam
  • 1983-19??: Thái Lan Yanyong Na Nongkhai
  • 1985-1986: Đức Burkhard Ziese
  • 1989-1991: Brasil Carlos Roberto de Carvalho
  • 1992-1994: Đức Peter Stubbe
  • 1994-19??: Thái Lan Worawit Sumpachanyasathit
  • 1995-19??: Thái Lan Chatchai Paholpat
  • 1996-1996: Thái Lan Arj-han Srongngamsub
  • 1996-1996: Thái Lan Thawatchai Sartjakul
  • 1997-1998: Thái Lan Withaya Laohakul
  • 1998-2002: Anh Peter Withe
  • 2003-2004: Brasil Carlos Roberto de Carvalho
  • 2004-2004: Thái Lan Chatchai Paholpat
  • 2004-2005: Đức Siegfried Held
  • 2005-2008: Thái Lan Charnwit Polcheewin
  • 2008-2009: Anh Peter Reid
  • 2009-2011: Anh Bryan Robson
  • 2011-2013: Đức Winfried Schäfer
  • 2013: Thái Lan Surachai Jaturapattarapong
  • 2013-2017: Thái Lan Kiatisuk Senamuang
  • 2017-2019: Serbia Milovan Rajevac
  • 1/2019-6/2019: Thái Lan Sirisak Yodyardthai (tạm quyền)
  • 2019-2021: Nhật Bản Nishino Akira
  • 2021: Thái Lan Anurak Srikerd (tạm quyền)
  • 2021-2023: Brasil Đức Alexandré Pölking
  • 2023-nay: Nhật Bản Ishii Masatada

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ Kể từ năm 2001, khi bóng đá nam ASIAD và SEA Games quy định độ tuổi tham dự là U-23, đội trẻ của Thái Lan có thêm 2 lần giành hạng tư Á vận hội và 7 lần đoạt huy chương vàng SEA Games.

Tham khảo

  1. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. ngày 4 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ Tifo Football (ngày 31 tháng 12 năm 2018). Asian Cup 2019: Last Chance for Thailand? (6:22). YouTube. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  4. ^ Văn Hưng (ngày 25 tháng 1 năm 2019). “Tuyển Thái Lan được thưởng đậm nhờ thành tích tại Asian Cup”. Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2019.
  5. ^ Roberto Mamrud. “Thailand – Record International Players”. RSSSF. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “Thaifootball.com (Friendly Matches)”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ “Thailand footballers Suree Sukha (R) and... Pictures | Getty Images”. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ “ASC2012: Thailand Go With Grand Sport - AFF - The Official Website Of The Asean Football Federation AFF – The Official Website Of The Asean Football Federation”. www.aseanfootball.org.
  9. ^ PCL., Post Publishing. “Kirins eye three points from trip to Sukhothai”. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2016.
  10. ^ “Warrix Official”. www.facebook.com.
  11. ^ “Thailand 2018 Home and Away Kits Released”. footyheadlines.com. ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.

