Dơi Và Chuột. (1) - PN-Hiệp

Trang

  • Trang chủ
  • Trang Multiply
  • Guest Book
  • Photo

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Dơi và Chuột. (1)

Tôi làm những con dơi và những con chuột bằng những sợi giấy vụn, một trò chơi của... mọi lứa tuổi, từ 7 đến... 70, miễn là mắt mũi chưa đến nỗi quá... kèm nhèm. Trò chơi cuốn những sợi giấy này thành những con vật nho nhỏ chim chóc, ve, dế, chó, mèo, chuột, tắc kè, chuồn chuồn, cánh cam, bọ ngựa... nói chung là những con vật ở quanh chúng ta, dễ thương hay đáng sợ... tôi đã làm lâu nay, có thời gian ngưng nghỉ để... thoát khỏi nó, bây giờ rỗi rỗi, tĩnh tâm ngồi làm lại, hình như cũng thấy khác. Con người ta chừng như thế, chẳng phải lúc nào cũng giống nhau, như... Ông trời vậy, lúc mưa, lúc nắng... Trong entry này tôi sẽ post lên hình ảnh những con dơi tôi đã làm bằng giấy trước, một trò chơi có lẽ giống như trò chơi Origami, nghệ thuật xếp giấy của người Nhật. Dơi và chuột hình như có họ hàng xa gần với nhau, tuy một con bay trên trời, còn một con chui rúc trong góc nhà, ít nhất cũng là qua hình dạng. Là loài hữu nhũ, dơi là động vật có vú duy nhất thực sự biết bay. Trong quá trình tiến hóa hàng triệu năm, chừng như có một loài chuột sống trên cây ăn côn trùng, hoa trái... phát triển đôi cánh, và bay vào không trung. Nhưng tại sao chúng lại chọn ban đêm để sống nhỉ? Săn mồi ban đêm có vẻ khó khăn hơn ban ngày nhiều. Nhưng không phải như vậy, ban đêm chúng lại bắt được nhiều côn trùng, hoa trái hơn, vì ít bị cạnh tranh hơn ban ngày... "Những cánh dơi lẻ loi mù trong bóng đêm dài..."*, nói đến những con dơi, tôi chợt nhớ đến một câu hát thời còn trẻ. Quả thật những con dơi mù trong bóng đêm, nhưng bù lại chúng phát triển một khả năng khác. Người ta làm một thí nghiệm, bắt những con dơi, bịt mắt thả vào một căn phòng tối đen có treo những quả chuông nhỏ, chúng bay mà không hề đụng vào những quả chuông. Ngoài thiên nhiên để sống được trong bóng đêm, chúng phát triển một khả năng khác để nhìn, như chúng ta đã biết đó là hệ thống nhận biết những tiếng dội của sóng siêu âm, để điều chỉnh đường bay, và điều này thì những con dơi là bậc thày của con người. Chúng ta bắt chước những con dơi để chế tạo ra radar, hữu dụng trong rất nhiều lãnh vực, dân sự, y tế, quân sự... Người Tây phương không thích những con dơi, giống gì chẳng phải chim cũng chẳng phải chuột, và trông mặt mũi chúng như... quỷ. Có những con dơi khá nhỏ nhưng chúng sống bằng cách hút máu những động vật to lớn như trâu, bò, chứ không xơi muỗi hay hoa quả, chẳng khác gì Dracula vậy. Cũng có những loài dơi rất to, như những con dơi ở chùa dơi Sóc Trăng, sải cánh của chúng đến cả mét. Cái chùa dơi này đáng chán, một ngôi chùa cổ cả trăm năm, mấy năm trước chẳng hiểu nhang đèn ra sao mà để cháy rụi... Nhưng người Trung Hoa lại thích con dơi, chúng ta thường thấy hình ảnh, phù điêu những con dơi ở nhiều nơi, chùa chiền, nhà cửa..., và một số nơi ở Việt Nam cũng thế. A ha, chẳng qua trong tiếng Hoa (hình như tiếng Quảng Đông), tiếng gọi con dơi đồng âm với chữ Phúc, cho nên người ta tin con dơi sẽ mang đến cho họ những điều tốt lành... * Trong bài hát "Tình khúc thứ nhất", thơ Nguyễn Đình Toàn, nhạc Vũ Thành An.