Liên kết ngoài

  • thaifootball.com
  • fathailand.org Lưu trữ 2019-06-22 tại Wayback Machine
Danh hiệu
Tiền nhiệm:Giải chưa tổ chức Vô địch Đông Nam Á1996 Kế nhiệm:Singapore Singapore
Tiền nhiệm:Singapore Singapore Vô địch Đông Nam Á2000, 2002 Kế nhiệm:Singapore Singapore
Tiền nhiệm: Singapore Vô địch Đông Nam Á2014, 2016 Kế nhiệm: Việt Nam
Tiền nhiệm: Việt Nam Vô địch Đông Nam Á2020, 2022 Kế nhiệm:[chưa xác định]
  • x
  • t
  • s
Các đội tuyển bóng đá quốc gia châu Á (AFC)
Đông Nam Á (AFF)
  • Brunei
  • Campuchia
  • Đông Timor
  • Indonesia
  • Lào
  • Malaysia
  • Myanmar
  • Philippines
  • Singapore
  • Thái Lan
  • Úc
  • Việt Nam
Trung Á (CAFA)
  • Afghanistan
  • Iran
  • Kyrgyzstan
  • Tajikistan
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan
Đông Á (EAFF)
  • Guam
  • Hàn Quốc
  • Hồng Kông2
  • Ma Cao2
  • Mông Cổ
  • Nhật Bản
  • Quần đảo Bắc Mariana1
  • CHDCND Triều Tiên
  • Trung Quốc
  • Đài Bắc Trung Hoa
Nam Á (SAFF)
  • Ấn Độ
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Maldives
  • Nepal
  • Pakistan
  • Sri Lanka
Tây Á (WAFF)
  • Ả Rập Xê Út
  • Bahrain
  • Iraq
  • Jordan
  • Kuwait
  • Liban
  • Oman
  • Palestine
  • Qatar
  • Syria
  • UAE
  • Yemen
Giải thể
  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Việt Nam Cộng hòa
  • Nam Yemen
Thành viên cũ
  • Israel (gia nhập UEFA năm 1994)
  • Kazakhstan (gia nhập UEFA năm 2002)
  • New Zealand (thành lập OFC năm 1966)
1 Không phải là thành viên FIFA. 2 FIFA và AFC sử dụng tên gọi Hồng Kông và Ma Cao còn EAFF dùng tên gọi Hồng Kông, Trung Quốc và Ma Cao, Trung Quốc.
  • x
  • t
  • s
Bóng đá quốc tế
  • FIFA
  • Liên đoàn
  • Đội tuyển
  • Giải đấu
  • Cúp thế giới
    • U-20
    • U-17
  • Thế vận hội
  • Thế vận hội Trẻ
  • Đại hội Thể thao Sinh viên thế giới
  • Bảng xếp hạng thế giới
  • Giải thưởng FIFA The Best
  • Dòng thời gian
Châu Phi
  • CAF – Cúp bóng đá châu Phi
    • U-23
    • U-20
    • U-17
  • Khu vực (CECAFA, CEMAC, COSAFA, WAFU)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
  • Nations League
Châu Á
  • AFC – Cúp bóng đá châu Á
    • U-23
    • U-20
    • U-17
    • U-14
  • Khu vực (ASEAN, EAFF, SAFF, CAFA, WAFF)
  • Liên khu vực (AFF-EAFF)
  • Liên lục địa (UAFA, FAC)
Châu Âu
  • UEFA – Cúp bóng đá châu Âu
    • U-21
    • U-19
    • U-17
  • Nations League
Bắc, Trung Mỹ và Caribe
  • CONCACAF – Cúp Vàng
    • U-20
    • U-17
    • U-15
  • Nations League
Châu Đại Dương
  • OFC – Cúp bóng đá châu Đại Dương
    • U-19
    • U-16
Nam Mỹ
  • CONMEBOL – Cúp bóng đá Nam Mỹ
    • U-20
    • U-17
    • U-15
Không phải FIFA
  • CONIFA – Giải vô địch bóng đá thế giới ConIFA
  • Giải vô địch bóng đá châu Âu ConIFA
  • IIGA – Đại hội Thể thao Đảo
  • Hội đồng các liên bang mới Nam Mỹ (CSANF)
  • Liên minh bóng đá thống nhất thế giới (WUFA)
Đại hội thể thao
  • Đại hội Thể thao châu Phi
  • Đại hội Thể thao châu Á
  • Trung Mỹ
  • Trung Mỹ và Caribe
  • Đại hội Thể thao Đông Á
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng Pháp ngữ
  • Đảo Ấn Độ Dương
  • Đại hội Thể thao Đoàn kết Hồi giáo
  • Đại hội Thể thao Cộng đồng ngôn ngữ Bồ Đào Nha
  • Đại hội Địa Trung Hải
  • Đại hội Thể thao Liên châu Mỹ
  • Đại hội Thể thao Liên Ả Rập
  • Đại hội Thể thao Thái Bình Dương
  • Đại hội Thể thao Nam Á
  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á
  • Đại hội Thể thao Tây Á
Xem thêm Địa lý Mã Cầu thủ/Câu lạc bộ của thế kỷ Bóng đá nữ
  • x
  • t
  • s
Thái Lan Bóng đá Thái Lan
Hiệp hội bóng đá
Đội tuyển quốc gia
Nam
  • Nam
    • U-23
    • U-21
    • U-20
    • U-17
  • Bóng đá trong nhà
    • U-20
  • Bóng đá bãi biển
Nữ
  • Nữ
    • U-20
    • U-17
    • U-14
  • Bóng đá trong nhà
Hệ thống giải đấu
Nam
  • Thai League (T1)
  • Thai League 2 (T2)
  • Thai League 3 (T3)
  • Thailand Semi-Pro League (TS)
  • Thailand Amateur League (TA)
  • Thai League 4 (T4) (không còn tồn tại)
  • Provincial League (không còn tồn tại)
Nữ
  • Women's League (WL)
  • Thai Women's Division 1 League (D1)
Bóng đá trong nhà nam
  • Giải đấu Futsal
  • Futsal League Division 1
Bóng đá trong nhà nữ
  • The Championship Women's Futsal
Cúp quốc gia
Nam
  • Cúp FA Thái Lan
  • Cúp Liên đoàn bóng đá Thái Lan
  • Thailand Champions Cup
  • Thai Royal Cup (Kor
  • Khǒr
  • Khor
  • Ngor) (không còn tồn tại)
  • Thai Super Cup (không còn tồn tại)
Bóng đá trong nhà nam
  • FA Futsal Cup
  • Futsal Charity Shield
Dự bị và học viện
Nam
  • Thailand Youth League
  • Thailand University League
  • U-19 Thailand Championship
Nữ
  • Women's Thailand University League
Cúp châu lục
  • AFC Champions League (Kỷ lục)
  • Cúp AFC (Kỷ lục)
  • Mekong Club Championship
Triển lãm trò chơi
  • Thai League All-Star
  • Thailand Selection/Thailand XI
  • King's Cup
  • Queen's Cup (không còn tồn tại)
  • Cúp Ngoại hạng Toyota (không còn tồn tại)
  • Thailand Five's Futsal Tournament
Danh sách
  • Danh sách câu lạc bộ
  • Danh sách địa điểm
  • Cầu thủ nước ngoài
  • Huấn luyện viên
  • Đội vô địch
  • Địa điểm
  • Giải thi đấu
  • Kỷ lục

Từ khóa » Cúp Thái Lan