Bài cùng chủ đề:

22 nhận xét :

  1. Người Già Online11:06:00 25 thg 6, 2013

    Co' hoa tay qua' xa' ;)

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown15:02:00 25 thg 6, 2013

      Chút khéo tay, tựa như người làm con tò he :-))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  2. Unknown12:26:00 25 thg 6, 2013

    Bạn có tài quá, giỏi về mọi mặt (Có hoa tay thì tốt, nhưng đừng có hoa.... mắt... nhé hihihi)

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown15:04:00 25 thg 6, 2013

      Hihì, mắt may còn tốt để làm mấy cái tỉ mỉ...

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  3. Unknown13:44:00 25 thg 6, 2013

    Nhìn con dơi thực ngoài đời không thể nào có thiện cảm được , nhưng những con dơi xếp giấy của bác H đặt trên nền trang sách thì thật mỹ thuật (:

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown15:08:00 25 thg 6, 2013

      Những con dơi giấy đặt trên nền của mấy trang sách trông cũng hay ha, cũng có thể gọi là thêm chút nghệ thuật sắp đặt :-)))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  4. Nguyen Duy Nguyen20:09:00 25 thg 6, 2013

    Dơi xếp giấy mà lại phù hợp với tranh thuỷ mạc :)

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown20:11:00 25 thg 6, 2013

      Rất "ăn" với tranh thủy mặc :-)))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  5. Bulukhin21:12:00 25 thg 6, 2013

    1- Những con dơi giấy đặt bên cạnh thư pháp có triện đỏ, có cây lá, mới trông tưởng tranh cổ của Tàu.2- con dơi Tàu kêu bằng biên bức 蝙 蝠 (chữ bức có 1/2 chữ phúc nên có người đọc là biện phúc, na ná từ hạnh phúc) cho nên nhiều bức chạm trổ có 5 con dơi gọi là ngũ phúc lâm môn. Con dơi trên quả đào tiên gọi là lưỡng phúc trường tồn.3- Con dơi có cánh bay như chim, lại có vú cho con bú nên xếp nó vào loài nào xem cũng được. Bởi vậy hể ai thấy mạnh thì theo, thấy yếu là bỏ thì được gọi là phái biên bức.4- Thành ngữ "dở dơi dở chuột" để chỉ người làm việc không đến đầu đến đũa...

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown21:15:00 25 thg 6, 2013

      Cám ơn những luận rất hay của bác Bu về con dơi. :-))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  6. BỐSUSU22:12:00 25 thg 6, 2013

    bác Hiệp mà xếp giấy thì chỉ biết thán phục tài của bác thôi :)

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown22:18:00 25 thg 6, 2013

      Cái này không phải là Nghệ thuật xếp giấy Origami của Nhật Bản. Tôi đã "biến thể" từ trò chơi tranh làm thiệp "quilling" có nguồn gốc từ Châu Âu (cuốn những sợi giấy và ghép thành những hình thể như hoa lá, con thú và dán lên tấm bìa). Entry sau tôi sẽ post hình những con chuột nhắt vui hơn con dơi... :-)))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  7. Nang Tuyet22:34:00 25 thg 6, 2013

    Öi ...anh Hiệp khéo tay quá ! Trông thật hay !!!

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown22:44:00 25 thg 6, 2013

      Hìhì, cám ơn Nang Tuyet quá khen.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  8. dungNobita15:54:00 26 thg 6, 2013

    Rất độc đáo! Những vật xếp giấy đã độc, mà những nét thủy mạc, thư pháp... còn độc hơn! Đã in thành sách với bút danh Nghiêm Thức hay sao đó bác! (Méo mó nghề nghiệp một chút, các tác phẩm này ... có bán hông?) :D

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown17:23:00 26 thg 6, 2013

      Hihi, con dơi là do tôi làm bằng giấy, một trò chơi có thể nói là do tôi "sáng chế", biến thể từ trò chơi quilling (cuốn những sợi giấy để làm thành hình hoa cỏ, con thú, dán lên tấm giấy làm thiệp).Còn Tranh chăn trâu, hoặc thư họa, thư pháp là sách của người ta, tôi chỉ lấy làm "nền" cho mấy con dơi. :-))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  9. hongngoc blog09:07:00 27 thg 6, 2013

    Chỉ xin được khen cái khéo tay và phương pháp ngừa bệnh lão hóa của bác NHP, chuyện dơi chuột xin cho suy nghĩ thêm.

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown12:33:00 27 thg 6, 2013

      Ôi dơi chuột kệ tụi nó bác HN, thỉnh thoảng trở về tuổi thơ là được :-))

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  10. Thu Thủy 140115:38:00 27 thg 6, 2013

    Con dơi ở ngoài nhìn đen đen xấu xí, sợ lắm thế mà xếp hình của Bác trông lại dễ thương. Tâm hồn thế này còn...trẻ thơ lắm :D

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown15:57:00 27 thg 6, 2013

      Tôi chính là một đứa trẻ con... nhiều tuổi :D

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
  11. Unknown18:51:00 10 thg 1, 2014

    bạn ơi bạn bít làm con ngựa bằng quilling ko? mk mún làm 1 con nhưng chưa bít bắt đầu thế nào hjx...

    Trả lờiXóaTrả lời
    1. Unknown19:34:00 10 thg 1, 2014

      Chắc sắp năm Ngọ nên bạn muốn làm con ngựa bằng quilling? Tôi cũng chưa thử làm, nhưng đó là một ý kiến hay, có thời giờ tôi sẽ thử suy nghĩ. Cám ơn bạn.

      XóaTrả lời
        Trả lời
    2. Trả lời
Thêm nhận xétTải thêm... Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét ( Atom )

Chủ đề

  • Thủ công
  • Tản mạn tôn giáo
  • Du lịch
  • Hoa trái
  • Suy gẫm
  • Tản mạn

Hàng xóm

  • VŨ NHO NINH BÌNH Người thầy nặng lòng với nông dân, nông thôn - Người thầy nặng lòng với nông dân, nông thôn PGS.TS Vũ Nho23/11/2024 09:03 (GMT+7) GD&TĐ - Tôi biết Phạm Quang Long khi anh làm nghiên cứu sinh ở Đại họ...
  • văn việt Eduardo Galeano giới thiệu tác phẩm Ký ức của Lửa - *Nguyễn Hữu Việt Hưn*g dịch Năm 2021, tờ The Guardian xếp kiệt tác bộ ba *Ký ức của Lửa* của Eduardo Galeano đứng hàng thứ hai trong số 10 sử thi hàng...
  • Minht 21/9/24. Những vần thờ.. ơ cóc. Cóc.. viết cho ngày 21/9. - Cóc… viết cho ngày 21/9. Ngày 21/9 năm nay vào ngày Thứ Bảy. Lão chủ tịt hay quên nhất là lúc này, đầu óc hay quên lắm, ngày 21/9 năm nay, chủ tịt chễm c...
  • TỄU - BLOG Nguyễn Xuân Diện: NHƯ THANH NHẬT KÝ (TRỌN BỘ 7 KỲ) - Như Thanh nhật ký (2009) *Lâm Khang chủ nhân* Thưa chư vị, Hồi giữa năm 2008 Tây lịch, tôi và ông Thiền Phong, ông Chuyết Chuyết được cử đi Xứ Thanh ...
  • TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra? - Bản nháp (đã sửa chữa mười ba lần) tạm lưu ở đây. Xin các bạn đọc và góp ý giùm để sửa tiếp vài lần nữa. Cảm ơn rất nhiều.
  • Giao Blog Công dân mới của Đại Việt - tuyển thủ Nguyễn Xuân Son (Rafaelson, 1997, gốc Brazil) - *Son *có lẽ là lấy từ chữ "son" trong tên gốc Rafaelson. Có Nguyễn Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thay đổi toàn diện ! 183 cm và 93 kg (số đo năm 2018, hồi...
  • VanPham Thongdong KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH - Hạ Kim Quế hành hạ Hương Lăng *“KIM LĂNG THẬP NHỊ THOA PHÓ SÁCH” GỒM NHỮNG AI?* Ở hồi thứ năm Hồng Lâu Mộng, Tào Công thông qua giấc mộng của Giả Bảo ...
  • VƯƠNG-TRÍ-NHÀN Ngưỡng thấp của văn học - bài của Phạm Xuân Nguyên - https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0RUmBvsR6EWBbFhvC2kD1P9pMAyeE8sCArNeNN2gFx8pKqvFVTTMqKwHiBiEtXYVBl&id=100001402346694 Sau 50 nă...
  • Bố susu NHỮNG LÝ DO NÊN MUA VÀ KHÔNG NÊN MUA MÁY CHẠY BỘ - Bình thường Minh tui vẫn chạy bộ vào buổi sáng ngoài bờ kè kênh Nhiêu Lộc gần nhà mình. Dạo gần đây, ở nhà có đứa cháu nó béo tốt lên từng ngày và mất dần ...
  • Tuấn Công Thư Phòng “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ? - Gánh nước thuê Ảnh: ST HOÀNG TUẤN CÔNG Độc giả Lê Thanh Hải hỏi: “*Tôi đọc cuốn “Thành ngữ bằng tranh” của Nhà xuất bản Kim Đồng th...
  • Blog tan_262 - - CHUYỆN NGẮN 100 CHỮ CHỌN LOC. *Bữa cơm trưa* Hôm nay, khi đang ăn trưa ở một quán bình dân, tôi thấy một bác bán đồng hồ treo tường dạo, khoảng gần sá...
  • ghi chép 2222 - *(Truyện ngắn của Lý Lan) * *Tôi vẫn loanh quanh ở quê ngoại, trong một ngôi nhà nhỏ chung quanh có chút...
  • TTM Gốc Mai Rừng phong đầy tuyết trắng! - Từ thủa nhỏ đến tuổi già tôi đều sống ở miền nhiệt đới hai mùa mưa nắng, làm gì biết đến mùa đông, mỗi năm thấy gió heo may về lành lạnh đã cảm thấy thích...
  • Nắng Tuyết Bên lề cuộc sống (1) - Có lẽ cái khổ nhất trong cuộc tình của hai người đang yêu nhau hoặc trong đời sống vợ chồng là không tin tưởng nhau . Thật ra phụ nữ ai lại chẳng yêu chồng...
  • HƯƠNG NGÀN NỢ - *Truyện ngắn * Người đàn ông đấm thùm thụp vào chiếc quan tài, gào lên thảm thiết: - Trời ơi là trời! Bà đi để lại cho tui cục nợ, dừ mần răng đây trời! Mặ...
  • ký ức nhỏ Việt hóa - KHÚC I 1. Trong nền văn chương Miền Nam có thể loại truyện phóng tác. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về *phóng tác*; tôi tạm khoanh hẹp trong nghĩa "là m...
  • tuan's blog Thông báo "chuyển nhà" - Xin nhắc các bạn rằng tôi đã xong việc "chuyển nhà" sang website mới là www.nguyenvantuan.info. Từ nay, tất cả các bài viết mới sẽ được post vào trang blo...
  • TTM Gốc Mai GB Chỉ tại vì.. - Chỉ tại vì.. 🌸😇🌸 Chỉ tại vì bụi Nguyệt Quế đến hôm nay vẫn.. nở trắng cây.. Chỉ tại vì hương hoa thơm.. ngan ngát quá.. Chỉ tại vì những cánh hoa.. r...
  • Ma xó cận Bàn tay nhỏ dưới mưa - Griet “Tất cả đã đến, đã hiện hữu, rồi ra đi. Tự xoá nhoà theo tiếng thở rì rào của biển cả”. (Bàn tay nhỏ dưới mưa | Trương Văn Dân) ********* Người đàn...
  • GÓC NHÌN ALAN Người cha chỉ học hết lớp 3 đã thay đổi cuộc đời tôi như thế nào – Rick Rigsby - [image: jorge-lopez-284336-768x512] *Khi tôi đứng ngay sau cha mình nhìn cô ấy lần cuối, cha tôi đã nói với tôi 3 từ đã thay đổi cuộc đời tôi ngay trong ...
  • Ngọc Yến - https://plus.google.com/105043559354084814532/posts/iKTvZCbezRX?_utm_source=1-2-2
  • Có khi nào ... Đợi Nắng - Mỵ ngồi lặng yên nhìn vào khoảng không vô định. Cuối thu rồi. Cái lạnh se se cứ day day vào lòng mà nghít, mà nhéo. Xót cả dạ. Mỵ không biết mình phả...
  • ThuThuy1401 Thiền sinh ru nội kết - thơ Nhất Hạnh -
  • _giaolang trăng muộn - Có mấy ai mất công sức để chờ đón trăng mười tám? Hầu như nó bị lấn át bởi vẻ tròn đầy rực sáng của trăng 16, 15. Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đêm trăn...
  • Văn Hóa Phật Giáo Blog Tết và Mẹ - Tết và Mẹ – Nguyên Cẩn Xuân xa nhà- Nguyên Dũng Mẹ và đêm Giao thừa- Nguyễn Thanh Vũ Xuân Hội An-Nguyễn Miên Thượng Bóng quê-Phan Thành Minh Xuân tức […]
  • caycaumuathu điều giản đơn - 7hkém sáng xách cặp bước qua cánh cổng. Lấm tấm trên nền gạch lát vỉa hè, những viên tròn xanh đen không thể thờ ơ. Quay ngẩng đầu ngó lên ban công tầng 2...
  • Trương Quang Thứ Blog NHỮNG CÁNH CHIM BẤT TỬ - [image: Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH MÁY BAY SU 30] Những cánh chim bất tử Viết về các liệt sỹ Không quân hy sinh ngày 14,16/6/2016 Dẫu thời chiến hay ...
  • Marguerite Gửi lời thăm nàng Mona Lisa ở bảo tàng Louvre , Paris - Ít tuần trước nghe tin khu vực sông Seine ở Paris bị ngập lụt , bảo tàng Louvre phải đóng cửa , tôi đã có lời thăm hỏi nàng Mona Lisa trên facebook . Bản g...
  • Hồng Ngọc Du Xuân - "Xuân du phương thảo địa” (Thôi Hiệu) “Du Xuân” là chữ chị Thúy Hà, giảng viên Đại học Chulalongkorn dùng khi gửi thư mời tôi và một số bạn đi viếng Làng ...
  • BULUKHIN BÚT ĐÀM CUỐI NĂM - *Người bút đàm với bu tui* Chiều 23 tháng chạp, sau khi thả 3 ông cá chép xuống hồ để các vị vượt Vũ Môn lên báo công với Ngọc Hoàng, bu tui “thiền h...
  • Hòn sỏi ot.ta CHUYỆN VU VƠ - Ôi giời! Giật mình nhớ ra là hai ngày nay chưa tắm, thế có gay không cơ chứ. Thấy ngứa ngứa buồn buồn, cứ thấy cái triệu chứng này là sắp có thơ....
  • Ruchung RƯỢU NÀO RƯỢU LẠI SAY NGƯỜI... -
  • Toro RƯỚC TIẾN SĨ - Quê tôi từ xưa cho đến nay, Trung thu bao giờ cũng gắn liền với Tiến sĩ giấy. Tục đó chưa bao giờ đứt quãng, kể cả thời chiến tranh. Hồi nhỏ, từ đầu thán...
  • Mùa Thu Buồn. Khg hiểu nguyên nhân vì sao ?? - Trước đây vào Blog rất dễ và khg bị tình trạng nó quay vòng vòng , còn bậy giờ trong thời gian qua mỗi lần tui vào nhà mình đều rất ...
  • Ăn cơm mới, nói chuyện cũ......-Tục Ngữ- Làng quê - Chiều hôm nay, có đứa cháu đi học về hỏi: Chú ơi! Mùa Xuân là mùa nào hả chú? Có phải sắp Tết rồi không?”. Sau một hồi giảng giải cho đứa cháu hiểu thì...
  • như thị thông - Mầy mò miết trong bế tắc, rồi nó cũng tìm thấy cái cánh cửa thoát hiểm... Hic... nhưng không biết thoát được cái hiểm này rồi nó có rơi vào cái hiểm khác...
  • TORO's GB NGHĨ VỀ GIÀN KHOAN NGANG NGƯỢC CỦA TÀU - Trong những ngày qua, tâm trạng chúng ta là buồn phiền, lo âu, căm giận, phẫn nộ... trước hành vi ngạo ngược của Tàu, mang giàm khoan khủng vào vùng biển...
  • Tuyết Mai Tìm phao cho lòng trung thực. - Nhân đọc bài báo " Tôn vinh người ngay thẳng để chống giả dối " trên báo Tuổi trẻ ngày Chủ nhật hôm nay, tôi xin trích một đoạn trên báo Văn hóa Phật giáo...
Hiển thị Tất cả

Lưu trữ Blog

Lưu trữ Blog tháng 3 ( 1 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 1 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 10 ( 3 ) tháng 9 ( 2 ) tháng 8 ( 3 ) tháng 7 ( 1 ) tháng 5 ( 2 ) tháng 4 ( 2 ) tháng 3 ( 3 ) tháng 2 ( 1 ) tháng 1 ( 3 ) tháng 12 ( 3 ) tháng 11 ( 5 ) tháng 10 ( 4 ) tháng 9 ( 4 ) tháng 8 ( 5 ) tháng 7 ( 6 ) tháng 6 ( 11 ) tháng 5 ( 8 ) tháng 4 ( 9 ) tháng 3 ( 7 ) tháng 2 ( 8 ) tháng 1 ( 9 ) tháng 12 ( 13 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 13 ) tháng 9 ( 8 ) tháng 8 ( 18 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 9 ) tháng 5 ( 9 ) tháng 4 ( 5 ) tháng 3 ( 13 ) tháng 2 ( 18 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 14 ) tháng 11 ( 9 ) tháng 10 ( 7 ) tháng 9 ( 7 ) tháng 8 ( 10 ) tháng 7 ( 13 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 12 ) tháng 4 ( 12 ) tháng 3 ( 11 ) tháng 2 ( 13 ) tháng 1 ( 14 ) tháng 12 ( 11 ) tháng 11 ( 10 ) tháng 10 ( 12 ) tháng 9 ( 10 ) tháng 8 ( 13 ) tháng 7 ( 12 ) tháng 6 ( 12 ) tháng 5 ( 15 ) tháng 4 ( 17 ) tháng 3 ( 14 ) tháng 12 ( 1 ) tháng 11 ( 1 )

Khách ghé thăm

Sparkline

Phạm Ngọc Hiệp

Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Xem nhiều

  • Cồng và Chiêng có khác nhau không? Phụ nữ Mường đánh Chiêng. Ảnh Internet. Trong entry "Tiếng cồng chiêng" mới đây, ông bạn dungNobita (tôi hay gọi là cụ Nô)...
  • Một số từ ngữ vay mượn từ tiếng Pháp trong tiếng Việt. Xe lô (xe trắc xông) xưa ở Saigon (xe màu đen phía bên tay phải xe xích lô). Ảnh Internet. Trong entry trước tôi có nói chuyện phiếm v...
  • Bánh da lợn. Một ổ bánh da lợn cắt thành từng miếng nhỏ. Ảnh Internet. Để kết thúc loạt bài viết về mấy món bánh ăn chơi dân dã của hai miền Nam - ...
  • Banh chành. Sáng nay gặp người quen hỏi: "Banh chành là gì?". Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi này, bởi cái từ "Banh chành" này lâu...
  • Tên xưa của một số quốc gia.  Ảnh Internet. Đọc bên nhà bác Hồng Ngọc thấy có nói về những cái tên cũ của một số nước mà bây giờ ít thấy ai nói hay viết, Chẳng hạn...
  • Phương ngữ miền Bắc trong một vài bài thơ của Nguyễn Bính. Hái chè. Ảnh Internet. Ở bài trước thử bàn về chữ "giầu" và "trầu" là "trầu cau", trong câu thơ "Thô...
  • Tiếng cồng chiêng. Ảnh 1: Cồng chiêng và rượu ghè là hai thứ không thể thiếu trong cuộc sống của người Thiểu số Tây nguyên. Ảnh Internet. Nhắc đến Tây n...
  • Nhặt nhạnh chữ nghĩa. Tôi đọc lại một quyển sách của một tác giả khá nổi tiếng hay viết về những vấn đề có liên quan đến chữ nghĩa (sách mới xuất bản năm 201...
  • Tiểu thuyết ba xu. Sérénata. Ảnh của NangTuyet. Bây giờ tôi ít khi nghe ai nói đến mấy từ "Tiểu thuyết ba xu", nhưng các bạn nào ở Saigon trướ...

Nhận xét mới

Theo nhau

Từ khóa » Dơi Và Chuột Có Cùng Họ Không